Cây Huyết giác là cây thuộc họ Họ Dracaenaceae (Bồng bồng), người Trung Quốc thường gọi huyết giác là cây long huyết hay  là “cây trường thọ”. Tên gọi này bắt nguồn từ truyền thuyết, tương truyền rằng thời xa xưa, trước khi con người chinh phục đất liền, loài voi đã chạy đến đồng bằng, còn trên trời là rồng bay ngự trị, trong trận chiến khốc liệt giữa hai loài, rồng tuy dành được chiến thắng nhưng cũng tổn thất không ít, vảy rồng bị những chiếc ngà của voi cắt đứt, máu rồng đỏ tươi nhỏ xuống mặt đất sâu trong rừng rậm biến thành “cây long huyết”. Cây long huyết lớn lên nhờ sức sống của rồng, mỗi khi có vũ khí sắc bén tác động lên thân và cành cây, nó sẽ chảy nhựa đỏ trông giống như máu của rồng vậy.

Qua quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học Đài Loan, huyết giác đã tồn tại trên trái đất từ khoảng 8000 năm và là một trong số những loài cây lâu đời nhất thế giới.

Cây Huyết giác có rất nhiều bộ phận được ứng dụng làm dược liệu trên lâm sàng, ngoài nhựa của cây là “long huyết” ra, lá cây, rễ cây, vỏ thân cũng có các tác dụng dược liệu nhất định. Tuy nhiên bộ phận được biết đến và ứng dụng nhiều nhất là nhựa của cây. Nhựa cây là một loại chất lỏng có màu đỏ tươi được xúc tác bởi phản ứng miễn dịch của thực vật sau khi nhựa cây tiếp xúc với không khí bên ngoài và đông đặc lại. Vị thuốc huyết giác đã được danh y Lý Thời Trân ghi chép lại trong cuốn “Bản thảo cương mục” với công dụng “hoạt huyết thánh dược”.

Từ lâu vị thuốc long huyết đã được biết đến với công dụng điều huyết tuyệt vời, đây cũng là vị thuốc chủ đạo trong bài thuốc nổi tiếng “Thất Lý Tán”, với tác dụng hoạt huyết hoá ứ, điều hoà gân cốt, thúc đẩy lưu thông tuần hoàn máu và loại bỏ huyết ứ, huyệt cục, huyết khối, với nhiều phương pháp sử dụng khác nhau như “ngoài bôi, trong uống”.

Phần nhựa cây huyết giác đã được các thầy thuốc cổ đại ứng dụng từ hàng ngàn năm trước, được tìm thấy đầu tiên trong tác phầm “Đường Bản Thảo”. Các nghiên cứu dược liệu hiện đại, huyết giác còn có ứng dụng lớn trên các bệnh lý liên quan đến tuần hoàn máu, bệnh tim mạch, mạch máu não, chống oxy hoá và tăng khả năng miễn dịch.

Qua các quá trình nghiên cứu thực vật lâm sàng, các nhà khoa học tại Trung Quốc đã nghiên cứu và tìm ra một số thành phần khoa học có trong huyết giác giúp đem lại hiệu quả lâm sàng cao như sau:

1. Flavonoid và phenol: Hai chất này có trong nhựa của hầu hết tất cả các loại cây, flavonoid  cũng là hoạt chất chính của huyết giác, trong đó chủ yếu là chalcones và polyflavonoid. Sau các thí nghiệm lây nhiễm cho thấy ba thành phần hóa học flavonoid mới được hình thành ở cây huyết giác và hàm lượng cho thấy có xu hướng tăng dần tương quan với việc kéo dài thời gian lây nhiễm của cây. Các flavonoid  trong huyết giác có tác dụng ức chế estrogen, tăng sản tuyến ở các đối tượng thí nghiệm và ức chế hoạt động của từng enzyme. Nó có hiệu quả đáng kể trong điều trị bệnh tiểu đường.

2. Triterpenes và saponin: Các nhà nghiên cứu đã phân lập được 3 glycoside dạng vết từ chiết xuất cây huyết giác và thu được 9 saponin steroid từ chiết xuất lá cây huyết giác.  Ức chế sự phát triển và sinh sản của các chủng vi khuẩn gây bệnh thông thường như cầu khuẩn. Huyết giác còn có tác dụng ức chế nhất định, trì hoãn quá trình phát triển của tế bào ung thư bạch cầu và phản ứng độc hại của tế bào ung thư cổ tử cung; nghiên cứu mới cũng cho thấy ngoài vi khuẩn, chiết xuất cây huyết giác còn có tác dụng bảo vệ chống lại bệnh Leishmania và bệnh sốt rét, phòng chống hình thành một số loại khối u và hạn chế gia tăng kích thước khôi u.

3. Các loại hợp chất khác: Cây huyết giác còn chứa một số thành phần vô cơ và axit hữu cơ, sau khi động vật trong thí nghiệm được điều trị bằng chiết xuất huyết giác, phản ứng viêm ngoại sinh bị ức chế rõ rệt đồng thời giảm tính thấm mạch máu. Theo vị trí của nguyên tử carbon được dán nhãn huỳnh quang, sự di chuyển của các thành phần hoạt tính sinh học trong huyết giác phù hợp với hiệu quả của ghi nhận trong các sách y học cổ truyền như "làm giảm đau, làm se vết loét và thúc đẩy quá trình tăng sinh cơ”, điều này chứng tỏ huyết giác có tầm quan trọng chức năng giảm đau và chống viêm, thúc đẩy lưu thông máu và loại bỏ ứ máu, và ứng dụng bên ngoài để sửa chữa các tế bào biểu bì.

4. Ngoài ra, một số thành phần trong cây huyết giác sau khi được chiết xuất, trộn với các hóa chất khác và tiêm vào cơ thể đối tượng thí nghiệm còn có thể điều hòa lưu lượng máu bằng cách kiểm soát sự căng thẳng và thư giãn của cơ tim, ảnh hưởng đến việc sản sinh và giải phóng các chất độc. Các enzyme phản ứng liên quan, có tác động tích cực đến tim và điều hoà nhịp tim.

Vị thuốc huyết giác ứng dụng trong một số bài thuốc cổ:

1, Thất lý tán: đây là bài thuốc có huyết giác làm chủ dược, phối hợp với các vị thuốc nhũ hương, một dược, hồng hoa, băng phiến, xạ hương, chu sa. Đối với vết thương ngoài da, bài thuốc này có thể hoà rượu bôi trực tiếp lên vùng tổn thương. Vì thuốc có tác dụng thông mạch mạnh nên không dùng cho phụ nữ có thai.

2, Tái tạo hoàn: Tên bài thuốc này ra đời từ thời nhà Thanh (Trung Quốc) thời Từ Hy Thái Hậu, để giúp thái hậu thông lạc trừ phong, ngự y triều đình đã lấy cảm hứng từ bài thuốc Tái tạo hoàn trong “Uy tín y phương tập” để phối thuốc dùng cho thái hậu, bài thuốc có thành phần chính là Thập toàn đại bổ , gia thêm huyết giác, phụ tư, ma hoàng, phòng phong, khương hoạt, tế tân, địa long, cương tằm, tang kỳ sinh, uy linh tiên, ngưu hoàng, chu sa, trầm hương, hương phụ,…

Thuốc thảo dược

LONG HUYẾT P/H

TAN BẦM TÍM – GIẢM PHÙ NỀ - MAU LÀNH VẾT THƯƠNG

Thành phần: (Cho 1 viên) Cao khô huyết giác 280mg (tương đương với 4g dược liệu)

Công dụng:

Hành huyết, tiêu sưng, tiêu huyết ứ, giảm đau.

Long Huyết P/H giúp:

- Trị bầm tím, làm tan nhanh các vết bầm tím, máu tụ dưới da, phù nề, sưng đau do va đập, bị té ngã, đánh nhau, tai nạn giao thông, lao động, thể thao hoặc sau phẫu thuật chấn thương, chỉnh hình, phẫu thuật thẩm mỹ.

- Thúc đẩy quá trình lên da non. Giúp vết phẫu thuật, loét, trầy xước, mau lành, vết thương hở ngoài da mau lành, chóng "liền miệng", hạn chế để lại sẹo xấu, sẹo lồi mất thẩm mỹ.

Cách dùng - Liều dùng:

Ngày uống 3 lần sau bữa ăn. Người lớn 4 – 6 viên/lần. Trẻ em 2 – 3 viên/lần.

Công ty TNHH Đông dược Phúc Hưng 96 – 98 Nguyễn Viết Xuân - Hà Đông – Hà Nội

Số giấy xác nhận: 0791/2018/XNQC/QLD

ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN TRƯỚC KHI DÙNG