Tên khoa học của huyết giác là Pleomele cochinchinensis Merr. (Dracaena loureiri Gagnep), cây thuộc họ Hành (Alliaceae). Ngoài tên gọi huyết giác, loại cây thảo dược này còn có rất nhiều tên gọi khác như dứa dại, xó nhà, trầm dứa, Cau rừng, Giác máu, Bồng bồng, Co ỏi khang… Chính vì sự đa dạng về tên nên rất nhiều người có sự nhầm lẫn giữa cây huyết giác và một số loài cây khác, trong đó có cây dứa núi. Vậy làm sao để phân biệt cũng như tác dụng thực sự của huyết giác ra sao? Hãy cùng longhuyeph.vn tìm hiểu ngay sau đây.

1. Đặc điểm mô tả và phân bố của cây huyết giác

Cây huyết giác có đặc điểm về mô tả và phân bố có phần đặc thù, khác biệt so với nhiều loại cây thuốc quý khác. 

1.1 Đặc điểm mô tả

Về thân: Là một cây thân gỗ, cao trung bình từ 2 - 4m, đường kính khoảng 2 - 3cm. Với những cây trưởng thành, sống lâu năm có thể cao tới 10m với đường kính thân trong khoảng 20 - 30m. Loài cây quý này có sự phân nhánh ở thân, tạo thành khối rộng rất dễ nhận biết.

Về lá: Lá cây có màu xanh tươi, hình lưỡi kiếm dài khoảng 25 - 80cm, rộng 3 - 4cm và cứng. Lá thường tập trung ở phần ngọn, mọc cách và không có cuống. 

cay-huyet-giac

Huyết giác là loại cây thuộc thân gỗ, lá dài hình lưỡi kiếm

Về hoa: Đây là loài cây có hoa màu lục vàng nhạt mọc thành các chùm lớn, dài đến 1m. Mỗi bông hoa có đường kính 7 - 8mm. Cây thường ra hoa trong khoảng tháng 2 - 5 hàng năm.

Về quả: Quả cây huyết giác hình cầu và rất mọng hình cầu. Khi chín quả sẽ chuyển thành màu đỏ, mỗi quả chứa 1 - 3 hạt hình cầu. 

Có thể thấy, so với cây dứa núi và những loại cây thuốc khác, huyết giác có đặc điểm bên ngoài rất dễ nhận biết. Chỉ cần một chút tinh ý là các bạn đã có thể biết và tìm kiếm được chính xác loại cây thuốc quý này. Bộ phận được sử dụng nhiều nhất trong y khoa của cây huyết giác là thân cây hay chính là phần lõi cây. 

1.2 Phân bố 

Tại Việt Nam, cây huyết giác phân bố chủ yếu tại các tỉnh Hòa Bình, Nam Định, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Nghệ An. Loại cây này mọc hoang trên núi đá vôi, đá xanh và rất ưa ánh sáng. 

2. Huyết giác khác dứa dại chỗ nào?

Do có tên gọi khác là dứa dại cho nên rất nhiều người nhầm lẫn cây huyết giác và cây dứa dại là một. Tuy nhiên, đây là hai loại cây khác nhau. Dưới đây là các đặc điểm để bạn dễ phân biệt hai loại cây này.

Về màu sắc: Lá cây huyết giác xanh và tươi hơn cây dứa dại

Về quả: Dứa dại có quả to và tròn hơn quả cây huyết giác

Về đặc điểm khoa học: Dứa dại hay còn gọi là dứa núi, dứa lẵng la là loại cây có tên khoa học là Pandanus utilis, thuộc họ dứa dại (Pandanaceae). Còn cây huyết giác có tên khoa học là Dracaena Cambbodiana, thuộc chi Huyết dụ (Dracaenaceae) và họ Hành.

huyet-giac-va-dua-dai-khac-nhau

Dứa dại có quả to hơn quả huyết giác rất nhiều

Như vậy, dứa dại và cây huyết giác hoàn toàn khác nhau cho nên các bạn hãy tìm kiếm thật kỹ để tránh nhầm lẫn dẫn đến tác dụng chữa bệnh có sự sai biệt.

3. Tác chữa bệnh của cây huyết giác 

Huyết giác là dược liệu quý được sử dụng rất nhiều trong các bài thuốc chữa bệnh nhờ thành phần lành tính, hiệu quả lâm sàng cao và dễ tìm. Chính vì vậy không chỉ Đông y mà Tây y cũng có những đánh giá cao đối với loại cây này. Trong cây huyết giác, phần được dùng làm thuốc (gọi là huyết giác hay huyết kiệt) là phần chất gỗ màu đỏ nâu, ở gốc của các cây già cỗi bị nấm bệnh (lignum dracaenae). Các cây sau khi đã già, đổ nát hoặc chết đi thì mới có gỗ. Chúng là những lõi gỗ hình trụ rỗng ruột hoặc những mảnh gỗ có kích thước khác nhau. Chất gỗ thường cứng không mùi, vị hơi chát chát.

Nghiên cứu Tây y chỉ rõ, phần thân cây huyết giác bị nhiễm nấm chứa các dược chất có tác dụng kháng sinh và chống đông máu. Để đánh giá chính xác dược lý của loại thảo dược này, y học hiện đại đã tiến hành nghiên cứu trong ống nghiệm. Về khả năng chống đông máu, qua nghiên cứu dịch chiết từ cây huyết giác, Tây ý kết luận về công dụng chống đông máu của huyết giác. Theo đó, dịch chiết này có tác dụng ngăn ngừa hình thành khối huyết và khả năng ức chế kết tập tiểu cầu. 

Đối với tác dụng kháng sinh, kháng khuẩn, Tây y phát hiện dịch chiết từ cây huyết giác có thể ức chế sự phát triển của Staphylococcusaureus. Chính vì vậy loại cây này có công dụng kháng khuẩn khá tốt và còn kháng được nhiều loại nấm gây bệnh.

Còn trong Đông y, cây huyết giác có vị đắng chát, tính bình, thuộc vào 2 kinh là Can và Thận. Chúng có công dụng hoạt huyết, chỉ huyết và sinh cơ hành khí. Ngoài ra còn được dùng để trị mụn nhọt, u hạch, máu tụ sưng bầm do bị thương, đau nhức xương và đơn sưng…

Đông y sử dụng loại thảo dược quý này cho hai phương cách trị bệnh là dùng uống đối với phụ nữ sau sinh nở bị huyết hôi ứ trệ, bế kinh và dùng ngoài thông qua ngâm rượu xoa bóp để bó gãy xương, vết thương chảy máu và mụn nhọt lâu ngày không liền. 

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây huyết giác

Chính vì công dụng tuyệt vời nói trên mà huyết giác được sử dụng kết hợp với các vị thuốc khác trong các bài thuốc dân gian để chữa bệnh với hiệu quả rất tốt. Dưới đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ huyết giác mà các bạn có thể tham khảo:

Chữa chảy máu cam: Chảy máu cam là hiện tượng rất nhiều người gặp phải. Những lúc bị các bạn có thể chữa trị bằng cách lấy một lượng bằng nhau gồm nhựa huyết giác và bạc hà, tán bột, sau đó thổi vào mũi. Bằng cách này có thể giúp ngưng chảy máu cam rất hiệu quả

Bài thuốc trị đau nhức vết thương bị tụ máu: Những lần bị ngã xe hay bất kỳ vết thương nào dẫn đến tụ máu các bạn hoàn toàn có thể trị đau nhức bằng bài thuốc gồm: huyết giác, thiên niên kiện, quế chi, địa liền, đại hồi và gỗ vang. Bạn tán nhỏ các vị thuốc trên, ngâm với 500ml rượu 30o trong vòng 1 tuần rồi vắt kiệt lấy nước, bỏ bã. Bạn dùng rượu ngâm này để xoa bóp khi bị thương gây đau nhức, tụ máu.

Cầm máu cho các vết thương hở: Mỗi lần bị vết thương gây chảy máu việc đầu tiên các bạn cần thực hiện là cầm máu. Lúc này huyết giác sẽ cho bạn thấy tác dụng cực kỳ nhanh trong việc cầm máu cho các vết thương hở bằng cách dùng nhựa hoặc bột huyết giác bôi lên vết thương.

Chữa đau nhức vai gáy, sống lưng do mang vác nặng: Cùng với các vị thuốc khác, huyết giác có tác dụng chữa đau vai ê ẩm và đau sống lưng trong những trường hợp chạy bộ hoặc leo núi mà mang vác nặng. Lúc này người bệnh dùng kết hợp huyết giác cùng với ngưu tất, đương quy, sinh địa và mạch môn sắc uống mỗi ngày sẽ nhận thấy hiệu quả rõ rệt.

4. Những người không nên dùng huyết giác

Dù được xem là thảo dược rất quý nhưng với nhiều người huyết giác là điều kiêng kỵ. Cụ thể, chị em phụ nữ đang mang thai thì tuyệt đối không dùng tránh gây ảnh hưởng sức khỏe cho cả mẹ và bé bởi huyết giác là vị thuốc cầm máu, giúp lưu thông huyết ứ. 

Ngoài ra, huyết giác có tác dụng chống tập kết tiểu cầu, đồng nghĩa với việc vị thuốc này có khả năng tương tác với thuốc chống đông máu. Cho nên trường hợp bạn đang sử dụng loại thuốc này hãy trao đổi với các bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp nhất. 

Trên đây là những thông tin hữu ích về vị thuốc quý huyết giác, hy vọng các bạn đã nắm rõ để có cách lựa chọn trị bệnh thích hợp giúp nâng cao sức khỏe. Nếu còn có những thắc mắc về vị thuốc này cũng như các thông tin về sức khỏe khác hãy liên hệ trực tiếp với Long Huyết P/H theo số hotline 1800. 545.435, các dược sĩ của chúng tôi sẽ tư vấn và giải đáp nhanh nhất cho bạn.