Với chị em phụ nữ, ai cũng mong muốn mình trở nên xinh đẹp, quyến rũ và đầy tự tin trước mặt mọi người. Cùng với các dịch vụ làm đẹp như nhấn mí, căng da mặt, nâng mũi,.. độn cằm V-line cũng rất thu hút phái đẹp. Phương pháp thẩm mỹ này được xem là cứu cánh cho những người thiếu tự tin, chiếc cằm không hài hòa với mặt. Tuy nhiên, bầm tím sau độn cằm khiến nhiều chị em lo lắng và hoang mang tự hỏi không biết đây có phải là dấu hiệu nguy hiểm hay không. Để hiểu rõ hơn về dịch vụ làm đẹp này, hãy cùng longhuyetph.vn tìm hiểu nguyên nhân cũng như cách chăm sóc hiệu quả, giúp nhanh tan vết bầm sau phẫu thuật độn cằm.

1. Phẫu thuật độn cằm là gì?

Phẫu thuật độn cằm hay phương pháp tạo hình cằm chính là một dạng phẫu thuật nhằm tác động vào vùng cằm để tạo dáng cằm đẹp và cân xứng nhất với gương mặt. Từ đó khắc phục các khuyết điểm như cằm ngắn, cằm lẹm… để trả lại chiếc cằm hài hòa, thanh tú với khuôn mặt.

Trong phẫu thuật độn cằm, thông thường bác sĩ sẽ thực hiện các động tác bóc tách, tạo vết rạch nhỏ ở phía trong niêm mạc môi, đưa miếng độn vào phía dưới xương cằm nhằm tạo hình cằm như ý muốn. Ngoài ra, cũng có thể độn cằm bằng cách tiêm chất làm đầy filler… Hiện nay công nghệ độn cằm được yêu thích nhất là độn cằm V-line Hàn Quốc. Xu hướng làm đẹp này được đánh giá cao nhờ những ưu điểm nổi bật.

bam-tim-sau-don-cam-de-xay-ra

Phẫu thuật độn cằm khắc phục tình trạng cằm ngắn, cằm lẹm

Những đối tượng áp dụng phẫu thuật độn cằm 

Phẫu thuật thẩm mỹ độn cằm là phương pháp dùng chung cho cả nam và nữ. Thông thường những người tồn tại các khuyết điểm về cằm khiến gương mặt mất nét ưa nhìn và không thu hút người đối diện thì họ sẽ tìm đến dịch vụ làm đẹp này. Có thể kể đến như:

- Những người có cằm ngắn, cằm lẹm

- Những người mong muốn sở hữu cằm V-line đúng chuẩn Hàn Quốc

- Những người từng độn cằm nhưng bị hỏng, kết quả không như mong muốn.

Dù mang lại giải pháp cứu cánh để chị em tự tin hơn nhưng nhiều người vẫn luôn lo lắng và tỏ ra hoang mang trước dấu hiệu bầm tím sau khi độn cằm. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này do đâu? Nó có gây nguy hiểm hay không?

2. Nguyên nhân vết bầm tím xuất hiện sau khi độn cằm

Bầm tím là dấu hiệu thường gặp sau khi độn cằm. Đây có thể xem là phản ứng hoàn toàn bình thường của cơ thể dưới sự tác động trực tiếp của kim tiêm, dao kéo. Theo đó, sau khi phẫu thuật mạch máu chưa lưu thông hoàn toàn nên sinh ra hiện tượng bị tụ máu và  gây nên vết bầm tím. Ngoài bầm tím, bạn sẽ gặp phải những dấu hiệu khác như sưng đau, phù nề ở khu vực phẫu thuật… Tuy nhiên, những dấu hiệu này sẽ giảm dần và biến mất sau đó ít ngày cho nên bạn không cần quá lo lắng.

Đối với bầm tím sau độn cằm thông thường sẽ hết từ 1 - 2 ngày. Tuy nhiên, dấu hiệu này có nhiều khả năng sẽ kéo dài hơn do bạn chưa biết cách chăm sóc hoặc có những tác động không đúng lên khu vực phẫu thuật. Vết bầm tím sẽ gây mất thẩm mỹ khiến chị em thiếu tự tin, cho nên tìm hiểu về cách xử lý vết bầm tím sau độn cằm là điều mà nhiều bạn quan tâm.

nguyen-nhan-bam-tim-sau-don-cam

Bầm tím là dấu hiệu dễ nhận thấy sau khi độn cằm

3. Các cách chăm sóc giúp giảm bầm tím sau độn cằm

Có rất nhiều cách để giảm bầm tím sau khi phẫu thuật độn cằm mà các bạn có thể áp dụng. Dễ thực hiện hoặc nguyên liệu dễ tìm ra đặc điểm nổi bật của những cách chăm sóc này. 

3.1 Chườm nóng 

Chườm nóng là một trong những cách đánh tan vết bầm tím sau phẫu thuật độn cằm rất hiệu quả. Theo đó, bạn lấy một chiếc khăn ấm bọc bên trong một chai nước nóng hoặc sử dụng túi nóng và chườm nhẹ lên vết bầm tím ở khu vực cằm được phẫu thuật. Bằng cách này bạn sẽ giúp máu bầm tím lưu thông dễ hơn. Ngoài ra, chườm nóng cũng giúp giảm sưng hiệu quả, từ đó rút ngắn quá trình hồi phục hậu phẫu sau độn cằm.

Để đạt hiệu quả cao nhất trong việc đánh tan vết bầm tím, khi chườm nên kết hợp massage nhẹ nhàng và duy trì thực hiện việc chườm nóng 2 lần/ngày. Đặc biệt, không nên dùng nước quá nóng để chườm. 

3.2 Sử dụng mật gấu

Mật gấu là một trong những nguyên liệu có tác dụng giảm bầm tím và sưng đau các loại vết thương trên da. Cách này được nhiều chuyên gia đánh giá cao và khuyên dùng. Mật gấu có tính nóng cho nên hạn chế máu tụ, giảm sưng đau vết thương rất hiệu quả.

Tuy nhiên, khi dùng mật gấu để giảm bầm tím sau độn cằm bạn chú ý không nên bôi trực tiếp lên da. Thay vào đó, bạn pha mật gấu với nước ấm, sau đó bôi lên vùng cằm sau phẫu thuật. Để cảm nhận hiệu quả rõ rệt nhất, bạn thực hiện 2 - 3 lần/ngày.

3.3. Massage nhẹ nhàng

Từ ngày thứ 3 sau phẫu thuật độn cằm bạn hoàn toàn có thể thực hiện một số thao tác massage nhẹ  nhàng, điều này nhằm hạn chế sưng đau, giúp máu lưu thông tốt từ đó giảm bầm tím. Đặc biệt những động tác này còn giúp dáng cằm của bạn đẹp tự nhiên hơn. Nhưng bạn hãy nhớ tuyệt đối không ấn mạnh hoặc xoa bóp trực tiếp trên vùng cằm mới vì điều này sẽ khiến cằm của bạn bị lệch, lộ vết mổ. Đối với massage, bạn nên thực hiện theo nguyên tắc chuyển động tròn nhỏ ở vùng má trở xuống.

3.4 Sử dụng thuốc giảm sưng đau, bầm tím

Sau khi phẫu thuật độn cằm, hầu hết các bác sĩ sẽ ghi đơn thuốc, hướng dẫn cụ thể về liều lượng và loại thuốc phù hợp với mỗi người. Cho nên bạn hãy kiên trì tuân thủ đúng thời gian và liều lượng thuốc theo đơn mà bác sĩ đã cho. Điều này giúp bạn nhanh chóng hồi phục vết thương sau phẫu thuật, giảm sưng đau, bầm tím hiệu quả.

Các bạn cần đặc biệt chú ý, không nên tự ý dừng uống thuốc hoặc mua thuốc ngoài đơn để uống và bôi. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên vết thương, làm cho vùng bầm tím kéo dài, gây đau đớn và thời gian chữa trị dài hơn.

3.5 Tuân thủ chế độ ăn uống, nghỉ ngơi

Chế độ ăn uống và nghỉ ngơi sau phẫu thuật độn cằm có nhiều tác động đối với việc hồi phục và giảm tình trạng bầm tím, sưng đau. 

- Về nghỉ ngơi: Bạn hãy tránh các công việc đòi hỏi sức lực kể, 3 ngày sau độn cằm hãy nghỉ ngơi, thả lỏng toàn bộ cơ thể. Tốt nhất nên dùng gối kê cao phần đầu, điều này giúp bạn tránh được tình trạng tụ máu ở cằm. Bạn tránh tư thế nằm sấp, nằm nghiêng vì nó sẽ làm cằm phải chịu thêm áp lực khiến dấu hiệu dồn tụ máu và bầm tím sau độn cằm kéo dài hơn.

bam-tim-sau-don-cam-nen-an-gi

Thịt gà và rau muống là hai trong nhiều loại thực phẩm bạn cần kiêng

- Về ăn uống: Bạn cần tuân thủ chế độ ăn uống có kiêng khem sau phẫu thuật độn cằm. Theo đó, với các loại thực phẩm như rau muống, thịt bò, thịt gà, trứng, hải sản, đồ nếp, đồ tanh… bạn cần tránh tuyệt đối trong vòng 3 tuần sau khi độn cằm. Đây là những thức ăn có thể gây sưng, ngứa, bầm tím, tạo mũ và gây sẹo sau vết thương. Khoảng thời gian sau phẫu thuật, bạn nên tăng cường ăn thịt nạc heo, bổ sung các loại vitamin, chất xơ có trong hoa quả, trái cây… Những loại thức ăn này chính là “liều thuốc tự nhiên” giúp quá trình tan bầm tím nhanh hơn, vết thương chóng lành.

Thực hiện tốt những cách trên đây, bầm tím sau độn cằm sẽ giảm rất nhiều, quá trình hồi phục hậu phẫu cũng nhanh chóng hơn. Ngoài ra, để đảm bảo chăm sóc tốt nhất sau độn cằm bạn nên vệ sinh sạch sẽ, tránh dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…