Vết bầm tím trên da không chỉ khiến bạn bị sưng đau, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt mà còn làm mất thẩm mỹ, nhất là khi vết bầm tím ở trên mặt, mắt,... ảnh hưởng đến giao tiếp, công việc.

Áp dụng ngay 20 mẹo làm tan máu bầm hiệu quả nhất từ những nguyên liệu tự nhiên có sẵn trong nhà dưới đây, sẽ giúp bạn đẩy lui các vết bầm tím, tụ máu nhanh chóng.

I. 20 cách làm tan máu bầm đơn giản, hiệu quả nhất tại nhà

1. Sử dụng thuốc tan máu bầm Long huyết P/H

Long huyết P/H là thuốc thảo dược phát triển dựa trên phương thuốc bí truyền của các võ sư trong đặc trị chấn thương. Thuộc nhóm thuốc tan máu bầm nhanh hiện nay.

Thuốc Long huyết P/H có tác dụng giảm sưng đau, xóa tan vết bầm tím, bong gân, nhanh lành các vết thương do va đập, bị đòn, té ngã, tai nạn lao động, giao thông, chơi thể thao....

Ngoài ra, Long huyết P/H có tác dụng tương tự kháng sinh thực vật, được các chuyên gia y tế khuyên dùng trong các trường hợp sau phẫu thuật thẩm mỹ như nâng mũi, nâng ngực, nhấn mí hay phun xăm môi mày,... Giúp giảm sưng đau, tan bầm tím, giảm phù nề, chống viêm, ngừa nhiễm khuẩn, mau lành vết thương, không để lại sẹo, nhanh vào form.

Long huyết P/H được các bác sĩ chuyên khoa đánh giá là cách trị bầm tím hàng đầu hiện nay.

2. Cách làm tan vết bầm bằng cách lăn trứng gà luộc

Trứng gà luộc có tác dụng làm tan máu bầm không, là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm.

Theo dân gian, những lỗ li ti trên bề mặt trứng là đường ống rất nhỏ dẫn tới lòng đỏ trứng gà. Vì thế, trứng sẽ tạo ra áp suất hút từ ngoài vào phía trong lòng đỏ.

Cách sử dụng trứng gà luộc để tan bầm tím: Trứng gà cho vào nồi luộc lên, khi trứng nóng vớt ra và lăn lên những vết tụ máu. Với cách thức này nếu kiên trì những vết thâm tím sẽ tan nhanh.

3. Chườm lạnh giúp tan tụ máu hiệu quả

Khi mới bị va đập, té ngã, việc đầu tiên bạn nên làm là chườm lạnh. Việc chườm lạnh giúp kích thích các mạch máu bị tổn thương co lại, giảm nguy cơ bị sưng phồng, giảm đau đớn, giúp bạn cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.

4. Chườm nóng

Chườm nóng bằng khăn ấm sẽ giúp máu dễ dàng lưu thông và giảm vết bầm tím. Thực hiện bằng cách đắp khăn lên vùng da vị bầm tím sau 2 ngày khi chườm lạnh. Áp dụng trong khoảng từ 5-10 phút, làm cách nhau ít nhất 1h, mỗi ngày thực hiện từ 4-5 lần.

*Lưu ý: Trong 48h đầu tuyệt đối không chườm nóng để tránh gia tăng tình trạng xuất huyết ở nơi chấn thương.

5. Kẽm

Nguyên tố kẽm (Zn) có tác dụng thúc đẩy phân chia và tăng sinh tế bào, giúp tăng sinh biểu mô, giúp các vết thương nhanh lành, giảm nguy cơ sưng phù vết thương.

6. Mật gấu

Theo dân gian mật gấu có thể trị vết bầm tím rất hiệu quả và nhanh bằng cách xoa bóp. Bạn pha loãng mật gấu để sử dụng mà không dùng trực tiếp lên da vì mật gấu có tính năng rất cao đặc biệt bạn không nên sử dụng mất gấu lên vết thương hở vì sẽ làm phản tác dụng.

7. Dùng dầu nóng làm tan máu bầm

Dầu nóng là vật dụng không thể thiếu trong nhà chúng ta, chúng có nhiều tác dụng như: hạ sốt, giảm đau, giảm ho, sát trùng, giảm sưng,...Và dầu nóng cũng có tác dụng rất tốt trong việc làm tan máu bầm dưới da ở tay, chân,...nhưng không dùng cho vùng mắt.

Cách dùng rất đơn giản khi có xuất hiện vết bầm tím hay vừa mới bị va đập bạn có thể sử dụng dầu gió để xoa lên vị trí vết thương. Dầu sẽ giúp làm giảm đau, giảm sưng tấy và tan vết bầm nhanh chóng.

Lưu ý: không dùng dầu nóng cho vết thương bị trầy xước, hay vết thương hở. Không dùng trong 48 giờ đầu khi mới va đập, té ngã.

8. Cây mùi tây

Mùi tây có chứa nhiều vitamin với khả năng làm mờ vết thương bầm tím nhưng không sử dụng cho những vết thương hở. Cách chữa là dùng nước ép mùi tây để đắp lên vùng da bị tụ máu sẽ làm giảm bầm tím hiệu quả.

Cần tây có chữa bầm tím được không

Nước ép mùi tây có tác dụng giảm tụ máu

9. Tinh dầu dừa

Tinh dầu dừa cũng chữa vùng da bị bầm tím cũng rất hiệu quả. Thoa tinh dầu dừa lên vùng da bị thâm tím sẽ giúp cung cấp các vitamin giúp tăng bền vững thành mạch.

10. Giấm

Có rất ít người biết giấm rượu táo còn có khả năng làm giảm những vết sưng phồng, chống viêm nhiễm và chữa những vết thương bầm tím rất hiệu quả với cách cắt những lát hành khô để trộn với giấm rượu táo và thoa trực tiếp lên vết thương bầm tím hay bạn có thể pha với lòng trắng trứng để làm giảm vết thâm tím.

11. Vitamin C

Sử dụng vitamin C chữa những vết máu bầm rất hiệu quả. Vì thế khi bị thâm tím bạn nên bổ sung nhiều rau củ và trái cây đặc biệt là  trái cây họ cam như: bưởi, cam, quýt vào chế độ ăn hằng ngày để cung cấp vitamin C cho cơ thể.

12. Cải bắp

Cải bắp có tác dụng làm giảm vết thâm tím bằng cách sử dụng nước ép từ lá cải bắp, rồi dùng bông gòn thấm lên vùng da bị thâm tím. Bên cạnh đó cải bắp còn chứa các hợp chất chống viêm nhiễm.

13. Bột cà phê

Với vùng da bị thâm tím bạn có thể dụng bột cà phê đắp lên vùng bị thâm khoảng 1 giờ. Cách này cực kì tiện lợi, đặc biệt với những người có thói quen uống cà phê, tận dụng được nguyên liệu sẵn có.

Bột cà phê chữa bầm tím ở mắt

Bột cà phê có tác dụng tốt cho các quầng thâm tím quanh mắt

14. Mù tạt

Dùng mù tạt để đắp lên những vùng da bị bầm tím sẽ có khả năng làm tan vết máu tụ. Lưu ý không dùng trên các vùng da gần mắt.

15. Bơ thực vật

Với trẻ bị bầm tím, bạn có thể sử dụng bơ thực vật để chườm lên vết bầm tím ở trẻ. Tác dụng của bơ thực vật là làm giảm nguy cơ bị sưng phồng.

16. Rượu gấu tàu hoặc rượu hạt gấc

Hai loại rượu này được dân gian dùng để xoa bóp vết bầm tím có tác dụng giảm đau, tan máu bầm khá nhanh. Tuy nhiên, hai loại rượu này lại rất độc và không thể uống, nên để tránh xa tầm tay của trẻ em.

17. Sò huyết

Sò huyết là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Đặc biệt, theo đông y thịt sò huyết còn có thể làm thuốc chữa được nhiều bệnh.

Sử dụng sò huyết để chữa bầm tím, máu tụ do bị đánh hay té ngã cực kì tốt. Bạn sử dụng 2 lần vào sáng và tối mỗi lần một thìa canh với nước ấm hoặc cũng có thể hào với rượu trắng hiệu quả chữa tụ máu sẽ cực kì nhanh.

18. Làm tan máu bầm với nha đam và rau ngò

Nha đam được biết đến như một loại thực phẩm làm đẹp, kếu hợp với ngò tây còn có công dụng trị những vết bầm tím rất hiệu quả. Hai loại thực phẩm này nếu kết hợp với nhau có tác dụng kháng sinh tốt, mau liền vết thương. Chúng rất giàu vitamin, thẩm thấu qua da, giúp cho những vết bầm tím mau chóng được cải thiện, giảm bớt sự sưng viêm.

19. Làm tan máu bầm với nghệ và phèn chua

Nghệ tươi theo đông y có vị cay đắng, tính bình, có tác dụng hành khí, hoạt huyết, làm tan máu, tan ứ và giảm đau.

20. Hành tươi

Hành tươi rất quen thuộc trong mỗi gian bếp trong gia đình. Nó không chỉ là gia vị trong các món ăn mà nó còn có thể làm mờ những vết bầm tím trên da. Sử dụng hành tươi chữa bầm tím bằng cách giã nát và đắp lên phần bị tụ máu. Lưu ý không dùng cho vết thương hở.

II. Những trường hợp máu bầm dưới da không nên tự chữa ở nhà

Nếu vết bầm có những dấu hiệu sau thì cần phải đến cơ sở y tế hoặc đi khám để bác sĩ kiểm tra:

- Vết bầm tím có vết thương, chảy mủ.

- Sốt cao mà không có nguyên nhân rõ ràng.

- Đau nhức hơn, sưng lên, tấy đỏ hoặc đụng nhẹ cũng đau (sau khi bầm tím).

- Nóng hoặc tấy đỏ lan rộng từ vùng máu tụ không rõ nguyên nhân.

- Nhất là các dấu hiệu ở vùng mắt hay kèm theo các triệu chứng khác.

Như vậy có thể thấy, 20 mẹo chữa bầm tím này rất dễ dàng thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, hãy thật cẩn thận trước khi xử lý để đảm bảo an toàn. Theo các chuyên gia, với những vết tụ máu vùng mặt, mắt hay bầm tím lan rộng, không nên đắp hay bôi để tránh nhiễm khuẩn. Cách tốt nhất nên sử dụng thuốc chữa bầm tím Long huyết P/H dạng uống, cho hiệu quả vừa nhanh, vừa an toàn.