1. Nhận biết các vết bầm tím do chơi thể thao

Vết bầm tím hoặc thâm tím là hiện tượng chảy máu dưới da hoặc trong mô xung quanh. Khi có chảy máu hoặc tụ máu dưới da do các mạch máu bị tổn thương sẽ tạo ra những vết bầm đen trên da.

Phần lớn các vết bầm tím khi chơi thể thao thường không bị trầy xước nên không có nguy cơ nhiễm trùng. Vết bầm ban đầu sẽ có màu nâu đỏ. Sau một thời gian, chúng chuyển sang màu xanh hoặc màu tím đậm, đến khi gần lành sẽ chuyển sang màu vàng hoặc màu xanh lá cây.

Thường có thể mất từ vài ngày đến vài tháng để các vết bầm tím có thể biến mất. Chúng sẽ trải qua 4 giai đoạn cơ bản sau:

Ngày 1: Máu tụ lại dưới da khiến vùng da có màu đỏ

Ngày 1 – 2: Vết bầm bắt đầu chuyển thành màu xanh tím sẫm, do hemoglobin – một chất vận chuyển oxy trong máu, trở nên đậm màu hơn.

Ngày 5 – 10: Vết bầm bắt đầu đổi sang màu hơi vàng hoặc hơi xanh.

Ngày 10 – 14: Khi vết bầm lạnh lại, màu sắc của chúng sẽ nhạt dần đi, chuyển sang màu nâu vàng hoặc nâu nhạt rồi biến mất.

Các vết bầm tím thường chỉ đau khi chạm vào. Đau có thể nhiều ở những ngày đầu nhưng khi màu vết bầm mờ dần thì cảm giác đau cũng giảm dần.

 

Bầm tím do chơi thể thao là một hiện tượng hay gặp

2.Tập gym có thể gây bầm tím?

Rất nhiều người bị các vết bầm tím trên da sau khi đi tập gym mặc dù không hề xảy ra va chạm gì khi tập khiến các bạn lo lắng. Thực tế, các vết bầm này xuất hiện sau các buổi tập gym thường là do các mao mạch quá mỏng và yếu đuối, không thể chịu được các áp lực từ bài tập gây ra khiến chúng bị rách nhẹ hoặc vỡ ra.

Đây cũng là một hiện tượng bình thường nếu bạn muốn phát triển cơ bắp, chúng sẽ trở lại bình thường khi cơ bắp của bạn săn chắc và dày hơn.

3. Nếu bị bầm tím do chơi thể thao, bạn phải làm gì trước tiên?

Trên thực tế, những vết bầm tím thường không gây tác hại quá nguy hiểm với sức khỏe nhưng về mặt thẩm mỹ chúng không hề đẹp một chút nào, đặc biệt với chị em phụ nữ.

Dưới đây là một số cách bạn có thể áp dụng nhanh nếu bị bầm tím khi chơi thể thao:

3.1 Chườm đá

Nếu bị bầm tím khi chơi thể thao, bạn nên chường đá lạnh lên vết bầm trong 20 phút. Kết hợp uống thuốc giảm đau như paracetamol hoặc ibuprofen để giảm đau nếu có đau nhiều. Tránh mát xa trực tiếp lên vết bầm.

Nâng chân lên cao càng nhiều càng tốt trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi bị thương nếu các vết bầm tím chiếm một vùng da lớn ở chân hoặc bàn chân.

Sau khoảng 48 giờ, bạn nên đắp khăn ấm vài lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 10 phút để đánh tan máu tụ, đồng thời tăng lưu lượng máu đến vùng bị thâm tím, giúp da hấp thu máu nhanh hơn. Vết bầm sẽ mờ dần trong 2 -4 tuần sau khi chuyển thành màu vàng hoặc màu xanh lá.

 

Chườm đá giúp giảm bầm tím

3.2 Băng vùng da bầm tím

Bạn có thể dùng băng ép, còn gọi là băng co giãn để băng vòng quanh vùng thâm bầm. Điều này sẽ hạn chế lượng máu và chất dịch có thể rỉ ra. Nhưng nhớ đừng băng quá chặt. Và nhớ tháo băng ra sau hai tiếng. Việc hạn chế lưu thông thống máu trong thời gian dài cũng không tốt cho vùng bị bầm. 

3.3 Uống vitamin C

Người thiếu vitamin C rất dễ bị bầm tím. Chế độ ăn giàu vitamin C có thể giúp bạn chống lại vết bầm. Vitamin C còn giúp làm bền vững thành mạch, giúp thành tế bào máu dày lên.

Nếu bạn là người thường xuyên tập thể thao, hãy tăng cường bổ sung vitamin C hằng ngày từ các loại hoa quả họ cam quýt hoặc cũng có thể uống thực phẩm bổ sung vitamin C có bán rộng rãi tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Nhưng hãy lưu ý dùng đúng liều lượng của nhân viên y tế, bởi nếu bạn dùng quá liều, vitamin C có thể gây ra tác dụng ngược lại.

Tăng lượng vitamin K nạp vào cơ thể vì chúng giúp cải thiện tình trạng cục máu đông, một nguyên nhân gây bầm tím.

Bổ sung vitamin giúp giảm bầm tím

3.4 Tinh dầu

Một số loại tinh dầu có tác dụng chữa bầm tím như trắc bách diệp, tràm, oải hương, trầm hương…. Bạn nên dùng một lượng vừa phải tinh dầu, thoa đều lên vùng bầm tím theo kích thước, mát xa nhẹ nhàng ít nhất mỗi ngày một lần. Các vết bầm sẽ tan trong vòng một đến hai tuần.

Ngoài ra, bạn có thể cải thiện tình trạng các vết bầm bằng cách bổ sung một  số loại thảo dược chữa vết thương cũng có thể giúp chữa vết bầm như: cây huyết giác, cây cỏ ban, mã đề, cúc vạn thọ, cây cỏ thi…và cung cấp thêm thức ăn giàu bioflavonoid từ các loại quả mọng màu đen, rau lá xanh đậm, tỏi, hành… Thông thường chế độ ăn giàu rau củ sẽ mang lại cho bạn khả năng chống các vết bầm tím hiệu quả. Hãy chú ý thêm các thành phần này vào bữa ăn hằng ngày của mình để mạng lại hiệu quả chống bầm tím tốt nhất nhé.

Bên cạnh đó, nếu muốn đẩy nhanh tốc độ mờ vết bầm đồng thời để giảm đau, bạn có thể kết hợp uống viên uống thảo dược Long Huyết P/H. Sản phẩm hoàn toàn từ thảo dược nên bạn có thể yên tâm về sự an toàn và hiệu quả với sức khỏe.

4. Khi nào vết bầm tím trở nên nguy hiểm?

Hãy đến cơ sở y tế gần nhất nếu bạn nhận thấy vết bầm tím của mình có các dấu hiệu

· Vết bầm sưng và gây đau đớn trong thời gian dài (trên 2 tuần)

· Bạn nhận thấy mình luôn bị bầm tím và các vết bầm thường lâu lành hơn người khác.

· Bạn bị sưng đau hoặc có cục u nổi lên trên vết bầm.

· Bạn không thể cử động khớp xương ở bên dưới hoặc gần vết bầm, nghi ngờ bị gãy xương.

· Có vết bầm tím thường xuyên xuất hiện, không rõ nguyên nhân và trải dài ở nhiều bộ phận của cơ thể.

· Vết bầm tím kèm theo hiện tượng chảy máu bất thường, không rõ nguyên nhân  ở nhiều bộ phận trong cơ thể như mũi, nướu, trong nước tiểu và phân.

Thông thường, các vết bầm tím khi chơi thể thao sẽ tự khỏi trong vòng 1 – 2 tuần, trường hợp cá biệt có thể kéo dài tầm 1 tháng. Nếu bạn muốn chúng nhanh biến mất, thì bài viết trên đây đã có lời giải đáp tốt nhất. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn về các giải pháp trên hãy gọi điện ngay qua tổng đài miễn cước 1800 54 54 35 để được các dược sĩ của Long huyết P/H tư vấn và giải đáp cho bạn nhanh nhất nhé.