1. Nguyên nhân sưng bầm sau nâng mũi

Nếu bạn vừa thực hiện một cuộc phẫu thuật nâng mũi, bạn sẽ có những vết mổ bên trong mũi hoặc trong vài trường hợp, bạn có một vết mổ ở ngoài, giữa vách mũi để đưa lớp sụn vào bên trong mũi. Sau khi kết thúc quá trình này theo phản ứng tự nhiên trong giai đoạn đầu hiện tượng mũi sưng bầm là hết sức bình thường do quá trình phẫu thuật bóc tách gây tổn thương. Tình trạng sưng nề sẽ dễ thấy từ ngày thứ 2 sau nâng mũi và hết sau 2 – 4 tuần tùy cơ địa. Vì vậy bạn không nên quá lo lắng khi gặp phải triệu chứng này. 

Tình trạng sưng bầm của mỗi người là dài ngắn khác nhau, tuy nhiên đều phụ thuộc vào các nguyên nhân sau đây:

Tay nghề bác sĩ: Việc lựa chọn bác sĩ có tay nghề lâu năm và có kinh nghiệm sẽ mang lại một kết quả thẩm mỹ hoàn hảo. Ngược lại nếu không may gặp bác sĩ còn yếu về kinh nghiệm sẽ để lại những hậu quả khôn lường, tình trạng sưng và bầm tím sẽ kéo dài gây nhiều hệ quả về sau nếu không chăm sóc tốt.

Cơ địa của từng người: Nếu bạn có cơ địa dễ tụ máu bầm và da mỏng thì thời gian sưng bầm sau nâng mũi sẽ lâu hơn người khác và cần cẩn thận hơn trong khâu hậu phẫu để tránh các biến chứng về sau.

sung-bam-sau-nang-mui

Cơ địa hoặc tay nghề bác sĩ là nguyên nhân khiến mũi bị sưng sau phẫu thuật

2. 7 cách chăm sóc hậu phẫu để giảm sưng sau nâng mũi hiệu quả

Để giảm sưng sau nâng mũi hiệu quả bạn cần lưu ý 7 cách chăm sóc hậu phẫu sau đây

2.1. Uống nước đường ấm sau phẫu thuật

Sau khi kết thúc phẫu thuật nâng mũi, để cung cấp lại năng lượng cho cơ thể sau quá trình phẫu thuật bạn nên chuẩn bị cho mình một ly nước đường ấm. Việc này có tác dụng giúp giảm sưng bầm rất hiệu quả, do vậy cần áp dụng ngay để đạt hiệu quả tốt.

2.2. Chườm đá và chườm nóng

Chườm đá lạnh: Sau khi nâng mũi bạn có thể chườm đá để giúp gương mặt giảm sưng và bầm tím. Lưu ý khi chườm đá tránh để nước dây vào vết thương. Tuy nhiên việc chườm lạnh chỉ có tác dụng từ 6 – 12 tiếng sau phẫu thuật.

chuom-da-giup-viec-cham-soc-hau-phau-duoc-hieu-qua-hon

Chườm đá giúp việc chăm sóc hậu phẫu được hiệu quả hơn

Chườm nóng bằng cách lăn trứng gà: Chườm nóng không có tác dụng giảm sưng mà chỉ có tác dụng giảm bầm sau nâng mũi. Sau ngày thứ 4 – 5 sau khi tháo nẹp mũi bạn có thể sử dụng trứng gà để chườm lên các vùng bị bầm. 

2.3. Bổ sung nhiều thực phẩm thanh mát

Để quá trình chăm sóc hậu phẫu sau nâng mũi hiệu quả, đặc biệt là giảm bầm tím, bạn nên bổ sung các thực phẩm thanh mát và giàu Vitamin A như súp lơ xanh, bí đỏ, rau má, diếp cá… đây là một trong những phương pháp giúp mau lành vết thương và giảm hiện tượng sưng bầm hữu hiệu.

2.4. Uống nhiều nước

Bên cạnh việc uống đủ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày, bạn nên bổ sung thêm nước rau củ như nước thơm, nước cam, nước rau má, nước diếp cá… Đây những “thần dược” hữu hiệu trong việc giảm sưng và tan máu bầm giúp việc chăm sóc hậu phẫu hiệu quả. Bên cạnh đó tính mát cùng các vitamin có trong các loại rau quả này sẽ cung cấp năng lượng, tăng đề kháng cơ thể và giúp tan bầm nhanh chóng.

2.5. Uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Sau khi kết thúc quá trình thẩm mỹ, để giai đoạn chăm sóc hậu phẫu được diễn ra hiệu quả và giảm sưng bầm nhanh hơn bác sĩ thường kê đơn thuốc để bạn uống trong giai đoạn hậu phẫu. Bên cạnh đó bạn cũng nên giữ gìn vệ sinh mũi sạch sẽ, khô thoáng để vết thương nhanh lành.

2.6. Đặt ống dẫn lưu sau phẫu thuật nâng mũi

Tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ đặt ống dẫn lưu sau phẫu thuật, điều này sẽ giúp cho những người có máu loãng và dễ tụ dịch giảm sưng và bầm tím nhanh hơn bởi cơ chế hoạt động thoát dịch nhanh của ống dẫn lưu.

2.7. Vận động đúng cách

Để giảm sưng bầm sau khi nâng mũi, sau khi phẫu thuật bạn không nên tuyệt đối nằm yên một chỗ, thay vào đó, nên vận động nhẹ nhàng như đi bộ. Quá trình này sẽ giúp lưu thông máu tốt hơn và giúp cho việc chăm sóc hậu phẫu diễn ra nhanh và hiệu quả hơn.

u ý: Trong vòng 4 ngày đầu sau khi nâng mũi sẽ diễn ra tình trạng mũi bị sưng bầm, sưng không đều và có hiện tượng phù nề, rỉ dịch nghẹt mũi… Tuy nhiên không cần quá lo lắng vì đây là dấu hiệu bình thường sau phẫu thuậ giai đoạn đầu. Nhưng nếu sau 4 ngày các dấu hiệu này vẫn còn và mức độ ngày càng trầm trọng hơn thì tốt nhất bạn nên quay lại thăm khám ngay với bác sĩ.”

3. Những lưu ý khi chăm sóc hậu phẫu sau nâng mũi

Tùy theo mỗi người sẽ có thời gian phục hồi trong giai đoạn chăm sóc hậu phẫu khi nâng mũi diễn ra khác nhau. Bởi vậy trong giai đoạn này, cần lưu ý những điều sau để tránh những hệ quả đáng tiếc để lại sau phẫu thuật nâng mũi.

3.1. Lưu ý chế độ ăn uống

Thực phẩm giàu Vitamin A: Nên cung cấp các thực phẩm như cà rốt, khoai lang, bí đỏ, rau má, rau diếp những thực phẩm này giúp làm mềm da, giảm vết sẹo và bầm tím tốt hơn.

 

Cung cấp nhiều thực phẩm Calo - Protein: Các thực phẩm như thịt lợn, phô mai, cá nước ngọt, sữa… giúp tăng cường và tái tạo mô hiệu quả, bởi vậy nên cung cấp đầy đủ giai đoạn hậu phẫu để mang đến kết quả tốt nhất sau thẩm mỹ cho bạn.

cung-cap-nhieu-rau-cu-trong-giai-doan-hau-phau

Cung cấp nhiều rau củ trong giai đoạn hậu phẫu

 

Bổ sung nhiều nước trái cây: Việc bổ sung nước cũng như nước trái cây như nước cam, bưởi, đu đủ sẽ giúp cho việc phục hồi các vết thương đặc biệt là giảm bầm tím hiệu quả.

 

Bên cạnh để tránh các vấn đề về sẹo và làm giảm quá trình hồi phục sau phẫu thuật bạn nên kiêng các thực phẩm như rau muống, thịt bò, hải sản, đồ nếp và rượu bia… 

3.2. Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ

Sau khi đã phẫu thuật nâng mũi thành công, bạn nên tuân thủ thực hiện các chỉ định của bác sĩ như uống thuốc theo đơn đã kê, sử dụng nẹp trong vòng 4 - 8 ngày và cắt chỉ ở ngày thứ 8 - 10 sau đó tùy vào mức độ phục hồi của mỗi người bạn cần tái khám theo lịch hẹn để công tác chăm sóc hậu phẫu được diễn ra thuận lợi.

3.3. Vận động đúng cách

Sau khi nâng mũi để tránh bị sưng lệch một bên bạn cần lưu ý khi ngủ nên nằm thẳng kê gối ôm 2 bên hoặc sử dụng gối chữ U để tránh việc đổi tư thế khi ngủ say.

Cần vận động sau nâng mũi để máu lưu thông được tốt hơn giúp cơ thể khỏe khoắn, giảm sưng bầm giúp vết thương mau lành. Tuy nhiên cần tránh vận động mạnh và lưu ý cường độ vận động như tập các bài tập nhẹ nhàng khoảng 2 tuần sau nâng mũi và chơi các trò chơi như chạy bộ, cầu lông sau 2-3 tháng sau phẫu thuật.

chay-bo-de-tang-hieu-qua-sau-phau-thuat

Chạy bộ đúng cách để tăng hiệu quả sau phẫu thuật

 

Làm “chuyện ấy” sau khi nâng mũi là những thắc mắc của chị em sau khi nâng mũi, để tránh ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu khiến vết thương sưng bầm lâu hơn bạn nên kiêng quan hệ vợ chồng trong 15 ngày đầu tiên, sau 15 ngày có thể quan hệ nhẹ nhàng và tránh va chạm mạnh với vùng mũi. Sau 1 tháng khi vết thương đã phục hồi hoàn toàn bạn có thể yên tâm làm chuyện ấy bình thường.

Một dáng mũi đẹp sau phẫu thuật ngoài việc phụ thuộc vào bàn tay “vàng” của bác sĩ mà còn phụ thuộc rất nhiều vào quá trình chăm sóc hậu phẫu. Bởi vậy để mang lại hiệu quả tốt nhất, nên kết hợp với bác sĩ và có chế độ chăm sóc khoa học nhất để nhanh chóng sở hữu một dáng mũi đẹp, thanh thoát và bền lâu hơn.