Tiêm filler làm đẹp đón tết vào thời gian nào thì kịp
Tác giả:
Đỗ Thùy Linh
|
Tham vấn Y Khoa
Dược Sĩ Thu Huyền
|
Ngày đăng
26/12/2020
|
Lần cập nhật cuối:
01/11/2024
|
Số lần xem:
2053
|
Một trong số các loại hình thẩm mỹ được chị em săn đón, đặc biệt là vào dịp gần tết đó là: Tiêm filler. Bởi đây là một phương pháp làm đẹp nhanh chóng, không xâm lấn nhiều và không mất thời gian nghỉ dưỡng.
Không khí tết đang tràn ngập khắp đường phố, người người hối hả hoàn tất công việc kịp đón năm mới. Đây cũng là dịp chị em tút tát lại nhan sắc nhờ các dịch vụ thẩm mỹ, để có thể tỏa sáng rạng rỡ trong các bức ảnh, trong buổi sum họp gia đình hay khi đi chúc tết người thân, họ hàng.
Một trong số các loại hình thẩm mỹ được chị em săn đón, đặc biệt là vào dịp gần tết đó là: Tiêm filler. Bởi đây là một phương pháp làm đẹp nhanh chóng, không xâm lấn nhiều và không mất thời gian nghỉ dưỡng.
1. FILLER LÀ GÌ, CÁC LOẠI FILLER ĐANG LÀ HOT TREND TRONG GIỚI LÀM ĐẸP?
Filler là chất làm đầy da hay, mô mềm hay nếp nhăn. Việc tiêm filler vào trong cơ thể đã được Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp nhận. Tiêm filler có nhiều tác dụng như: Tạo hình khuôn mặt, chậm quá trình lão hóa da, xóa nếp nhăn, giúp da căng bóng, làm đầy quầng mắt dưới, điều trị sẹo rỗ,...
Nhiều chị em tiêm filler để làm đẹp kịp đón Tết
Filler chia làm 2 loại, tạm thời và vĩnh viễn.
- Filler tạm thời gồm: Collagen (trung bình từ 3-4 tháng); Hyaluronic acid (trung bình từ 6-12 tháng); Calcium hydroxylapatite (có thể kéo dài 18 tháng); Poly-L-lactic acid (PLLA, có thể tồn tại khoảng 2 năm);...
- Filler có tác dụng vĩnh viễn (không tự tiêu): Hạt Poly methyl methacrylate (PMMA: là một loại polymer nhân tạo, không bị phân hủy sinh học. Khi sử dụng làm chất filler, PMMA được hòa tan trong một loại gel chứa collagen bò và sử dụng tiêm vào mặt.
Đây là một phương pháp làm đẹp đơn giản, không phải phẫu thuật đau đớn, tỉ lệ xâm lấn tối thiểu, quy trình nhanh chóng, tiết kiệm chi phí mà lại không phải tốn thời gian nghỉ dưỡng.
Một số các trends đang thịnh hành hiện nay như: tiêm filler nâng mũi cho dáng mũi cao nhanh; tiêm filler làm dày môi, tiêm filler tạo dáng cằm mặt V-line,...
2. TẾT GẦN ĐẾN RỒI, TIÊM FILLER CÓ CÒN KỊP KHÔNG?
Dù được cho là một phương pháp làm đẹp “thần kì”, không dao kéo nhưng cho dù sử dụng loại filler nào, tại cơ sở thẩm mỹ uy tín đến đâu, bạn vẫn có thể gặp phải một số rủi ro. Vì vậy, bạn cần cẩn thận lựa chọn bác sĩ có tay nghề cao, uy tín, hoạt chất dùng để tiêm filler có nguồn gốc rõ ràng, đồng thời tự trang bị hiểu biết về những nguy cơ trước khi quyết định. Đặc biệt lưu ý, trước khi tiêm cần test thử xem cơ thể có dị ứng với chất filler đó hay không.
Các tác dụng phụ có thể gặp sau khi tiêm filler như: Bầm tím, sưng đỏ, đau nhức, ngứa, phát ban, khó cử động,... Đa số các tác dụng phụ này chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn sau tiêm và phần lớn mất đi sau 2 tuần. Trong đó, bầm tím, sưng là 2 triệu chứng thường gặp nhất sau khi làm đẹp bằng phương pháp này.
Ưu điểm vượt trội của tiêm Filler mà hầu như các tín đồ làm đẹp nào cũng biết đó chính là hiệu quả thấy rõ ngay sau khi tiêm. Bởi vậy, chị em thường đợi đến giai đoạn cận tết. Theo các chuyên gia, khoảng thời gian định hình đẹp nhất là tầm 2-4 tuần sau đó, bởi vậy trước tết 1 tháng bạn mới thực hiện tiêm Filler vẫn còn kịp.
3. LÀM CÁCH NÀO ĐỂ MẶT KHÔNG BỊ BẦM TÍM, SƯNG ĐAU SAU KHI TIÊM FILLER
Vết bầm tím, sưng đau tại vị trí tiêm sau khi tiêm Filler là tình trạng hầu như ai cũng gặp phải. Đối với các vết bầm trên cơ thể, chúng ta có thể tạm che đi bằng trang phục, nhưng đối với những vết bầm trên mặt gây mất thẩm mỹ là một điều không ai mong muốn, nhất là khi đã mất tiền để làm đẹp.
Nguyên nhân của vết thâm tím, sưng đau là do tình trạng chảy máu trong mô tế bào do tác động của mũi kim và chất đưa vào cơ thể. Để làm giảm tình trạng này, chúng ta có thể áp dụng các biện pháp như:
+ Trong vòng 6 giờ không chạm vào vùng da được tiêm.
+ Không vận động mạnh hoặc nằm xuống ngay sau khi tiêm; tránh bị tăng huyết áp và nguy cơ thâm tím.
+ Sử dụng ngay thuốc giúp tan bầm tím, giảm sưng nề, mau lành vết thương nguồn gốc tự nhiên như các thuốc bào chế từ vị thuốc quý Huyết giác,...
Ts.Bs Đỗ Thành Trí - Trưởng khoa Tạo hình thẩm mỹ Bệnh viện Thống Nhất Tp.HCM cho biết:"Thuốc chứa huyết giác giúp tan máu bầm, chống phù nề tốt, tăng tuần hoàn máu đến vết thương, giúp nhanh phục hồi vết thương do phẫu thuật thẩm mỹ. Không chỉ dùng trong can thiệp tiểu phẫu, đại phẫu, thuốc còn có thể dùng cả cho thủ thuật nhỏ như người phun xăm môi, mày, tiêm Filler”.
Thuốc thảo dược bào chế từ Huyết giác được ứng dụng rất nhiều trong phun xăm môi, điêu khắc lông mày, tiêm filler; Giúp nhanh phục hồi sau phẫu thuật thẩm mỹ (nâng mũi, nâng ngực....), bầm tím, chấn thương do tai nạn lao động, thể thao.
Sản phẩm bào chế từ huyết giác được nhiều chuyên gia đánh giá cao
Sản phẩm là THUỐC ĐIỀU TRỊ có trong danh mục thuốc thiết yếu của Bộ Y tế, sản xuất trên dây truyền đạt chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới GMP – WHO.