Y học phương tây chủ yếu tập trung vào việc sử dụng các loại thuốc chống huyết khối như thuốc chống đông máu, thuốc ức chế kết tập tiểu cầu và thuốc làm tan huyết khối để điều trị các cục máu đông.

Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng việc sử dụng các hợp chất nguồn gốc thiên nhiên để dự phòng giúp giảm được đáng kể tác dụng phụ và có nhiều lợi thế hơn. Nhiều loại thuốc cổ truyền của Việt Nam đã được sử dụng để kích thích lưu thông máu và loại bỏ máu ứ đọng, một trong số đó là vị thuốc quý huyết giác.

Huyết giác đã được sử dụng từ hàng trăm năm nay giúp tan bầm tím, máu bầm

Cây huyết giác sống trên các núi đá vôi, trải qua hàng trăm năm phong hóa của tự nhiên cùng gió, bão, cây bị già cỗi chết đi, khi đó, phần gỗ màu đỏ của cây mới được sử dụng và có tác dụng chữa bệnh. Huyết giác là loài cây quý hiếm chỉ mọc ở Việt Nam và một số tỉnh thành của Campuchia, Trung Quốc.

Từ lâu, huyết giác đã được các võ sư gọi vui là bài “thuốc đòn” dùng để chữa lành chấn thương, bong gân, bầm tím do tập luyện. Tác dụng này của vị thuốc huyết giác cũng đã được các chuyên gia ghi lại trong các cuốn bách khoa toàn thư về dược liệu. Điển hình như cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS. Đỗ Tất Lợi có ghi:“Huyết giác được dùng để chữa các trường hợp ứ huyết, bị thương máu tím bầm không lưu thông. Dùng được cho cả nam và nữ. Với liều dùng từ 10 đến 20g dưới dạng thuốc sắc, thuốc ngâm rượu và xoa”.

Huyết giác là thảo dược quý dùng để làm thuốc chữa vết thương, sống hàng trăm năm trên các núi đá vôi

Cập nhật các nghiên cứu khoa học về tác dụng chống đông máu của vị thuốc huyết giác

Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học hiện đại, việc sử dụng huyết giác giúp tan bầm tím, ngăn ngừa sự hình thành huyết khối đã có một số cơ sở khoa học vững chắc. Sự kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền đã, đang và sẽ từng bước giúp cho việc sử dụng vị thuốc này ngày càng hiệu quả hơn.

- Một trong số những nghiên cứu nổi bật về tác dụng chống đông máu của huyết giác như: Trong báo cáo tốt nghiệp của Đặng Thị Mai An (Hà nội, năm 1961) thí nghiệm trên ống kính cho thấy dịch chiết ra từ huyết giác có tác dụng ức chế việc kết tập các tiểu cầu. 

- Vào năm 2015, đề tài Nghiên cứu về hoạt động chống kết tập tiểu cầu của loureirin A bằng cách làm giảm quá trình phosphoryl hóa AKT” của các nhà khoa học tại Bệnh viện Đại học Vũ Hán đã chỉ ra:

Dịch chiết Huyết giác có chứa nhiều hoạt chất sinh học, trong đó có loureirin A. Dược chất này có tác dụng chống kết tập tiểu cầu do ức chế con đường tín hiệu PI3K/AKT, gây ảnh hưởng quá trình hoạt hóa của tiểu cầu, ngăn ngừa hình thành và làm tan các cục máu đông.

- Vào năm 2017, một nghiên cứu khác chỉ ra hoạt chất loureirin B có trong huyết giác cũng có tác dụng chống đông máu theo một cơ chế khác. Nghiên cứu “Bioactivity-Guided Fractionation of the Traditional Chinese Medicine Resina Draconis Reveals Loureirin B as a PAI-1 Inhibitor” được thực hiện tại Đại học Dược Đại Liên, Trung Quốc kết luận rằng:

PAI-1 (chất ức chế hoạt hóa Plasminogen – 1) là một yếu tố gây ức chế quá trình tiêu sợi huyết, ức chế quá trình phân hủy cục máu đông tự nhiên.

Loureirin B có trong huyết giác giúp tăng cường lưu thông máu, đóng vai trò tích cực trong hệ thống chống đông máu thông qua việc ức chế nồng độ PAI-1 trong tiểu cầu, giảm PAI-1 liên kết với uPA, do đó đảo ngược quá trình tiêu sợi huyết, giúp quá trình phân hủy cục máu đông được diễn ra bình thường.

Đây là một cơ chế dược lý của loureirin B mới được khám phá ra, đặc tính chống huyết khối của huyết giác mở ra tiềm năng trong điều trị các bệnh tim mạch như huyết khối, xơ hóa.

Như vậy, qua nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới có thể thấy rằng cơ chế chống đông máu, tan cục máu đông của Huyết giác đã được tìm ra một cách hoàn chỉnh và đem lại một tiềm năng mới trong hỗ trợ điều trị các bệnh huyết khối. Ngày nay huyết giác đã được đem vào ứng dụng sản xuất và tạo ra thuốc thảo dược được Bộ y tế cấp phép, sử dụng trong điều trị bầm tím, vết thương.