Tuy nhiên cũng có một số người khi gặp chấn thương vẫn không giữ gìn hay điều trị sớm nên dẫn tới tình trạng vết bầm tím mãi không giảm đau hoặc bị hình thành sẹo thâm, sẹo lồi rất mất thẩm mỹ. Ở bài viết này hãy cùng tìm hiểu tại sao vết thương lại gây ra vùng bầm tím cũng như nắm vững một số lưu ý để giảm sưng tấy thật nhanh chóng tránh kéo dài thêm tổn hại nhé.

Nguyên nhân của vết thương sưng tấy

Sưng bầm là cách gọi theo dân gian chỉ những vết thương sau va đập đã bị tổn hại, nhưng chưa tới mức quá nặng như gãy xương. Các cấu trúc về gân, cơ không có gì đáng ngại khi vết thương mới bị sưng bầm. Nhưng vì vẫn là dạng tổn thương phần mềm nên khi xuất hiện bầm tím tức là mao mạch đã bị vỡ, gây ra chảy máu trong mô mềm. Nếu kèm với hiện tượng sưng tấy cũng chứng tỏ vi khuẩn đã xâm nhập và có nguy cơ nhiễm trùng.

Vết thương bị sưng tấy bầm tím phải làm sao cho nhanh tan?

Những vết bầm nhỏ có thể sẽ tự tan từ từ, ban đầu chúng có màu đỏ hồng rồi dần chuyển sang xanh tím. Trường hợp cảm giác vùng bị thương hơi sưng lên, buốt nhói khi chạm vào lại càng cần nhiều thời gian hơn để phục hồi. Với những tình trạng như vậy có thể áp dụng ngay một số cách làm giảm sưng tấy bầm tím hiệu quả sau đây.

giam-sung-tay-nhanh-chong-ngay-tai-nha

Cách làm giảm sưng tấy nhanh chóng ngay tại nhà

1. Chườm đá lúc mới bị thương

Ngay tại lúc vừa xảy ra va đập, khi các mao mạch vừa bị vỡ do tổn thương, hãy lấy vài viên đá nhỏ cho vào túi vải và chườm lên vết thương. Việc này sẽ giúp mạch máu được co lại, làm chậm quá trình thấm máu ra các mô xung quanh, cũng như làm tê nhẹ vết thương, tạo cảm giác bớt đau. Khi thực hiện chườm lạnh trong vòng 24 giờ đầu tiên kể từ lúc vừa xuất hiện vết thương sẽ giảm sưng tấy đáng kể khả năng và hạn chế tình huống bị nhiễm trùng về sau.

2. Cẩn thận khi chườm nóng

Vẫn còn khá nhiều người tin rằng việc thoa dầu nóng hay chườm túi nước nóng lên vết thương khi vừa bị té ngã, va đập xước xát sẽ làm giảm đau tan bầm nhanh chóng. Nhưng khi thực hiện như vậy vết đau không những không giảm sưng tấy mà còn đau hơn, bầm máu rộng hơn và mãi không có tiến triển. Đó là vì khi mạch máu cần được hạ nhiệt lúc vừa bị vỡ lại gặp thêm sức nóng từ bên ngoài, càng khiến vết thương khó chữa trị hơn. Vậy nên thay vì chườm nóng ngay, hãy mang lại cảm giác được xoa dịu bằng đá lạnh, sau đó 1 tuần khi mà vết bầm đã ổn định hơn hãy bắt đầu sử dụng tới dầu.

3. Lựa chọn quần áo phù hợp

Những trang phục bó sát hay có kích thước nhỏ hơn so với cơ thể sẽ ôm chặt vào người, chúng khiến các hoạt động thường ngày bị hạn chế, và cũng sẽ cọ xát vào vùng bị sưng đau nhiều hơn. Khi gặp phải chấn thương nói chung hãy chọn lựa bộ quần áo rộng rãi hơn với chất vải mềm để cơ thể luôn khô thoáng và cũng là tạo không gian giúp vùng sưng đau được lưu thông, đẩy nhanh quá trình bình phục.

4. Uống nhiều nước

Cơ thể khô hạn làm việc trao đổi chất khó khăn hơn, làn da bị khô và vết thương cũng khó tan bầm. Để hỗ trợ cho việc loại bỏ độc tố nhằm chống viêm nhiễm, giảm sưng tấy sau khi bị va đập, hãy bổ sung từ 6 đến 8 ly nước mỗi ngày. Bên cạnh đó việc tiếp nước đầy đủ cho cơ thể cũng là thói quen tốt cần duy trì giúp nâng cao sức khoẻ nói chung từ trong ra ngoài.

uong-nhieu-nuoc-lam-giam-sung-tay

Uống nhiều nước sẽ loại bỏ độc tố, làm giảm sưng tấy

5. Hạn chế hoạt động mạnh

Hãy để vùng da thịt hay cơ xương bị chấn thương được nghỉ ngơi nhiều hơn. Dù bầm tím không phải dạng chấn thương quá nặng nhưng cũng không nên coi thường mà tiếp tục để lực tác động lên chúng. Ngoài việc chạm tới sẽ có cảm giác đau buốt khó chịu, vùng bị tổn thương sẽ không có đủ thời gian để lành lại. Những hoạt động thể chất hay động tác sinh hoạt nếu cần sử dụng đến nhiều lực thì không nên thực hiện. Cùng với đó nên kê cao vùng bị bầm tím như chân, tay bằng gối mềm để máu được lưu thông dễ dàng hơn. Hay kể cả việc dành thời gian nằm thẳng để cơ thể thư giãn cũng là một cách khá đơn giản để làm giảm sưng tấy.

6. Dùng hành tây

Hành tây là một loại thuốc tự nhiên lành tính. Trong hành có chứa chất làm giảm sưng viêm rất hiệu quả. Dân gian vẫn thường truyền tai nhau về việc lấy một củ hành tây tươi, thái lát mỏng và đắp lên vết thương bị bầm tím giúp kháng khuẩn, hỗ trợ lưu thông máu và tan bầm. Kiên trì đắp hành tây lên vết thương, cố định lại bằng vải sạch và đắp lượt mới sau mỗi đêm sẽ thấy sự khác biệt.

7. Giảm sưng bằng dứa tươi 

Không chỉ là một loại quả có tính mát, dứa cũng có tác dụng chữa nhiều bệnh tật nhưng ít người biết đến. Đối với mong muốn làm giảm sưng tấy, hãy cắt một lát dứa và đắp lên vết thương. Các enzym đặc biệt trong miếng dứa sẽ tiết ra làm tan bầm tím, bớt sưng đau và rút ngắn thời gian bình phục.

8. Bổ sung thêm vitamin K và C

Giảm sưng tấy không chỉ nhờ vào các mẹo dùng ngoài da mà chữa trị từ bên trong cũng là cần thiết. Khoa học chỉ ra rằng vitamin K và C đặc biệt tốt cho vết thương bị bầm tím hay sưng đau. Tăng thêm các loại rau có màu xạnh đậm (như bắp cải, cải xoăn, măng tây, dưa chuột, xà lách...), các loại quả có tính chua (như ổi, dâu tây, kiwi, cam, chanh, dứa...) sẽ giúp ích rất nhiều trong việc giảm đau, tiêu sưng và chống viêm.

9. Không tuỳ ý dùng thuốc kháng sinh

Khi bắt đầu có biểu hiện tấy đỏ, nhiều người đã nhanh chóng sử dụng loại kháng sinh quen dùng để chống viêm tiêu sưng. Điều này rất nguy hiểm vì việc sưng bầm là thường xuyên xảy ra trong cuộc sống, có rất nhiều cách đơn giản hơn để chữa bầm giảm sưng thay vì uống kháng sinh khi không hiểu rõ về thành phần hay công dụng của thuốc. Những nguy cơ về dị ứng thuốc, thuốc hết hạn, các dạng vết thương bị chống chỉ định dùng một loại thuốc nhất định không chỉ gây nhiều khó khăn hơn khi điều trị giảm sưng tấy mà còn mắc phải một số vấn đề khó lường khác. Vậy nên đừng tự ý dùng thuốc kháng sinh khi không thực sự hiểu rõ về công dụng, liều lượng hay cách sử dụng.