Tại Việt Nam, tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ chiếm 5% – 10% trong số khoảng 2 triệu người bệnh được phẫu thuật hàng năm (Theo “Hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ” của Bộ Y Tế ban hành ngày 27/09/2012).

Đây là một trong những vấn đề không mong muốn xảy ra trong phẫu thuật, để lại nhiều hậu quả. Tuy nhiên, nếu nắm vững cách phòng ngừa và các bước chăm sóc sau phẫu thuật, chúng ta có thể kiểm soát tốt vấn đề này và hạn chế tối đa các nguy cơ có thể xảy ra.

Nhiễm khuẩn vết mổ

Nhiễm trùng vết mổ là nguy cơ tiềm ẩn sau mỗi ca phẫu thuật

1. Nhiễm khuẩn vết mổ là gì? Phân loại mức độ nhiễm khuẩn vết mổ

Nhiễm khuẩn vết mổ là nhiễm khuẩn tại vị trí phẫu thuật trong thời gian từ lúc bắt đầu mổ đến 30 ngày sau (với phẫu thuật không có cấy ghép) và cho tới 1 năm sau mổ (với phẫu thuật có cấy ghép bộ phận giả).

Các mức độ nhiễm trùng vết mổ gồm:

  • Nhiễm khuẩn nông (nhiễm khuẩn ở dưới lớp da và các tổ chức dưới da tại vị trí lớp rạch da).
  • Nhiễm khuẩn sâu (đi sâu tới lớp cơ).
  • Nhiễm khuẩn cơ quan, khoang cơ thể.

Sơ đồ phân loại các loại nhiễm khuẩn vết mổ

Sơ đồ phân loại nhiễm khuẩn vết mổ

 

2. Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn vết mổ sau phẫu thuật
Nguyên nhân chính gây nhiễm trùng vết mổ cho bệnh nhân đa phần là do vi khuẩn, sau đó đến nấm. Chúng có thể là các vi sinh vật tồn tại sẵn trên tế bào biểu bì da, niêm mạc, trong các tạng rỗng của cơ thể người bệnh (khoang miệng, đường tiết niệu, sinh dục,...); Từ môi trường xung quanh ( không khí, nguồn nước tại bệnh viện, trên bề mặt dụng cụ phẫu thuật,...) hoặc từ quá trình chăm sóc vết mổ không tuân theo nguyên tắc vô khuẩn.

Các loại vi khuẩn này có xu hướng kháng kháng sinh càng tăng, đặc biệt là các chủng vi khuẩn đa kháng thuốc như S.aureus, E.Coli, Pseudomonas sp, A. baumannii...

Đây là một vấn đề đáng lo ngại của Y học hiện nay, khiến cho việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn trở lên khó khăn thậm chí không thể điều trị được.

Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ khác gây nhiễm khuẩn trước, trong và sau phẫu thuật bao gồm: Bản thân người bệnh, môi trường xung quanh, quá trình phẫu thuật, chăm sóc sau phẫu thuật.

  • Yếu tố người bệnh: đang bị nhiễm khuẩn tại vùng phẫu thuật hoặc các vị trí khác; Bị đa chấn thương, vết thương dập nát; Bệnh tiểu đường; Nghiện thuốc lá; Suy giảm miễn dịch; Béo phì hoặc suy dinh dưỡng; Người bệnh nằm lâu,...
  • Yếu tố môi trường: Vệ sinh tay ngoại khoa không đủ thời gian hoặc không đúng kĩ thuật; Vệ sinh vùng rạch da không đúng kĩ thuật; Không khí, nước, bề mặt thiết bị, bề mặt môi trường buồng phẫu thuật bị ô nhiễm, không được kiểm soát định kỳ; Dụng cụ y tế không đảm bảo vô khuẩn; Nhân viên tham gia phẫu thuật không tuân thủ nguyên tắc vô khuẩn trong buồng phẫu thuật làm tăng lượng vi sinh vật ô nhiễm,...
  • Yếu tố phẫu thuật: Phụ thuộc vào thời gian phẫu thuật, loại phẫu thuật và thao tác phẫu thuật,... Thời gian phẫu thuật càng dài, nguy cơ nhiễm khuẩn càng cao.

3. Hậu quả của nhiễm khuẩn vết mổ rất nguy hiểm

Nhiễm khuẩn vết mổ là hậu quả không mong muốn thường gặp nhất và là nguyên nhân quan trọng gây tử vong ở người bệnh được phẫu thuật trên toàn thế giới.

Hậu quả khi bị nhiễm khuẩn vết mổ: kéo dài thời gian nằm viện, gây đau đớn, khó khăn trong sinh hoạt, tăng chi phí điều trị và nguy hiểm hơn là tăng tỉ lệ tử vong.

Với một số loại phẫu thuật đặc biệt như phẫu thuật cấy ghép, nhiễm khuẩn vết mổ là biến chứng có chi phí cao nhất so với các biến chứng ngoại khoa nguy hiểm khác và làm tăng thời gian nằm viện trung bình hơn 30 ngày.

Một vài nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy nhiễm khuẩn vết mổ làm tăng gấp 2 lần thời gian nằm viện và chi phí điều trị trực tiếp.

Bởi vậy, mỗi người chúng ta cần nắm vững các thông tin và cách chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật, giúp phòng tránh nhiễm khuẩn, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

4. Cần làm gì để đề phòng nhiễm khuẩn sau khi mổ?

Để đề phòng nhiễm khuẩn, chúng ta cần nắm vững một số kiến thức quan trọng như:

4.1 Trước khi phẫu thuật

 - Hạn chế sử dụng thuốc lá, rượu bia vì những bệnh nhân hút thuốc lá hay uống rượu bia nhiều được quan sát dễ bị nhiễm trùng hơn.

- Cho bác sĩ biết rõ về các vấn đề sức khỏe của bạn như tình trạng dị ứng, tiền sử bệnh như tiểu đường, thuốc đang sử dụng,...

- Không cạo râu, lông gần nơi sẽ phẫu thuật, tránh kích ứng da, trầy xước và làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.

4.2 Sau khi phẫu thuật

- Vết thương ngoài da cần phải được băng lại để tránh tiếp xúc với môi trường bên ngoài.

4.3 Chăm sóc vết mổ thế nào để nhanh hồi phục

Để vết mổ nhanh hồi phục, cần thực hiện đúng trình tự sau:

- Thay băng hàng ngày. Chú ý rửa tay bằng xà phòng trước khi thay băng để tránh nhiễm khuẩn.

- Nên dùng kẹp gắp bông gòn, gạc hoặc vải mềm thấm dung dịch nước muối sinh lý, sau đó nhẹ nhàng lau hoặc chấm nhẹ trên bề mặt vết thương và xung quanh bán kính 5cm.

- Không sử dụng chất tẩy rửa da, xà phòng kháng khuẩn, rượu hoặc oxy già. Đặc biệt, không được bôi bất kì loại kem dưỡng da, kem giữ ẩm hoặc dầu nóng theo kinh nghiệm dân gian.

5. Có cần uống thuốc gì để ngừa nhiễm khuẩn, nhanh hồi phục sau mổ không?

Tùy vào vị trí, độ lớn của vết mổ mà bác sĩ sẽ có những chỉ định phù hợp. Một số trường hợp có mủ hoặc kích thước lớn, bác sĩ có thể kê thêm thuốc kháng sinh, kháng viêm. Các vết mổ bị nhiễm khuẩn sẽ được điều trị bằng kháng sinh, nên sử dụng loại kháng sinh nào dựa trên mức độ nhiễm khuẩn và loại vi khuẩn gây bệnh. Với một số trường hợp nặng hơn, bác sĩ có thể chỉ định phải phẫu thuật lại, dẫn lưu dịch mủ trong khoang cơ thể ra ngoài hay tháo bỏ các dụng cụ đã cấy ghép.

Ngoài ra, một trong những loại thuốc thảo dược an toàn, lành tính, được các bác sĩ sử dụng rất nhiều trong thực tế lâm sàng để dự phòng nhiễm khuẩn, nhanh lành vết thương hiện nay là thuốc thảo dược Long huyết P/H.

Long huyết P/H được biết đến là thuốc thảo dược giúp tan bầm tím, giảm phù nề, mau lành vết thương sau phẫu thuật

Long huyết P/H là thuốc thảo dược có thành phần từ dược liệu quý huyết giác. Trong huyết giác chứa các hoạt chất như Flavonoid, Dracagenin B,... được coi là kháng sinh tự nhiên giúp ức chế sự phát triển của nhiều loại vi khuẩn như tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh,... và nấm Candida Albicans hiệu quả (Theo nghiên cứu GS.TS Trần Thị Hương được cấp bằng sáng chế vào tháng 9 năm 2011).

Ngoài ra, theo Đông Y, dược liệu huyết giác có tính chỉ huyết, hoạt huyết, giúp máu nhanh lưu thông đến vùng da bị tổn thương, cung cấp chất dinh dưỡng và oxy, thúc đẩy quá trình tăng sinh tế bào, tái tạo da non.

Một trong những đặc tính tuyệt vời của hoạt chất Loureirin B có trong dược liệu huyết giác mới được các nhà khoa học khám phá ra: Đó là khả năng ức chế sự tăng sinh quá mức của chất nền ngoại bào; có lợi cho vết thương nhờ sự sắp xếp các sợi collagen một cách có trật tự, giúp nhanh lành vết thương, nhờ đó ngăn ngừa sự hình thành sẹo lồi.

Thực tế lâm sàng cho thấy, những bệnh nhân sử dụng Long huyết P/H càng sớm, vết mổ càng nhanh hồi phục, hạn chế được tối thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn. Long huyết P/H là thuốc thảo dược, có thể kết hợp với kháng sinh để tăng hiệu quả điều trị.

Xem thêm thông tin về Long huyết P/H TẠI ĐÂY