Khoa học chứng minh huyết giác có tác dụng tan cục máu đông
Tác giả:
Hà Thủy
|
Tham vấn Y Khoa
Bác sĩ chuyên khoa II Hà Mạnh Cường
|
Ngày đăng
23/08/2021
|
Lần cập nhật cuối:
23/08/2021
|
Số lần xem:
3327
|
Cục máu đông là một trong những bệnh huyết khối cần đặc biệt đề phòng bởi những nguy cơ liên quan đến sức khỏe. Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, ngày nay các nhà khoa học đã có nhiều nghiên cứu chuyên sâu chứng minh được vị thuốc quý Huyết giác là một trong những hoạt chất chống đông tự nhiên, an toàn và lành tính.
Ở người bình thường, trong cơ thể diễn ra cả 2 quá trình đông máu và chống đông. Khi cơ thể bị thương, tiểu cầu được hoạt hóa, gia tăng bắt giữ các tế bào máu, làm tăng kích thước cục máu đông. Quá trình này là phản ứng tự nhiên của cơ thể, đóng vai trò giúp ngăn ngừa chảy máu, bịt kín miệng vết thương, tạo tiền đề cho quá trình lành thương.
Các cục máu đông được hình thành trong điều kiện sinh lý tự nhiên thường nhỏ, có thời gian sống ngắn và dễ dàng bị tiêu biến bởi các chất tiêu cục huyết như plasmin.
Tuy nhiên, trong một số điều kiện bệnh lý, cục máu đông lại được hình thành ngay trong lòng mạch. Chúng có thể gây tắc mạch tại chỗ hoặc di chuyển theo dòng máu, đến gây tắc cho các mạch máu nhỏ hơn ở vị trí khác.
Cục máu đông có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng
Cục máu đông có nguy hiểm không?
Tùy theo vị trí huyết khối mà bệnh nhân có thể gặp các vấn đề khác nhau, nhưng nói chung đều rất nghiêm trọng. Các bệnh lý do huyết khối gây nên như: viêm tắc tĩnh mạch, hoại tử chi, nhồi máu cơ tim, đột quỵ,... nguy hiểm hơn có thể gây tử vong.
Đa số các trường hợp huyết khối không có biểu hiện lâm sàng nên việc thăm khám chủ yếu là khai thác tiền sử các yếu tố nguy cơ, tùy theo vị trí gây tắc mà có biểu hiện lâm sàng khác nhau. Mỗi loại huyết khối cũng có phương pháp điều trị khác nhau, gồm 2 phương pháp chủ yếu là: Dùng thuốc điều trị (Heparin, thuốc kháng vitamin K, thuốc chống đông, thuốc chống kết tập tiểu cầu,...) và can thiệp phẫu thuật trong đó phổ biến hơn cả là sử dụng thuốc chống đông.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, việc sử dụng các loại thuốc chống đông cần phải được bác sĩ thăm khám chỉ định, không dùng trong thời gian dài, không dùng dự phòng và phải được theo dõi kiểm soát rất kĩ bởi có nhiều tác dụng phụ đi kèm. Điển hình như bầm tím dưới da, chảy máu chân răng, xuất huyết nội tạng, xuất huyết não,...
Giải pháp ngăn ngừa huyết khối đến từ vị thuốc thảo dược huyết giác an toàn, lành tính
Đứng trước nhu cầu cấp bách trong điều trị, cùng với sự phát triển nở rộ của xu hướng dùng thảo dược, các nhà khoa học đã tìm đến những hoạt chất chống đông tự nhiên, an toàn và lành tính hơn. Một trong số đó có thể kể đến vị thuốc quý Huyết giác.
Huyết giác đã được nhân dân ta sử dụng từ lâu đời, chữa các trường hợp ứ huyết, bị thương máu tím bầm, không lưu thông. Theo Đông y, huyết giác có vị đắng chát, tính bình; có tác dụng chỉ huyết, hoạt huyết, sinh cơ, hành khí. Các thầy thuốc xưa chỉ chọn sử dụng những phần gỗ màu đỏ nâu ở thân những huyết giác già cỗi để làm thuốc, dùng để chữa bị thương máu tụ sưng bầm, đòn ngã tổn thương, bong gân, đau nhức xương dưới dạng sắc uống hoặc ngâm rượu xoa bóp.
Đi sâu vào tìm hiểu các thành phần của huyết giác, các nhà khoa học phát hiện ra phức hợp các hoạt chất như: Loureirin A, Loureirin B, 4′,7-dihydroxyflavone, resveratrol, pterostilbene,... Đây là những hoạt chất có hoạt tính sinh học cao như chống viêm, chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng nấm, tăng cường lưu thông máu, thúc đẩy quá trình liền thương,...
Đặc biệt, trong nghiên cứu của Đặng Thị Mai An (Hà nội, năm 1961) thí nghiệm trên ống kính cho thấy dịch chiết ra từ huyết giác có tác dụng ức chế việc kết tập các tiểu cầu, ngăn ngừa hình thành huyết khối.
Không chỉ vậy, vào những năm 2015 và 2017, các nhà khoa học Trung Quốc công bố thêm nhiều nghiên cứu chuyên sâu, góp phần bổ sung thêm dữ liệu về cơ chế chống đông máu của huyết giác. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, huyết giác có tác dụng chống đông máu theo 2 cơ chế chính là: Ức chế kết tập tiểu cầu và phân hủy cục máu đông.
- Ức chế kết tập tiểu cầu: Tiểu cầu đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành huyết khối. Khi cơ thể bị thương, tiểu cầu trong máu kết dính với collagen, nó được hoạt hoá và giải phóng ra nhiều chất như ADP, thromboxane A2,... Các hoạt chất này lại gây hoạt hoá các tiểu cầu ở gần và làm chúng dính vào lớp tiểu cầu ban đầu. Rồi cứ như vậy, các lớp tiểu cầu bị hoạt hóa, đến dính vào chổ tổn thương càng lúc càng nhiều tạo nên các cục máu đông.
Loureirin A có tác dụng chống kết tập tiểu cầu do ức chế con đường tín hiệu PI3K/AKT, gây ảnh hưởng quá trình hoạt hóa của tiểu cầu, ngăn chặn quá trình tăng kích thước của cục máu đông.
Theo nghiên cứu “Antiplatelet activity of loureirin A by attenuating Akt phosphorylation: In vitro studies”, thực hiện bởi Bệnh Viện Đại học Vũ Hán, Trung Quốc, đăng trên tạp chí European Journal of Pharmacology, 746 (2015) 63–69.
- Quá trình phân hủy cục máu đông: PAI-1 (chất ức chế hoạt hóa Plasminogen – 1) là một yếu tố trong máu, gây ức chế quá trình tiêu sợi huyết, làm chậm quá trình phân hủy cục máu đông tự nhiên.
Loureirin B có trong huyết giác giúp tăng cường lưu thông máu, đóng vai trò tích cực trong hệ thống chống đông máu thông qua việc ức chế nồng độ PAI-1 trong tiểu cầu, do đó đảo ngược quá trình tiêu sợi huyết, giúp quá trình phân hủy cục máu đông được diễn ra bình thường.
Theo nghiên cứu “Bioactivity-Guided Fractionation of the Traditional Chinese Medicine Resina Draconis Reveals Loureirin B as a PAI-1 Inhibitor”, thực hiện bởi Yu Jiang,1 Guangping Zhang,2 Dong Yan,3 Hong Yang,3 Zuguang Ye,2 and Tonghui Ma, Trung Quốc.
Với dữ liệu về cơ chế tác động rõ ràng và đầy đủ như vậy, có thể thấy rằng, huyết giác là một vị thuốc quý, có thể ứng dụng phát triển để sử dụng trong dự phòng và ngăn ngừa huyết khối, góp phần hiệu quả, giúp giảm hậu quả nguy hiểm do bệnh huyết khối gây nên.
Những thông tin cần biết
Bài viết khác
- LONG HUYẾT P/H NHẬN GIẢI THUỐC ĐÔNG DƯỢC SỐ 1 LÀM TAN BẦM TÍM, MAU LÀNH VẾT THƯƠNG 2023
- Long huyết P/H đồng hành cùng “The PMU Việt Nam” - Tìm kiếm tài năng phun xăm thẩm mỹ
- Cách sơ cấp cứu cần biết để giúp đỡ người khác khi gặp một số tai nạn thông thường
- Có những loại thuốc thuốc chống đông máu, điều trị huyết khối, phòng ngừa cục máu đông nào?