Cũng có những trường hợp người sở hữu những vết bầm đó không xử lý vết thương khi bị bầm dập ngay và đúng cách, hoặc bởi vết bầm đó không đau nên bỏ qua việc tìm cách trị vết bầm nên khó phát hiện những nguy hiểm phía sau. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra 10 cách trị vết bầm ngay tại nhà thật nhanh và hiệu quả, cùng các chú ý cần khi vết bầm tím lâu tan, hãy lưu lại và áp dụng ngay khi cần nhé.

Vết bầm tím do đâu mà có

Khi vùng da trên cơ thể bị va đập mạnh, các mạch máu sẽ bị vỡ. Vì không rách da nên trường hợp bị nhiễm trùng không xuất hiện nhưng hiện tượng chảy máu trong cũng sẽ để lại một khoảng màu sắc bất thường ở nơi bị tổn thương. Những vùng bị chảy máu trong đó sau một thời gian ngắn sẽ tụ lại, chuyển dần từ màu đỏ tươi của máu sang màu xanh hoặc tím đậm, gọi là vết bầm. Ban đầu vết bầm xuất hiện cùng cảm giác đau nhói, dần dần để cơ thể tự phục hồi thì cơn đau cũng giảm bớt và vết bầm cũng mờ đi. Để rút ngắn thời gian lành lại vết thương do va đập cũng có một số cách dễ dàng hơn thay vì chịu đau lâu ngày nhưng một khi đã là những vết bầm lâu tan cùng các dấu hiệu đi kèm, nhất định phải tìm tới bác sĩ trong thời gian ngắn nhất.

 

cach-tri-vet-bam-tim-ngay-tai-nha

Có nhiều cách để trị vết bầm tím ngay tại nhà

10 cách xử lý tan nhanh vết bầm tím

Hãy cùng tìm hiểu cách trị vết bầm để giảm sưng đau cũng như nhanh tan tụ máu đối với trường hợp bị va đập mạnh nhé.
 

1. Đá lạnh

Ngay khi vừa bị va đập, việc đầu tiên nên làm là chườm lạnh lên vùng bị tổn thương. Việc này giúp giảm lượng máu lưu thông ở vùng da đó, gây tê mạch máu để cảm giác bớt đau, cũng như làm hạn chế sưng tấy. Lưu ý rằng để tránh bỏng lạnh khi dùng cách chườm lạnh lên vết bầm thì không lăn đá trực tiếp mà cần bọc đá vào khăn sạch hoặc cho đá vào túi vải, chườm liên tục từ 10 đến 15 phút, mỗi lần chườm cách nhau 1 giờ đồng hồ, chườm ít nhất 4 lần trong một ngày.

 

2. Trứng luộc

Sau khoảng 2 ngày kể từ khi thực hiện chườm lạnh mới có thể chườm nóng. Dùng trứng luộc chín, nhân khi trứng còn hơi nóng thì áp vào vùng bầm tím. Do cấu tạo của vỏ trứng có những lỗ bé li ti cùng áp lực sau khi luộc chín, trứng sẽ hút máu tụ ở dưới da vào bên trong. Đây là cách tri vết bầm được truyền lại từ xa xưa đến bây giờ vẫn có tác dụng hiệu quả và an toàn, nhất là đối với nơi bị bầm nhạy cảm khó có thể bôi thuốc như vùng mắt, má, trán.

 

3. Dầu nóng

Khi muốn tìm cách trị vết bầm tím thì sử dụng dầu nóng đem lại hiệu quả khá tốt. Nhưng thời điểm xoa bóp nhằm tan vết bầm bằng dầu nóng cũng phải sau khi đã hoàn tất chườm lạnh. Nhiều người vẫn thường nhầm lẫn với việc khi bị va đập phải xoa dầu hay mật gấu ngay lập tức, nhưng nếu làm như vậy sẽ càng làm da tổn thương, càng thêm chảy máu trong, gây ra tình trạng nhiễm trùng.

 

4. Nghệ tươi

Thành phần chính từ nghệ có khả năng giảm đau, lưu thông máu, kháng khuẩn cao và làm mờ vết bầm tím. Đem nghệ tươi giã nhuyễn rồi trộn với một chút phèn chua, đắp trực tiếp hỗn hợp lên vị trí bị thương sẽ khiến bầm tím tan đi nhanh chóng

 

5. Hành tây

Một trong những cách trị vết bầm đơn giản nhất là dùng hành tây. Cắt từ củ hành tây tươi một lát mỏng, đặt lên trên vết bầm trong vài giờ. Thực hiện cách này vài ngày liên tục, vùng da bị bầm sẽ dần sáng màu hơn. 

 

6. Dứa tươi

Ngoài việc là loại hoa quả có tính thanh nhiệt, dứa cũng có thể dùng để chữa vết bầm tím. Trong dứa có một chất rất cần thiết cho việc trị vết thương. Tương tự như khi dùng hành tây, cũng cắt lát dứa mỏng để đắp lên vùng bị tím bầm. Chất lỏng từ dứa sẽ giúp sản xuất các mô mới thay thế mô cũ bị tổn thương, từ đó làm tan tụ máu và mờ vết bầm.

cach-tri-vet-bam-bang-dua

Dứa có tác dụng trị bầm hiệu quả

 

7. Thả lỏng cơ thể

Khi bị thương mọi người thường hay căng thẳng khá nhiều. Nhưng việc này càng khiến cơ thể tiết ra nhiều dịch làm cơ thể thêm đau đớn hơn, và thực tế là lo lắng cũng không khiến vết thương ổn định hơn. Vậy nên khi nhận thấy vết bầm tụ máu hay vừa bị va chạm mạnh cũng cần thả lỏng cơ thể, tránh suy nghĩ quá nhiều và tập trung vào việc tìm kiếm giải pháp chữa trị cũng như nghỉ dưỡng phù hợp.

 

8. Mát-xa nhẹ nhàng

Việc tác động lên vết bầm bằng cách xoa bóp chỉ nên thực hiện khi chúng đã cách xa giai đoạn mới bị tổn thương. Sau khi thả lỏng cơ thể, dùng một chút tinh dầu tự nhiên hoặc cũng có thể dùng dầu nóng, nhẹ nhàng mát xa xung quanh để quên đi sợ hãi và thúc đẩy việc lưu thông máu ở vùng bị bầm tím.

 

9. Tắm nắng

Nhiều người cho rằng tiếp xúc với ánh nắng sẽ làm tổn hại da. Nhưng những tia nắng đầu tiên lại thực sự có ích đối với làn da, nhất là khi da đang bị tổn thương. Hãy dậy sớm hơn và để nơi bị bầm tím được tắm nắng, vào khoảng 6 đến 7 giờ sáng là tuyệt vời nhất. Bên cạnh đó cũng tránh phơi nắng sau 8h sáng vì đúng là từ thời gian đó ánh nắng chuyển sang gay gắt không còn tốt để điều trị nữa.

 

10. Bổ sung vitamin C và K

Vitamin C giúp tăng sức đề kháng và phát triển collagen nhằm làm lành vết thương nhanh chóng. Còn vitamin K có ích trong việc điều trị đông máu, tan bầm hồi phục mô trong cơ thể. Ngoài việc ứng dụng các cách trị vết bầm bên ngoài, hãy bổ sung thêm thật nhiều rau củ quả trong bữa ăn hàng ngày, đặc biệt là những thực phẩm giàu vitamin K như các loại rau có màu xanh đậm, và thực phẩm giàu vitamin C như các loại quả có vị chua

 

Tìm đến cơ sở y tế khi nào?

 

Thường thì vết bầm tím sẽ lành lại hoàn toàn sau khoảng 2 đến 3 tuần. Tuy nhiên trường hợp vết bầm mãi không tan hoặc xuất hiện không rõ nguyên nhân thì lại ẩn chứa nhiều nguy cơ phía sau, ví dụ như bệnh khó đông máu, đái tháo đường hay ung thư máu cũng đều có dấu hiệu nhỏ từ những vết bầm tím. Với những lưu ý dưới đây, hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế để thăm khám nhanh nhất.

 

- Vết bầm sưng và gây đau đớn thời gian dài

 

- Vết bầm xuất hiện kèm cảm giác thường xuyên mệt mỏi, khát nước, đi tiểu liên tục

 

- Có vết bầm tím thường xuyên, không rõ nguyên nhân và trải dài ở nhiều bộ phận cơ thể

 

- Vết bầm tím kèm sốt cao, đổ mồ hôi đêm, đau nhức xương

 

- Vết bầm tím kèm theo chảy máu bất thường tại những bộ phận khác trong cơ thể như mũi, nướu, trong nước tiểu hoặc phân.