Chuyên gia giải mã bí ẩn về thảo dược quý cho người bị thương, bầm tím
Tác giả:
Mạnh Thắng
|
Tham vấn Y Khoa
|
Ngày đăng
21/05/2021
|
Lần cập nhật cuối:
17/10/2024
|
Số lần xem:
2365
|
Bài viết phỏng vấn chuyên gia Tào Văn Chiến – Hội đông y Thành phố Hà Nội nói về vị thuốc quý Huyết giác và ứng dụng của nó trong chấn thương, bầm tím do va đập, té ngã, tai nạn giao thông, thể thao,...
- MC: Huyết giác là gì, vì sao huyết giác lại được gọi là thảo dược quý hiếm?
- MC: Công dụng của vị thuốc quý huyết giác là gì, thưa dược sĩ?
- MC: Xin dược sĩ cho độc giả được hiểu rõ hơn về cơ chế tác dụng của huyết giác đối với người bị bầm tím, sưng đau, bong gân, chấn thương
- MC: Cho đến nay cây huyết giác đã được ứng dụng vào cuộc sống hiện đại chưa, thưa Dược sĩ?
- LONG HUYẾT P/H
Trong cuộc sống, chúng ta không thể tránh khỏi những va chạm, dẫn đến vết thương, bầm tím trên cơ thể. Nếu không được xử lý đúng cách, những vết thương này thường để lại những di chứng trên mặt, tay, chân hay các bộ phận khác, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thẩm mỹ.
Để nhanh hồi phục sau chấn thương, từ xưa ông cha ta đã biết sử dụng những dược liệu thiên nhiên, mang lại hiệu quả cao, trong đó có cây huyết giác. Đây là một vị thuốc quý, tuy nhiên khá ít người biết tới tác dụng tuyệt vời và những câu chuyện kì bí về loài cây này.
Cùng đọc bài viết phỏng vấn chuyên gia Tào Văn Chiến – Hội đông y Thành phố Hà Nội để tìm hiểu rõ hơn về vị thuốc quý Huyết giác và ứng dụng của nó trong chấn thương, bầm tím do va đập, té ngã, tai nạn giao thông, thể thao,...
Dược sĩ Tào Văn Chiến – Hội Đông Y thành phố Hà Nội
MC: Huyết giác là gì, vì sao huyết giác lại được gọi là thảo dược quý hiếm?
Dược sĩ Tào Văn Chiến:
"Huyết giác có tên khoa học là: Dracaena cambodiana, là một trong những dược liệu đông y quý hiếm, được dùng trong nhiều bài thuốc cổ truyền đặc trị các vết thương.
Huyết giác còn khá xa lạ với người dân vì nó được trồng trên vách núi đá, tồn tại hàng trăm năm. Sau khi cây này bị gió bão, chết đi, dưới sự phong hóa của thời tiết thì lõi của cây huyết giác mới được sử dụng và có tác dụng chữa bệnh. Vậy mới nói, vị thuốc huyết giác rất quý. Càng đi sâu vào tìm hiểu loài cây này, tôi càng bất ngờ về lợi ích kì diệu mà nó mang lại cho sức khỏe của con người".
Cây huyết giác là vị thuốc quý có nhiều tác dụng tốt
MC: Công dụng của vị thuốc quý huyết giác là gì, thưa dược sĩ?
Dược sĩ Tào Văn Chiến:
"Theo Đông y, huyết giác có vị đắng chát, tính bình. Có tác dụng hoạt huyết chỉ thống, tán ứ tiêu sưng, giảm phù nề, chỉ huyết sinh cơ. Vì thế, nó rất hay được dùng trong trường hợp bị bầm tím, va đập, vết thương, phong thấp, đau xương.
Bên cạnh đó, huyết giác được ví như “vị thuốc bí truyền của các võ sư”, dùng trong đặc trị nội ngoại thương. Khi các võ sinh tập luyện dao kiếm, bị đòn, té ngã, va đập mạnh, người ta thường tán nhỏ huyết giác đem sắc hoặc ngâm rượu rồi đem uống hoặc xoa vào vết bầm tím để tiêu sưng, giảm đau, cầm máu, giúp nhanh liền vết thương.
Tôi đã thống kê nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước về loài cây này, các kết quả chỉ ra rằng: Trong huyết giác chứa nhiều dược chất có hoạt tính sinh học giống như kháng sinh tự nhiên, giúp kháng khuẩn, kháng viêm, chống oxy hóa, kích thích tuần hoàn máu, tăng tái tạo biểu mô,...
Giúp người bị thương do va đập, tai nạn giao thông, chơi thể thao, sau phẫu thuật nhanh tan bầm tím, giảm phù nề, sưng đau, thúc đẩy tế bào lên da non, giúp vết thương mau khép miệng, tránh để lại sẹo lồi".
MC: Xin dược sĩ cho độc giả được hiểu rõ hơn về cơ chế tác dụng của huyết giác đối với người bị bầm tím, sưng đau, bong gân, chấn thương
Dược sĩ Tào Văn Chiến:
"Theo tổng hợp các nghiên cứu trên thế giới, tôi nhận thấy rằng huyết giác có tác dụng tan máu bầm, giảm phù nề, sưng đau, mau lành vết thương theo nhiều cơ chế toàn diện như:
- Ức chế và làm tan kết tập tiểu cầu, tan khối máu tụ.
- Giãn mạch, giãn cơ giúp giảm sưng đau, phù nề.
- Chống viêm, kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxy hóa.
- Kích thích tuần hoàn máu, thúc đẩy tăng sinh và di chuyển của nguyên bào sợi, tăng sản xuất Collagen. Tăng tái tạo biểu mô, nhanh lên da non và chữa lành vết thương, chữa lành gãy xương, bong gân, loét, kiểm soát chảy máu và đau".
MC: Cho đến nay cây huyết giác đã được ứng dụng vào cuộc sống hiện đại chưa, thưa Dược sĩ?
Dược sĩ Tào Văn Chiến:
"Thực trạng ở Việt Nam, số người bị chấn thương do té ngã, va đập, tai nạn giao thông, lao động, luyện tập thể dục thể thao, sau phẫu thuật,... ngày càng tăng cao. Vậy nên việc ứng dụng huyết giác bào chế dưới dạng thuốc viên uống tiện dụng, dùng ngay sau khi bị bầm tím, chấn thương là một bước tiến vượt bậc, mang lại giá trị lớn trong y khoa.
Theo tôi được biết, cách đây gần 15 năm, có Công ty TNHH Đông Dược Phúc Hưng sản xuất sản phẩm Long huyết P/H từ vị thuốc huyết giác trên dây chuyền đạt chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới GMP-WHO. Thuốc thảo dược bào chế từ vị thuốc quý Huyết giác không chỉ được dùng phổ biến cho người bầm tím, chấn thương do vấp ngã, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, thể thao, sau phẫu thuật,... mà còn dùng cả cho người phẫu thuật thẩm mỹ, phun xăm môi mày.
Vì là thảo dược lành tính, nên vị thuốc huyết giác có thể dùng được cho cả trẻ em, người trưởng thành, người già. Long huyết P/H là sản phẩm chứa vị thuốc quý huyết giác ĐẦU TIÊN được Bộ y tế cấp phép là thuốc điều trị, là sản phẩm thuốc thảo dược thiết yếu trong cuộc sống, nên tôi khuyên mọi người hãy dự trữ sẵn trong tủ thuốc của gia đình để phòng khi cần".
Xin cảm ơn chuyên gia Tào Văn Chiến về những chia sẻ rất hữu ích.
Thuốc thảo dược LONG HUYẾT P/HTAN BẦM TÍM – GIẢM PHÙ NỀ - MAU LÀNH VẾT THƯƠNG Long huyết P/H có thành phần chính từ vị thuốc quý Huyết giác, từ lâu đã được biết đến như là vị thuốc quý bí truyền của các võ sư, thầy thuốc dùng đặc trị nội ngoại thương. Công dụng: Hành huyết, tiêu sưng, tiêu huyết ứ, giảm đau. Long Huyết P/H giúp: - Trị bầm tím, làm tan nhanh các vết bầm tím, máu tụ dưới da, phù nề, sưng đau do va đập, bị té ngã, đánh nhau, tai nạn giao thông, lao động, thể thao hoặc sau phẫu thuật chấn thương, chỉnh hình, phẫu thuật thẩm mỹ. - Thúc đẩy quá trình lên da non. Giúp vết phẫu thuật, loét, trầy xước, mau lành, vết thương hở ngoài da mau lành, chóng "liền miệng", hạn chế để lại sẹo xấu, sẹo lồi mất thẩm mỹ. Cách dùng - Liều dùng: Ngày uống 3 lần sau bữa ăn. Người lớn 4 – 6 viên/lần. Trẻ em 2 – 3 viên/lần. Công ty TNH Đông dược Phúc Hưng 96 – 98 Nguyễn Viết Xuân - Hà Đông – Hà Nội https://longhuyetph.vn/ https://www.facebook.com/longhuyetph HOTLINE (Miễn cước): 1800 5454 35 – Zalo 0916 561 338 Số giấy xác nhận: 0791/2018/XNQC/QLD ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN TRƯỚC KHI DÙNG Lưu ý: Để tránh mua phải sản phẩm giả, nhái, vui lòng chọn tìm mua đúng tên THUỐC Long huyết P/H - Liên hệ tổng đài bác sĩ tư vấn chăm sóc 1800 5454 35 để biết thêm chi tiết. Website: https://longhuyetph.vn/ |
Những thông tin cần biết
Bài viết khác
- Nhà Thuốc Mai Hương Nghĩa Tân, Cầu Giấy hướng dẫn sử dụng thuốc Long huyết P/H sau tai nạn giao thông
- Dược sĩ Thanh Tâm - Nhà thuốc Phượng 65 Quốc Tử Giám đánh giá về thuốc thảo dược của Đông dược Phúc Hưng
- Dược sĩ Thu Nhàn - Nhà thuốc Khương Trung tư vấn điều trị bầm tím từ thảo dược
- PGS.TS.BS Phạm Hiếu Liêm chia sẻ về tỷ lệ vàng trong phẫu thuật thẩm mỹ