Cơ thể con người là một bộ máy hoạt động khá thú vị và hiệu quả, cơ thể có nhiều cơ chế để tự chữa lành. Tuy nhiên, thời gian chữa lành nhanh hay chậm phù thuộc vào từng biện pháp xử lý ban đầu. 

Nhiều người cho rằng, để hở sẽ giúp vết thương mau khô, máu lưu thông đến vị trí tổn thương để cung cấp oxy, giúp tăng tái tạo biểu mô giúp vết thương mau lành. Nhưng, khi bạn đến bệnh viện với một vết thương mới, một trong những điều đầu tiên y tá làm là làm sạch vết thương và băng bó lại. Tại sao họ làm điều đó?

Khi bị thương nên bịt kín hay để hở

1. Một số người cho rằng nên băng kín vết thương khi bị thương

- Da rất mỏng manh nhưng lại là lớp phòng vệ đầu tiên, vững chắc nhất của cơ thể chúng ta. Khi da bị tổn thương, yếu tố bên ngoài rất dễ xâm nhập vào cơ thể. Các yếu tố đó gồm bụi bẩn và các loại vi sinh vật. Lượng vi khuẩn có trong không khí hay các bề mặt tiếp xúc là rất lớn. Bản thân chúng ta không thể nhận thấy được điều đó. Ngoài ra, trên bề mặt cơ thể chính chúng ta cũng có một lượng lớn vi khuẩn. Mọi người thường nghĩ việc che chắn vết thương hở bằng cách bịt kín miệng như là một giải pháp ngăn ngừa các yếu tố đó xâm nhập cơ thể. 

- Với các trường hợp tổn thương hở miệng lớn thường kèm theo chảy máu. Động tác được tiến hành ngay lập tức là bịt kín vết thương hở. Tuy nhiên mọi người thường giữ nguyên tình trạng bịt kín đó một thời gian dài, kể cả khi vết thương đã ngừng chảy máu. Nhiều người vẫn lo sợ nếu bỏ ra máu sẽ lại tiếp tục chảy. 

- Các tổn thương dù lớn hay nhỏ đều gây tình trạng đau. Với các vết thương hở miệng, lớp tế bào dưới da bị lộ. Khi có tiếp xúc lên vị trí đó, chẳng hạn vô tình chạm phải, sẽ gây đau xót. Việc che chắn vị trí tổn thương làm hạn chế những va đập, tiếp xúc, tránh được cảm giác đau cho người bệnh. Vì thế chúng ta thường có xu hướng bịt kín vết thương hở đó.

2. Một số ý kiến khác cho rằng không nên băng kín mà nên để hở tốt hơn cho quá trình hồi phục

Việc băng kín vùng tổn thương có thể làm cho bạn thấy bớt lo lắng và sợ hơn nhưng trên thực tế chúng cũng có một số tác hại có thể gặp phải như:

- Cản trở tuần hoàn tại vết thương

Việc bịt kín cùng với thắt chặt khi băng làm các mạch máu bị chèn ép. Vết thương vốn đã có những tổn thương về tế bào và mạch máu, làm cho máu khó lưu thông. Mạch máu bị chèn ép không thể cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng cho mô. Khu vực tổn thương cần rất nhiều vật chất và năng lượng để tái tạo phục hồi. Quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh ở những khu vực này. Tất cả nguyên liệu và năng lượng cần thiết đều được vận chuyển bởi dòng máu. Khi không được cung cấp đầy đủ, quá trình hồi phục bị gián đoạn. 

- Làm nặng thêm tình trạng nhiễm trùng

Vết thương bị bịt kín gây ra tình trạng “bí hơi”. Các tế bào, mô chết và môi trường kín là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi. Khi đó tình trạng viêm nhiễm tăng lên. Vết thương sưng đau hơn. Một số trường hợp băng kín lâu có thể dẫn tới quên vệ sinh cho vết thương. Những sản phẩm viêm và vi khuẩn không được làm sạch đều đặn đều là nguyên nhân làm cho vết thương phức tạp hơn.Tuần hoàn tại vị trí tổn thương bị hạn chế cũng không thể cung cấp đủ các yếu tố miễn dịch. Các bạch cầu, kháng thể là cần thiết trong quá trình chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Các yếu tố này được vận chuyển trong cơ thể chủ yếu qua tuần hoàn máu và bạch huyết. Nếu không có đủ bạch cầu, kháng thể, các vi khuẩn sẽ chiếm ưu thế và dễ dàng xâm nhập.

- Kéo dài thời gian lành vết thương

Quá trình viêm nhiễm kéo dài cản trở việc lên da non. Việc bịt kín làm cho người bệnh khó biết được tình trạng của vết thương. Miệng vết thương dễ bị đóng vảy và khô, điều này làm quá trình hồi phục lâu hơn. Khi bịt kín khó tiến hành chăm sóc vết thương như vệ sinh, bôi kem dưỡng ẩm, kem ngừa sẹo. Tất cả điều đó kéo dài thời gian lành vết thương, gây khó chịu cho người bệnh.

3. Lời giải cho câu hỏi khi bị vết thương hở nên băng kín hay không?

Tùy mức độ vết thương hở mà chúng ta xử lý theo các phương pháp khác nhau

Trên thực tế thì từng loại chấn thương, vị trí, mức độ tổn thương mà chúng ta cần các phương pháp xử trí khác nhau.
- Với các vết thương, vết xước nhỏ: Nếu không tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hay nước thì không cần thiết phải bịt kín.
- Với vết thương lớn: Cơ thể bị mất đi lớp bảo vệ bên ngoài. Do diện tích tiếp xúc lớn, các yếu tố như bụi bẩn, vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào bên trong dẫn đến nhiễm trùng, mưng mủ, vết thương chậm lành. Trong những trường hợp này, việc bịt kín vết thương đúng cách bằng gạc cần phải được tiến hành ngay lập tức để ngăn chảy máu và tránh nhiễm trùng.

4. Quy trình chăm sóc vết thương hở đúng chuẩn khoa học

Có thể dễ dàng tìm thấy những lời khuyên làm thế nào để chăm sóc vết thương hở, tuy nhiên chúng đều dựa trên một quy trình đã được chứng nhận như:

Bước 1: Vệ sinh 

Tay bạn phải được rửa sạch trước khi tiến hành bất cứ hoạt động chăm sóc vết thương nào. Bạn có thể rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn sẵn có. Ngoài ra, có thể mang găng tay y tế nếu có sẵn.

Vệ sinh qua vết thương, loại bỏ bụi bẩn, mảnh vụn quanh miệng vết thương. Có thể sử dụng nước muối hoặc xà phòng chà rửa bụi bẩn xung quanh. Nếu có dị vật nhỏ, dùng nhíp đã vô trùng lấy ra nhẹ nhàng. Lưu ý không để xà phòng tiếp xúc với miệng vết thương. Tránh chà xát mạnh khi rửa.

Bước 2. Sát khuẩn

Sát khuẩn là bước cực kỳ quan trọng và cần được tiến hành càng sớm càng tốt. Các nguy cơ nhiễm khuẩn sẽ được loại bỏ, tránh vết thương nhiễm trùng.

Bước 3. Bảo vệ vết thương

Như đã nói, không nên băng bó chặt vết thương lâu. Với các vết thương nhỏ có thể không cần băng bó. Các vết thương hở miệng chỉ nên băng kín đến khi ngừng chảy máu. Có thể băng dán miệng vết thương khi làm việc để tránh va đập. Khi nghỉ ngơi có thể để vết thương thông thoáng tự nhiên. Nên để vị trí có vết thương cao hơn tim khi đi ngủ. 

Bước 4. Uống thuốc thảo dược Long huyết P/H giúp mau lành vết thương

Để thúc đẩy nhanh quá trình liền vết thương, cần cung cấp cho cơ thể thảo dược từ thiên nhiên giúp kháng viêm, kháng khuẩn, tăng tuần hoàn máu, đưa oxy và chất dinh dưỡng tới vết thương, giúp tăng sinh collagen, tăng tái tạo biểu mô, nhanh lên da non.
Trên thực tế lâm sàng, các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân nên uống thêm Thuốc thảo dược Long huyết P/H giúp tan bầm tím, giảm sưng đau, phù nề, mau lành vết thương.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về cách chăm sóc vết thương hở, hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Tổng đài 1800 5454 35 luôn sẵn sàng giải đáp những câu hỏi của các bạn và tư vấn chăm sóc sức khỏe cho bạn một cách khoa học và nhiệt tình nhất. 

Tham khảo: Healthline.com