Chăm sóc sau phẫu thuật thẩm mỹ: Chìa khóa vàng cho vẻ đẹp bền lâu
Tác giả:
Hà Thủy
|
Tham vấn Y Khoa
TS.BS.Đỗ Thành Trí
|
Ngày đăng
18/12/2020
|
Lần cập nhật cuối:
02/11/2024
|
Số lần xem:
8416
|
Làm cách nào để phẫu thuật thẩm mỹ nhanh vào form dáng chuẩn, hiệu quả thẩm mỹ lâu bền? Tất cả những điều đó phụ thuộc vào quá trình chăm sóc hậu phẫu.
- Chăm sóc hậu phẫu: Cẩn thận kẻo “đốn củi ba năm thiêu một giờ”
- Độ bền của các loại hình phẫu thuật thẩm mỹ là bao lâu?
- Chăm sóc sau phẫu thuật thẩm mỹ đúng chuẩn: Điều kiện tất yếu để có một vẻ đẹp hoàn hảo, bền lâu
- Cây huyết giác – Thảo dược cổ truyền, được y học hiện đại phát hiện, mang vào ứng dụng trong chăm sóc sau phẫu thuật thẩm mỹ
- Long huyết P/H – chìa khóa vàng giúp nhanh phục hồi sau phẫu thuật thẩm mỹ
Nhờ sự phát triển thần tốc của khoa học hiện đại, giờ đây chị em có thể cải thiện ngoại hình, nâng tầm nhan sắc nhờ phẫu thuật thẩm mỹ. Tuy nhiên, khoảnh khắc vừa bước chân ra khỏi phòng phẫu thuật mới chỉ là phần mở đầu câu chuyện, bởi không phải ai cũng có thể đẹp lên ngay lập tức, hơn nữa vẻ đẹp do thẩm mỹ cũng có “hạn sử dụng”.
Vậy phải làm cách nào để phẫu thuật thẩm mỹ nhanh vào form dáng chuẩn, hiệu quả thẩm mỹ lâu bền? Tất cả những điều đó phụ thuộc vào quá trình chăm sóc hậu phẫu.
Chăm sóc hậu phẫu đóng vai trò quan trọng đến kết quả phẫu thuật thẩm mỹ
Chăm sóc hậu phẫu: Cẩn thận kẻo “đốn củi ba năm thiêu một giờ”
Nhiều người lầm tưởng rằng, phẫu thuật thẩm mỹ chỉ có thể xảy ra biến chứng trong quá trình thao tác, chỉ cần ra khỏi phòng mổ là an toàn tuyệt đối, nhưng điều đó hoàn toàn sai lầm.
Hầu hết các tai nạn dở khóc dở cười lại xảy ra ở giai đoạn hậu phẫu thuật, do không biết chăm sóc đúng cách. Các biến chứng có thể gặp phải sau phẫu thuật thẩm mỹ như:
- Khối máu tụ: Tụ máu là tình trạng xuất hiện dưới da các vết bầm tím lớn, gây đau, ngứa, mất thẩm mĩ. Đây là nguy cơ sẽ xảy ra ở gần như 100% các cuộc phẫu thuật và điều trị, từ tiểu phẫu đến giải phẫu, từ phun môi xăm mày cho đến nâng mũi, nâng ngực, độn cằm, cắt mí,... Nếu khối máu tụ quá lớn, có thể cần phẫu thuật bổ sung để lấy ra.
- Nhiễm khuẩn: Đây một trong số các biến chứng phổ biến nhất của phẫu thuật chấn thương, phẫu thuật tạo hình. Triệu chứng có thể gặp phải như vết mổ bị sưng, đỏ, đau, tụ dịch, chảy mủ, sốt cao,...
- Tổn thương thần kinh: Tê bì và ngứa râm ran là các dấu hiệu phổ biến sau khi phẫu thuật và có thể là dấu hiệu của tổn thương thần kinh.
- Tụ dịch: Tụ dịch là tình trạng xảy ra khi huyết thanh tích tụ bên dưới bề mặt của da, dẫn đến sưng và đau. Nó trông giống như một vết bỏng lớn. Điều này có thể xảy ra sau bất kì phẫu thuật nào. Tụ dịch có thể bị nhiễm trùng nên người ta thường dùng ống dẫn dịch ra ngoài, có hiệu quả loại bỏ chúng, mặc dù vẫn có khả năng tụ dịch trở lại.
- Sẹo: Phẫu thuật thường sẽ để lại một vài vết sẹo lồi. Đây là một vết sẹo bất thường màu đỏ, dày dọc theo vết mổ. Phẫu thuật thẩm mỹ là để làm đẹp, mà lại xuất hiện sẹo thì đây có thể là một vấn đề lớn.
Đây đều là những biến chứng rất phổ biến, nếu chăm sóc không đúng cách có thể để lại hậu quả nghiêm trọng. Ngược lại, nếu tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ, sử dụng thuốc đúng thời điểm, đủ liều, có thể giúp kết quả phẫu thuật không những đẹp lên nhanh chóng mà còn bền lâu theo thời gian.
Độ bền của các loại hình phẫu thuật thẩm mỹ là bao lâu?
Phẫu thuật thẩm mỹ tác động vào hệ thống da, mỡ,... theo thời gian các cơ quan này đều có sự tái tạo, thay đổi liên tục. Vì vậy các chuyên gia khẳng định: không hề có loại hình phẫu thuật thẩm mỹ nào có thể tồn tại vĩnh viễn.
Mỗi phương pháp, công nghệ lại có tuổi thọ khác nhau như: Phun thêu chân mày có thể tồn tại khoảng 1,5 - 2 năm; Tạo nếp mí, căng da mặt kéo dài từ 3-5 năm; Sử dụng chất trơ để độn mũi, nâng ngực có thể kéo dài hơn vài chục năm nhưng sau đó cũng nên thay chất liệu khác.
Bởi vậy, dù lựa chọn đúng phương pháp, chuyên gia tay nghề cao thì việc làm sao giữ được vẻ đẹp bền lâu theo cùng năm tháng là vấn đề không phải ai cũng làm được.
Độ bền của phẫu thuật thẩm mỹ phụ thuộc nhiều vào nhiều yếu tố
Chăm sóc sau phẫu thuật thẩm mỹ đúng chuẩn: Điều kiện tất yếu để có một vẻ đẹp hoàn hảo, bền lâu
Mỗi loại hình phẫu thuật thẩm mỹ có một yêu cầu chăm sóc riêng nhưng nhìn chung sẽ có một số vấn đề cơ bản mà chúng ta cần chú ý như:
- Thay băng sau mổ: Băng gạc giúp vết mổ tiếp xúc với quần áo, cát bụi hàng ngày từ môi trường xung quanh, thời gian giữ băng từ 1 đến 3 ngày sau phẫu thuật, sau đó phải thay hàng ngày.
- Bầm tím, sưng nề sau mổ: Đây là hiện tượng chắc chắn sẽ xảy ra sau phẫu thuật do vậy nên sử dụng biện pháp chườm lạnh vết mổ từ 1 đến 2 ngày sau phẫu thuật. Các ngày kế tiếp nên chườm nóng để làm giãn mạch, tăng hấp thu, giảm phù nề. Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm ở chỗ: nước đá hay nước ấm đều tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn. Vì vậy, ngày nay người ta thường khuyến khích sử dụng các thuốc uống có nguồn gốc thảo dược từ cây huyết giác để giảm sưng nề hơn việc chườm lạnh, chườm ấm.
- Phòng nhiễm khuẩn: Nên vệ sinh vết mổ bằng cách sử dụng dung dịch sát khuẩn hàng ngày. Một số trường hợp cần phải dùng kháng sinh sau mổ từ 5 đến 7 ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Cắt chỉ: Các vết mổ đều phải được cắt chỉ từ 5 đến 10 ngày sau phẫu thuật.
- Massager sau mổ: Massager hai bên sườn mũi nếu phẫu thuật nâng sống mũi, massager mi mắt nếu phẫu thuật tạo nếp mí, massager mặt nếu phẫu thuật căng da mặt. Riêng phẫu thuật nâng ngực chế độ massager là bắt buộc kéo dài liên tục trong 6 đầu sau phẫu thuật.
- Ăn kiêng: Nhìn chung sau phẫu thuật nên ăn đủ chất, không cần thiết phải kiêng khem quá nhiều. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia vẫn khuyên rằng nên hạn chế ăn như rau muống vì dễ gây sẹo lồi, nên tránh ăn rau muống cả cái lẫn nước trong 6 tháng. Ngoài ra, những người có cơ địa dễ dị ứng với hải sản cũng nên tránh ăn khi vừa phẫu thuật xong.
Ngoài ra, một trong những phương pháp đơn giản, hiệu quả mà các chuyên gia hay khuyên dùng ngay sau phẫu thuật; Giúp tan bầm tím, giảm phù nề, mau lành vết thương, đó là sử dụng thảo dược thiên nhiên chiết xuất từ cây huyết giác.
Cây huyết giác – Thảo dược cổ truyền, được y học hiện đại phát hiện, mang vào ứng dụng trong chăm sóc sau phẫu thuật thẩm mỹ
Huyết giác từ lâu đã được biết đến như một phương thuốc bí truyền của các võ sư, dùng cho các vết thương, bầm tím, bong gân, phù nề trong quá trình tập luyện.
Ngày nay, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra trong thành phần của dược liệu huyết giác có nhiều dược chất có hoạt tính sinh học quý như phenolic, flavonoid, homoisoflavonoid, saponin,... Các hoạt chất này có tác dụng tan bầm tím, giảm sưng đau, phù nề, mau lành vết thương, theo cơ chế đa chiều như:
- Ức chế và làm tan kết tập tiểu cầu, tan khối máu tụ.
- Giãn mạch, giãn cơ giúp giảm sưng đau, phù nề.
- Chống viêm, kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxy hóa.
- thích tuần hoàn máu, thúc đẩy tăng sinh và di chuyển của nguyên bào sợi, tăng sản xuất Collagen. Tăng tái tạo biểu mô, nhanh lên da non và chữa lành vết thương, chữa lành gãy xương, bong gân, loét, kiểm soát chảy máu và đau.
- Sử dụng trong vết thương hở, giúp tạo màng bao sinh học bên ngoài, ngăn vết thương tiếp xúc với vi khuẩn, virus, tạo môi trường thuận lợi cho vết thương mau hồi phục.
Bởi cơ chế tác dụng toàn diện lên vết thương như vậy, huyết giác đã được các nhà khoa học ứng dụng công nghệ bào chế hiện đại, cho ra đời sản phẩm dạng viên nén tiện dụng, dùng uống ngay sau phẫu thuật thẩm mỹ.
Viên uống có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, tăng tái tạo biểu mô, tan bầm tím, giảm phù nề, sưng đau, mau lành vết thương; Vừa giúp khắc phục các biến chứng hay gặp sau phẫu thuật, vừa giúp nhanh vào form chuẩn, bền, đẹp.
Một trong những sản phẩm nổi bật trên thị trường có thể kể đến như Long huyết P/H, sản xuất bởi nhà máy đạt chuẩn GMP của công ty TNHH Đông Dược Phúc Hưng.
Long huyết P/H – chìa khóa vàng giúp nhanh phục hồi sau phẫu thuật thẩm mỹ
Với phẫu thuật thẩm mỹ, đặc biệt là những thủ thuật trên gương mặt, nếu vết thương chậm lành sẽ để lại các mảng bầm tím, thâm, sẹo, gây mất thẩm mỹ và khiến chị em tự ti khi ra đường, trong giao tiếp.
Long huyết P/H chứa cao khô huyết giác chuẩn hóa, giúp phục hồi nhanh, chỉ từ 3-5 ngày sau xăm môi, phun xăm chân mày, phẫu thuật thẩm mỹ (như nâng mũi, độn cằm, nhấn mí,...),...
Ngoài những tác dụng tan bầm tím, giảm sưng đau, phù nề, mau lành vết thương, khi sử dụng Long huyết P/H ngay sau phun xăm môi mày sẽ giúp màu lên đều, đẹp; dùng sau phẫu thuật thẩm mỹ giúp nhanh vào form dáng chuẩn.
Một chuyên gia đầu ngành phẫu thuật thẩm mỹ cho biết: "Long huyết P/H giúp tan máu bầm, chống phù nề tốt, tăng tuần hoàn máu đến vết thương, giúp nhanh phục hồi vết thương do phẫu thuật thẩm mỹ. Không chỉ dùng trong can thiệp tiểu phẫu, đại phẫu, Long huyết P/H còn có thể dùng cả cho thủ thuật nhỏ như người phun xăm môi, chân mày”.
Ts.Bs Đỗ Thành Trí - Trưởng khoa Tạo hình thẩm mỹ Bệnh viện Thống Nhất Tp.HCM chia sẻ về cách chăm sóc sau phẫu thuật thẩm mỹ.
Bởi sự hiệu quả và tính an toàn, ngày nay Long huyết P/H đã được sử dụng tại nhiều bệnh viện, thẩm mỹ viện lớn; Có mặt tại hầu hết các nhà thuốc lớn trên toàn quốc; Được hàng triệu khách hàng tin dùng giúp nhanh hồi phục sau phun xăm môi, mày, phẫu thuật thẩm mỹ.