1. Tổng quan về vị thuốc huyết giác

Huyết giác là một trong số những vị thuốc thảo dược quý, mọc trên các núi đá vôi. Theo ghi chép của lịch sử Trung Quốc, vị thuốc này đã được ứng dụng trong lâm sàng từ hơn 1500 năm trước.

Theo ghi chép trong “ Bản thảo cương mục”, Huyết giác có vị ngọt, mặn, tính bình, hơi ấm, không độc, vào huyết phận, quy 3 kinh Tâm – Can- Thận. Tác dụng chủ yếu là hoạt huyết hóa ứ, tiêu ung chỉ thống, liễm thương chỉ huyết (cầm máu – làm liền vết thương), nhuyễn kiên tán kết (làm mềm khối rắn tích tụ), bài nùng sinh cơ (trừ mủ, tăng sinh cơ),… Chủ yếu điều trị vết thương ngoài, vết loét lâu lành, vết thương do va đập, bầm tím, ứ trệ gây đau.

Huyết giác còn được biết đến là “Hoạt huyết thánh dược”. Mọc ở cá vùng như Việt Nam, Campuchia,... Bắt đầu từ những năm 70 của thế kỉ 20, Trung Quốc nghiên cứu và nuôi trồng dược liệu tại Quảng Tây và Vân Nam. Với việc nghiên cứu kĩ lưỡng, toàn diện về tác dụng dược lý, thành phần hóa học của vị thuốc huyết giác, ứng dụng của vị thuốc này vào thực tế ngày càng rộng rãi hơn.

Do tác dụng chữa bệnh đáng tin cậy, được ghi nhận từ hàng ngàn năm, không gây tác dụng phụ, thành phần hiệu quả rõ ràng, đặc tính được kiểm định chất lượng, nên vị thuốc này ngày càng được coi trọng và sử dụng rộng rãi.

Tác dụng dược lý của vị thuốc huyết giác

Huyết giác là loài dược liệu quý, mọc trên các núi đá vôi

2. Các tác dụng dược lý có giá trị lớn trong chữa bệnh của vị thuốc huyết giác
 2.1 Tác dụng điều hòa hai chiều: hoạt huyết hóa ứ (chống đông máu) và cầm máu

Từ năm 1994, đề tài “ Tác dụng hoạt huyết hóa ứ của Huyết Kiệt Quảng Tây” của tác giả Hoàng Thụ Liên đã chỉ ra rằng, huyết giác không ảnh hưởng đến việc lưu thông máu trong lòng mạch.

Khi tạo thí nghiệm tăng cô đặc máu ở thỏ thí nghiệm, sau đó xem đáp ứng của huyết giác thì thấy rằng trạng thái độ nhớt máu cao, độ nhớt máu toàn phần, độ nhớt huyết tương và dung tích hồng cầu đều giảm rõ rệt, thời gian điện di hồng cầu tăng nhanh hơn.

Theo đề tài “Tác dụng hoạt huyết – chỉ huyết của Long huyết kiệt” của tác giả Hướng Kim Liên, khi gây kết tập tiểu cầu, tạo cục máu đông ở thỏ và chuột theo các phương pháp khác nhau, cho kết quả: Huyết giác có tác dụng ức chế đáng kể sự kết tập tiểu cầu ở thỏ thí nghiệm và rút ngắn đáng kể thời gian chảy máu và thời gian đông máu của chuột. Vì vậy, có thể thấy rằng, huyết giác có tác dụng điều tiết kép vừa hoạt huyết hóa ứ ( chống đông máu), vừa có tác dụng cầm máu hiệu quả. 

2.2 Tác dụng kháng viêm, giảm đau của huyết giác

Theo nghiên cứu “Tác dụng giảm đau, kháng viêm của các loại Huyết giác” của Tác giả Tạ Văn: Huyết giác có tác dụng giảm đau và kháng viêm rất tốt, do nó ức chế phản ứng viêm tại vị trí viêm do xylen và giải phóng PGE2 trong dịch màng bụng sau khi tiêm axit axetic. 

2.3 Tác dụng hạ đường huyết, hạ lipid máu

Thí nghiệm trong ống nghiệm cho thấy, hoạt tính của huyết giác cao gấp nhiều lần so với thuốc Acarbose ức chế delta – glucosidase.

Theo nghiên cứu của tiến sĩ Trương Nhữ Học, huyết giác không làm giảm đường huyết lúc đói ở chuột bình thường, nhưng nó có tác dụng làm giảm lượng đường huyết ở chuột bị tăng đường huyết do glucose và epinephrine. Vị thuốc này có thể cải thiện khả năng dung nạp glucose của chuột; làm giảm mức đường huyết lúc đói của chuột bị tiểu đường do alloxan gây ra, tăng tiết insulin ở chuột bình thường và chuột mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra có tác dụng hạ lipid máu nhất định.

2.4 Tác dụng kháng khuẩn

 Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra huyết giác có tác dụng ức chế đối với các vi khuẩn Staphylococcus aureus, Staphylococcus albicans, Staphylococcus citrus, Neisseria, Diphtheria và Shigella flexneri. Ngoài ra, các hoạt chất trong vị thuốc này cũng có khả năng kháng nấm mạnh, chống lại 6 chủng nấm như: Trichophyton rubrum, Trichophyton mentagrophytes, Candida albicans, Candida parapsilosis, Cryptococcus neoformans và Aspergillus fumigatus.

2.5 Thúc đẩy quá trình sửa chữa và phục hồi biểu bì

Đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của thuốc đông dược trong vấn đề hoạt huyết hóa ứ trên da” đã chỉ ra rằng: sự di chuyển của tế bào sừng đóng vai trò ban đầu và then chốt trong việc chữa lành vết thương biểu bì. Huyết giác có thể thúc đẩy sự di chuyển của tế bào sừng, điều đó là rất khoa học để chứng minh cho cơ chế dược lý của Huyết giác thúc đẩy quá trình chữa lành vết loét trên bề mặt.

Tác dụng của vị thuốc quý huyết giác

2.6 Tác dụng chống oxy hóa do gốc tự do

Theo nghiên cứu năm 1996 của giáo sư Lý Văn Quảng và cộng sự, phát hiện ra rằng huyết giác có thể ức chế tăng sinh tế bào tự phát ở gan chuột, đồng thời ức chế hồng cầu sinh ra tác nhân gây tan máu, cảm ứng và tăng cường bạch cầu trung tính do zymosan giải phóng Oxy. Từ đó, có tác dụng quét các gốc oxy tự do và chống peroxy hóa este. 

3. Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc huyết giác

Huyết giác chứa nhiều thành phần hóa học, có nhiều tác dụng dược lý, hiện được sử dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh lâm sàng khác nhau:

- Ngoại khoa: vết bầm tím do chấn thương, gãy xương do chấn thương, chảy máu do chấn thương, tụ máu trên da, vết thương do bỏng nhiệt hoặc bỏng hơi nước, vết loét sung đau, áp xe, vết loét lâu liền miệng, loét do ung thư, trĩ thương, sung tấy không rõ nguyên nhân, viêm  tuyến vú,…

- Phụ khoa: Kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, bế kinh ( tắt kinh), kinh nguyệt lượng nhiều, băng huyết sau sảy thai hoặc sau sinh, tử cung xuất huyết cơ năng, ứ huyết sau sinh, mòn cổ tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, viêm phần phụ, chảy máu âm đạo bất thường, v.v.

- Nội khoa: Xuất huyết tiêu hóa, đái máu hoặc đại tiện ra máu, loét dạ dày, loét đại trực tràng, viêm  dạ dày, viêm đại tràng, cường giáp, bệnh mạch vành, bệnh thiếu máu não cục bộ, sa sút trí tuệ do tuổi già, bệnh đái tháo đường, viêm gan đang hoạt động, vàng da do nhiều nguyên nhân,…

- Ngũ quan: Loét miệng, viêm họng mãn tính, viêm lợi, chảy máu chân răng, chảy máu mũi, xuất huyết đáy mắt, viêm nha chu;

- Bệnh da liễu: Mụn trứng cá, ngứa trên da, nhiễm nấm trên da,…

- Các bệnh lý khác: Bệnh cơ xương khớp do phong thấp, đau thắt lưng, viêm khớp, teo cơ,…

Tổng kết lại, Huyết giác có tác dụng điều hòa hai chiều trong điều trị hội chứng về máu, có tác dụng chống viêm và giảm đau mạnh, thúc đẩy quá trình sửa chữa biểu bì, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. Đồng thời, thành phần thực vật có trong huyết giác có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn, từ đó thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể, đạt được mục đích cầm máu, giảm đau, tiêu sưng. Như vậy có thể thấy rằng, huyết giác là một vị thuốc quý từ lâu đời và có hiệu quả điều trị rất tốt trên lâm sàng. Đây chính là món quà vô giá mà cha ông ta đã để lại cho thế hệ sau.