Cây huyết giác từ lâu đã được biết đến như một loại thảo dược quý với khả năng vượt trội giúp kháng khuẩn, chống viêm, giảm bầm tím, phù nề và bong gân. Nhờ ứng dụng cao trong y học mà huyết giác được các nhà khoa học liên tục nghiên cứu tìm tòi và phát triển.

Ngày nay, huyết giác được nhiều người truyền tai nhau, dùng cho người bị va đập, bầm tím, chấn thương do sử dụng dao kéo, tai nạn giao thông, lao động, chơi thể thao, người sau phẫu thuật, phẫu thuật thẩm mỹ...

Vậy tác dụng của huyết giác có thần kì như lời đồn, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

Chấn thương do tai nạn giao thông để lại nỗi đau cho rất nhiều gia đình

Va đập, chấn thương do tai nạn giao thông để lại nhiều nỗi đau

Thực trạng va đập, chấn thương ở Việt Nam hiện nay

Va đập, chấn thương là việc có thể xảy ra ở bất cứ đâu, với bất kì người nào. Việt Nam là đất nước đang phát triển, lượng xe gắn máy lưu thông trên đường phố nhiều, mật độ giao thông dày đặc là nguyên nhân chính gây nên các tình huống va quệt, tai nạn. Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, trong năm 2020, toàn quốc xảy ra 14.510 vụ tai nạn giao thông trong đó có đến 10.804 người bị thương.

Thêm vào đó, với sự đa dạng của các loại hình thể dục thể thao, người chơi bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, tập gym, tập võ,... ngày càng tăng lên, không thể tránh khỏi những lúc va đập, bị tổn thương,...

Có thể thấy rằng chấn thương do té ngã, dao kéo, bạo lực, tai nạn giao thông, lao động, chơi thể thao,... là vấn đề xảy ra thường xuyên trong sinh hoạt hàng ngày, được các bác sĩ đánh giá mang tính nghiêm trọng hơn cả bệnh tật.

Một số các vết thương, bầm tím, trầy xước trên mặt dù nhẹ đến mấy cũng có đặc điểm là lâu tan, sưng tấy, gây cảm giác đau đớn và mang đến sự bất tiện trong giao tiếp hàng ngày. Vì vậy, việc tìm ra các dược liệu từ thiên nhiên giúp mau lành vết thương, an toàn, tiện dụng có ý nghĩa quan trọng và thiết thực trong đời sống.

Ngược dòng thời gian, tìm về những kinh nghiệm được lưu truyền trong dân gian. Đã từ lâu, các thầy thuốc đông y thường sử dụng huyết giác cho những trường hợp bầm tím, phù nề, chấn thương. Nhờ thành phần lành tính, hiệu quả lâm sàng cao, vị thuốc quý huyết giác như một điểm sáng, được ứng dụng rộng rãi trong y học hiện đại.

Câu chuyện xưa về loài cây huyết giác bắt nguồn từ bài thuốc của các võ sư

Cây huyết giác được khai thác sử dụng trong nền văn hóa cổ truyền, tín ngưỡng của nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, từ xa xưa cây huyết giác đã được sử dụng trong phương thuốc bí truyển của các võ sư, tiêu biểu như võ phái Lam Sơn căn bản hay võ sư Từ Thiện Hồ Tường của môn phái Tân Khánh Bà Trà,...

Cây huyết giác giúp vết thương nhanh khỏi

Cây huyết giác là dược liệu quý có nhiều ứng dụng trong điều trị chấn thương

Theo phương thuốc này, người ta chỉ sử dụng phần gỗ màu đỏ nâu, ở thân những cây huyết giác già cỗi để làm thuốc. Các võ sư tán nhỏ dược liệu huyết giác, sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với các dược liệu khác, đem ngâm rượu; dùng xoa bóp cho các võ sinh bị bong gân, bầm tím, đau xương, chấn thương gây ra bởi tập luyện thi đấu.

Trong cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS. Đỗ Tất Lợi có viết:“Huyết giác được dùng để chữa các trường hợp ứ huyết, bị thương máu tím bầm không lưu thông. Dùng được cho cả nam và nữ. Với liều dùng từ 10 đến 20g dưới dạng thuốc sắc, thuốc ngâm rượu và xoa.

Cách sử dụng huyết giác trong thực tế, giúp mau lành vết thương do tai nạn giao thông, chơi thể thao

Qua kinh nghiệm đúc kết từ hàng trăm năm sử dụng huyết giác trong điều trị chấn thương, bầm tím, bong gân; các nhà khoa học đã đi sâu vào nghiên cứu loài cây này và phát hiện ra rằng: Phần chất gỗ màu đỏ nâu ở gốc của các cây già cỗi chứa các dược chất có tác dụng tương tự kháng sinh. Bao gồm hỗn hợp nhiều dược chất như phenolic, flavonoid, homoisoflavonoid, saponin steroid, Loureirin B (C18H20O5),…

Các dược chất này có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa, kích thích tuần hoàn máu, tăng tái tạo tế bào,... Giúp người bị thương do va đập, tai nạn giao thông, chơi thể thao, sau phẫu thuật nhanh tan bầm tím, giảm phù nề, sưng đau, thúc đẩy tế bào lên da non, giúp vết thương mau khép miệng.

Đặc biệt, Loureirin B (C18H20O5) được coi là thành phần chính trong huyết giác và đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học về hoạt chất này. Nghiên cứu vào năm 2004 được đăng trên tạp chí khoa học Trung Quốc về Loureirin B đã chỉ ra cơ chế tác dụng của hoạt chất này với các vết thương:

- Tác dụng giảm đau: thông qua điều chỉnh dòng natri trong tế bào dây thần kinh sinh ba. Qua đó, can thiệp trực tiếp vào quá trình dẫn truyền cảm giác của tế bào thần kinh.

- Hạn chế sự hình thành huyết khối, tan cục máu đông: làm giảm độ nhớt của máu toàn phần, máu huyết tương trên mô hình chuột bị ứ máu cấp tính.

- Ức chế hình thành sẹo lồi: ngăn chặn sự tăng sinh và biệt hóa nguyên bào sợi thông qua chu trình tái phân phối tế bào. Ức chế sự tăng sinh quá mức của chất nền ngoại bào; có lợi cho vết thương nhờ sự sắp xếp các sợi collagen một cách có trật tự, giúp nhanh lành vết thương, nhờ đó ngăn ngừa sự hình thành sẹo lồi. Cung cấp các chất dinh dưỡng và oxy thiết yếu đến vị trí vết thương, thúc đẩy quá trình hình thành mô hạt, hình thành mạch, giúp nhanh tái tạo da non.

Long huyết P/H chứa thành phần huyết giác được giới y học đánh giá cao về hiệu quả chữa lành vết thương

Để ứng dụng trong cuộc sống hiện đại, các nhà khoa học tại Công ty TNHH ĐÔNG DƯỢC PHÚC HƯNG đã bào chế ra thuốc thảo dược Long huyết P/H có thành phần từ cao huyết giác tinh chế dưới dạng viên nén, giúp tiện sử dụng, nhanh chóng, đảm bảo hàm lượng dược chất chuẩn, an toàn, dễ mang theo khi đi xa, du lịch. Sản phẩm là THUỐC ĐIỀU TRỊ, sản xuất trên dây truyền đạt chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới GMP – WHO.

Thuốc Long huyết P/H là sản phẩm của Công ty TNHH Đông Dược Phúc Hưng

Ngày nay, Long huyết P/H không chỉ được ứng dụng rất phổ biến đối với các trường hợp bầm tím, chấn thương do tai nạn lao động, thể thao, người sau phẫu thuật ... mà còn được sử dụng giúp nhanh phục hồi cho người sau phun xăm môi, điêu khắc lông mày, sau phẫu thuật thẩm mỹ (nâng mũi, nâng ngực....).

Đây được cho là thuốc thảo dược không thể thiếu trong tủ thuốc của mỗi gia đình.