Ngoài những lợi ích nổi bật của phương pháp làm đẹp này, có một số nhỏ trường hợp xuất hiện bầm tím vì điêu khắc chân mày. Để giải thích về nguyên nhân cũng như đi tìm cách thức xử lý nếu đôi chân mày có chút vướng mắc trước khi trở nên hoàn hảo, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Điêu khắc chân mày là gì?

Đây là một phương pháp cải tiến của phun thêu chân mày. Khi tiến hành bác sĩ sử dụng một loại dao chuyên biệt, trong ngành gọi là dao điêu khắc. Cùng những kỹ thuật chuyên môn, loại dao này được sử dụng để đưa mực xăm xuống dưới da ở vùng lông mày. Quá trình thực hiện yêu cầu sự tỉ mỉ cao độ, để tạo dáng những sợi lông mày từ mực in đan xen với các sợi lông mày thật, biến hoá đường chân mày trở nên dài mượt và sắc nét. Khác với việc xăm lông mày, phương pháp điêu khắc khiến đường chân mày tự nhiên hơn mà không cần tạo khung bao xung quanh. Ngoài ra có thể kể thêm về ưu điểm của điêu khắc chân mày đó là quá trình thực hiện do có sử dụng thuốc tê cùng dụng cụ là dao chuyên dụng siêu nhỏ, giúp giảm bớt nỗi lo sợ đau khi làm đẹp. Điêu khắc chân mày có thể coi là cách lựa chọn hàng đầu khi các chị em muốn thay đổi chân mày theo chiều hướng tích cực và nhẹ nhàng nhất.

Biểu hiện bầm tím vì điêu khắc chân mày có nguy hiểm không?

So với các cách chỉnh sửa lông mày khác, việc điêu khắc đã giảm tối đa rủi ro tác động tới vùng da bởi công nghệ và kỹ thuật tiên tiến. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp khi lựa chọn phương pháp này vẫn xuất hiện bầm tím. Sau tác động của lưỡi dao và mực in đi vào vùng dưới da có thể gây nên chút phản ứng vì sự thay đổi này, ví dụ da ửng đỏ, ngứa nhẹ. Nhưng những biểu hiện trên chỉ kéo dài trong vòng 2 đến 3 ngày đầu tiên và biến mất sau đó khi vùng da ở chân mày đã được làm quen với mực in và đường điêu khắc ổn định hơn. Nếu có dấu hiệu bị bầm tím vì điêu khắc chân mày, như sưng đỏ, đau đớn, màu sắc da lâu dần có màu tím đậm, ngứa ran khó chịu bứt rứt nhiều hơn 3 ngày thì rất nguyên nhân rất dễ nằm trong danh sách sau:

Cơ địa

Nhiều người có dòng máu khó lành vết thương, theo dân gian gọi là có “cơ địa độc”, tức là bẩm sinh da và máu khó thích nghi với tác động bên ngoài. Trường hợp này hầu hết do bẩm sinh, vậy nên khi thực hiện các phương pháp làm đẹp bằng cách tạo lực, thay đổi nhờ dao kéo cũng cần cân nhắc. Việc những người có cơ địa khó lành tiến hành làm đẹp và xuất hiện bầm tím sau khi điêu khắc chân mày nên hỏi ý kiến bác sĩ để và kỹ tính trong việc chăm sóc sau đó sẽ giúp hạn chế mức độ nặng nề của vùng bầm tím, giảm đau và mau lành khi xăm.

Tay nghề bác sĩ

70% các ca làm đẹp hay phẫu thuật thẩm mỹ nói chung đều dựa vào tay nghề của bác sĩ. Một bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm sẽ mang tới đường chân mày tương xứng hơn, hoàn hảo hơn và ít xảy ra biến chứng. Nếu sau đó có thấy vùng bầm tím vì điêu khắc chân mày, không thể loại trừ khả năng do tay nghề của bác sĩ. Do vậy hãy lựa chọn một cơ sở uy tín, được chứng nhận đạt chuẩn y tế, hỏi thăm thông tin về bác sĩ trước khi giao lại khuôn mặt của mình.

bam-tim-vi-dieu-khac-chan-may-do-tay-nghe-bac-si

Tay nghề bác sĩ ảnh hưởng lớn tới kết quả làm đẹp

Mực xăm kém chất lượng

Trường hợp điêu khắc hay phun xăm gặp sai hỏng cũng có nhiều khả năng do chất lượng mực được đưa vào da. Mực xăm bị làm giả, hoặc dùng loại kém chất lượng dễ gây ra ảnh hưởng tiêu cực khi thực hiện làm đẹp. Đây là thành phần được dùng để đưa trực tiếp vào cơ thể, vì thế nhất định phải đảm bảo được sự an toàn. Hãy kiểm tra thông tin, xuất xứ ghi trên vỏ chai, xem chai có nguyên vẹn trước khi sử dụng không, hoặc yêu cầu cơ sở cung cấp giấy chứng nhận nguồn gốc. Thậm chí có thể thử trước mực lên da xem có phản ứng gì trước khi tiến hành xăm toàn bộ đường chân mày.

Chăm sóc chân mày như thế nào khi bị bầm tím?

Với các chia sẻ ở trên, sẽ giúp chị em giảm bớt nguy cơ bị bầm tím vì điêu khắc chân mày. Trường hợp đã hoàn tất quá trình điêu khắc về, cũng hãy chú ý về việc chăm sóc sau đó để tránh biến chứng cũng như giúp đường chân mày mau phục hồi hoàn hảo.

Vệ sinh hàng ngày

Dùng khăn sạch thấm nước muối sinh lý để loại bỏ bụi bẩn trên đường chân mày. Hạn chế vận động để chảy mồ hôi, cũng như tránh dùng mỹ phẩm hoặc rửa nước trong những ngày đầu tiên sau khi điêu khắc. Hãy nghỉ ngơi nhiều hơn trong giai đoạn đầu. Không nên dùng tay chạm vào đường chân mày mà hãy để chúng được lành lại tự nhiên.

Bổ sung nhiều vitamin C, K

Vitamin C và K đều hỗ trợ xuất sắc cho việc chống sưng viêm, giảm bầm tím. Các loại vitamin này có nhiều trong rau củ quả tươi. Sau khi hoàn tất quá trình làm đẹp, để tránh bầm tím vì điêu khắc chân mày hãy dùng thêm đa dạng các loại quả hay rau củ, đặc biệt những loại có vị chua và rau có màu xanh đậm. Ngoài ra có thể bổ sung bằng các loại nước ép, sinh tố hoặc viên vitamin dạng nén với đầy đủ nguồn gốc xuất xứ.

Những thực phẩm tuyệt đối không dùng

Thịt bò, rau muống, trứng, thịt gà, hải sản đều là những món ngon bổ dưỡng, nhưng khi da vừa được tác động dưới dạng dùng dao để can thiệp thì dù là những vết rất nhỏ cũng không nên sử dụng. Đây là danh sách các loại thực phẩm gây ngứa ngáy, lâu lành vết thương, dễ mưng mủ nhiễm trùng cũng như để lại sẹo thâm sẹo lồi rất mất thẩm mỹ. Trong thời điểm 2 tuần sau khi điêu khắc, để tránh bị bầm tím chị em không nên dùng những món ăn kể trên, mà nên dùng thịt nạc heo và các loại hạt để đảm bảo sự lành tính.

tranh-bam-tim-vi-dieu-khac-chan-may-nho-thuc-pham

Sở hữu đường chân mày đẹp hoàn hảo nhờ thực phẩm lành tính

Không sử dụng chất kích thích

Ngoài những thực phẩm không nên dùng kể trên, các loại chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê cũng không nên được sử dụng trong giai đoạn vừa mới điêu khắc chân mày. Bởi tác hại gây kéo dài thời gian phục hồi, nhiễm trùng hay những vùng bầm tím trên đường chân mày nhưng nhiều người vẫn sử dụng những chất kích thích này. Vậy nên bầm tím khi làm đẹp đôi khi lại do sự chủ quan.