Năm 2024 là năm con Rồng theo lịch truyền thống văn hoá của các nước phương Đông. Trong truyền thống văn hoá của chúng ta, con rồng tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và sức mạnh. Trong lịch sử phát triển của y học cổ truyền, có rất nhiều vị thuốc có chữ “long” trong tên gọi, các vị thuốc này góp phần bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ con người từ hàng ngàn năm nay.

“Long niên bàn long dược”, hôm nay hãy cùng Đông dược Phúc Hưng tìm hiểu về thuốc cổ truyền: Long huyết P/H được bào chế từ vị thuốc huyết giác hay còn gọi là vị thuốc long huyết kiệt. 

Long huyết P/H được bào chế từ vị thuốc huyết giác hay còn gọi là vị thuốc long huyết kiệt. 

Huyết giác hay còn gọi là long huyết kiệt là phần nhựa của cây huyết giác. Khi cắt vỏ cây này sẽ chảy ra phần nhựa màu đỏ giống như màu máu, phần nhựa cây tiết ra sau một quá trình dài cô lại thành một dạng cao khô, đó chính là vị thuốc huyết giác mà chúng ta thường thấy. Vị thuốc có mùi thơm nhẹ, vị nhạt và hơi sáp. Vị thuốc huyết giác có tác dụng hoạt huyết tán ứ, giảm đau định thống, cầm máu và tăng sinh cơ, làm liền vết thương. Thuốc thường được ứng dụng trong các vết thương chảy máu, chấn thương bầm tím, có tụ máu. Huyết giác là một dược liệu được phân bố rộng rãi ở Việt Nam và một số nước Đông Nam Á. Các tỉnh phía nam Trung Quốc, vị thuốc sử dụng trong y học cổ truyền từ lâu đời, cây huyết giác tại Trung quốc được gọi là cây long huyết lá kiếm. Trong dân gian Trung Quốc có truyền tai nhau truyền thuyết về vị thuốc huyết giác. 

Vào thời cổ đại, con người sinh sống bằng nghề săn bắn và chăn nuôi, thường vào rừng, lên núi săn bắn tìm thức ăn. Một ngày nọ, một con trâu vô tình bị rơi xuống vách đá bị thương, máu chảy đầm đìa. Người chăn trâu phát hiện một loại nhựa cây đỏ như màu máu chảy ra từ thân cây nơi con bò đè lên. Con trâu bị thương đã liếm hết phần nhựa cây rồi bôi lên vết thương, chẳng mấy chốc máu đã ngừng chảy. Người chăn trâu lại thấy trâu tiếp tục ăn lá của cây đó, một lúc sau con trâu đã đứng dậy một cách kỳ diệu. Thấy trâu hồi phục nhanh như vậy, người chăn trâu bèn lấy nhựa cây màu đỏ đó bôi lên các vết thương trên tay và chân của mình đang chảy máu do bị đá và gai trên vách núi cào xước. Lập tức ông thấy máu ngừng chảy và cơn đau giảm đi bất ngờ. 

Sau đó, người chăn trâu đã đem thứ nhựa khô màu đỏ như màu máu cô đặc trên thân cây về và kể cho mọi người nghe về tác dụng kỳ diệu của nhựa cây.  Từ đó, người ta đặt tên cho nhựa cây này là “long huyết kiệt” bởi nhựa cây đỏ như màu máu, giống như máu của rồng chảy ra từ thân cây, tác dụng vừa cầm máu, vừa hoạt huyết tán ứ tan bầm tím, tiêu sưng đau tuyệt vời, dần dần vị thuốc “long huyết kiệt” trở nên phổ biến và trở thành dược liệu quý được nhiều người ứng dụng.

Qua quá trình nghiên cứu và ứng dụng lâm sàng tại nhiều quốc gia không chỉ riêng tại Trung Quốc, vị thuốc long huyết kiệt hay còn gọi là huyết giác có tác dụng hai chiều, vừa có thể hoạt huyết hoá ứ, vừa có thể chỉ huyết cầm máu, giảm đau, đồng thời tăng sinh cơ và làm mau lành vết thương. Vị thuốc được ứng dụng rộng rãi trong nhiều trường hợp như chấn thương sưng nề ứ huyết, đau do phong thấp, bế kinh, thống kinh. 

Thuốc Long huyết P/H được bào chế từ cao khô huyết giác, hàm lượng 280mg tương đương với 4g dược liệu/1 viên. Thuốc có trong danh mục thuốc thiết yếu của Bộ Y tế, đã được cấp phép là thuốc điều trị và phân phối tại hơn 20.000 hiệu thuốc trên toàn quốc. 

15 năm có mặt trên thị trường, thực tế điều trị cho thấy những trường hợp đáp ứng rất tốt với thuốc Long huyết P/H: 

1, Chấn thương: chức năng chính của huyết giác là làm tăng lưu thông máu và làm tan huyết ứ. Được ứng dụng trong điều trị các vết bầm tím, chấn thương cơ, xương gây ứ máu và sưng tấy, đồng thời thúc đẩy quá trình hồi phục vết thương. 

2, Sưng nề, ứ huyết: Long huyết P/H vừa có tác dụng tán huyết ứ, vừa có thể tiêu thũng giảm dịch viêm, giảm sưng, chính vì vậy được ứng dụng ngày càng nhiều trong điều trị sau phẫu thuật, sau can thiệp thẩm mỹ nhằm thúc đẩy quá trình tiêu sưng, giảm đau, mau lành vết mổ, vết khâu, hạn chế sưng sau phun xăm, thẩm mỹ. 

3, Đau cơ xương khớp do phong thấp: Theo quan điểm của Đông y, các chứng đau lâu ngày đa phần dẫn đến huyết ứ, yếu tố phong hàn thấp thừa cơ xâm nhập. Long huyết P/H được ứng dụng kết hợp trong điều trị viêm khớp do phong thấp, đau cơ xương khớp, đau khớp do gout,…

Nghiên cứu cho thấy, Long huyết P/H có tác dụng thúc đẩy quá trình ngưng tập tiểu cầu, tăng hoạt động của các yếu tố đông máu, và giúp cải thiện lưu thông máu. Một số nghiên cứu tại Trung Quốc còn cho thấy huyết giác được ứng dụng hiệu quả trong điều trị cơn đau thắt ngực, hồi hộp trống ngực, khó chịu vùng trước tim và các triệu chứng khác do bệnh lý mạch vành. 

Thuốc thảo dược

LONG HUYẾT P/H

TAN BẦM TÍM – GIẢM PHÙ NỀ - MAU LÀNH VẾT THƯƠNG

Thành phần: (Cho 1 viên) Cao khô huyết giác 280mg (tương đương với 4g dược liệu)

Công dụng:

Hành huyết, tiêu sưng, tiêu huyết ứ, giảm đau.

Long Huyết P/H giúp:

- Trị bầm tím, làm tan nhanh các vết bầm tím, máu tụ dưới da, phù nề, sưng đau do va đập, bị té ngã, đánh nhau, tai nạn giao thông, lao động, thể thao hoặc sau phẫu thuật chấn thương, chỉnh hình, phẫu thuật thẩm mỹ.

- Thúc đẩy quá trình lên da non. Giúp vết phẫu thuật, loét, trầy xước, mau lành, vết thương hở ngoài da mau lành, chóng "liền miệng", hạn chế để lại sẹo xấu, sẹo lồi mất thẩm mỹ.

Cách dùng - Liều dùng:

Ngày uống 3 lần sau bữa ăn. Người lớn 4 – 6 viên/lần. Trẻ em 2 – 3 viên/lần.

Công ty TNHH Đông dược Phúc Hưng

96 – 98 Nguyễn Viết Xuân - Hà Đông – Hà Nội

Số giấy xác nhận: 0791/2018/XNQC/QLD

ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN TRƯỚC KHI DÙNG