Hiện nay, ngành thẩm mỹ làm đẹp rất phát triển, nhiều phương pháp công nghệ làm đẹp được áp dụng để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của chị em phụ nữ. Một trong những phương pháp làm đẹp đang rất được ưa chuộng hiện nay là tiêm filler. Đây là phương pháp thẩm mỹ không cần phẫu thuật giúp trẻ hóa làn da, chỉnh sửa các khuyết điểm về mũi, môi… cho phái đẹp, đánh tan các lo lắng về vết nhăn, vết chân chim trên da, cánh mũi hở… Sau khi tiêm filler một biểu hiện chị em thường gặp phải là bị bầm tím. Vậy tiêm filler bị bầm tím có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách giải quyết tình trạng này ra sao? longhuyetph.vn sẽ chia sẻ cụ thể cho các bạn

1. Tiêm filler là gì? 

Tiêm filler là phương pháp trẻ hóa da, tạo hình thẩm mỹ không xâm lấn và không phẫu thuật. Phương pháp này được thực hiện bằng cách sử dụng đầu kim chuyên dụng, đưa trực tiếp chất làm đầy filler vào lớp biểu bì nông da để phát huy tác dụng của chất làm đầy.

tiem-filler-bi-bam-tim-gay-dau-nhuc

Tiêm filler là phương pháp trẻ hóa da, tạo hình thẩm mỹ không xâm lấn và không phẫu thuật

Filler là chất lỏng có thành phần từ hyaluronic acid (HA), tương tự như một chất có trong cơ thể con người. Do đó, khi tiêm filler vào cơ thể, chất làm đầy này rất dễ dàng tương thích và không gây phản ứng dị ứng có hại nào đến sức khỏe khách hàng.  Ngay sau khi đưa vào cơ thể, filler sẽ sớm ổn định, không chảy tràn mà cố định ở vị trí được tiêm và tạo thành một khối mô dưới da giúp làm đầy, làm căng vùng da, nâng đỡ hoặc định hình mới cho vùng da. Thông thường tiêm filler không gây đau đớn, không để lại sẹo và ít biến chứng. Tuy nhiên cũng có những trường hợp tiêm filler bị bầm tím

Tình trạng này không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến chị em hoang mang, lo lắng và tự hỏi biểu hiện này là phản ứng bình thường hay là dấu hiệu của những biến chứng nguy hiểm?

2. Tiêm filler bị bầm tím có nguy hiểm không?

Thực tế tiêm filler dù không phẫu thuật, không có sự tác động của dao kéo trực tiếp lên cơ thể nhưng quá trình tiêm filler vẫn có những tổn thương ở mô mềm. Cho nên sau khi thực hiện tiêm chất làm đầy, các dấu hiệu xuất huyết, bầm tím và đau nhức ở vùng tiêm là điều hoàn toàn có thể xảy ra. 

Bên cạnh đó, nhiều yếu tố bên ngoài tác động cũng sẽ khiến vết tiêm bị bầm tím và đau nhức. Các phản ứng bầm tím sau khi tiêm filler thông thường sẽ biến mất khoảng vài giờ hay có thể kéo dài lâu nhất là từ 1-2 ngày. Để biết dấu hiệu này có phải biến chứng nguy hiểm hay không chúng ta cùng các nguyên nhân khiến vết bầm tím xuất hiện sau khi tiêm filler.

nguyen-nhan-khien-tiem-filler-bi-bam-tim

Có nhiều nguyên nhân khiến vết bầm xuất hiện sau khi tiêm filler

2.1. Vì sao vết bầm tím xuất hiện sau khi tiêm filler?

Vết bầm tím sau khi tiêm filler xuất hiện về cơ bản do những nguyên nhân sau đây:

- Kỹ thuật tiêm của chuyên viên/bác sĩ yếu kém: Tay nghề của bác sĩ hay chuyên viên tiêm filler có nhiều ảnh hưởng đến các biểu hiện sau khi thực hiện phương pháp làm đẹp này. Theo đó, nếu tay nghề yếu sẽ khiến mô mềm bị tổn thương hoặc tiêm quá liều khiến mạch máu bị chèn ép. Chưa kể tình trạng tiêm nhầm mạch máu sẽ khiến mạch bị tắc, làn da bị hoại tử. Và biểu hiện đầu tiên cho những điều nguy hiểm này chính là vết bầm tím, sưng và đau nhức.

- Tiêm filler quá đặc: Đây là một nguyên nhân khiến vết bầm tím xuất hiện. Thông thường khi tiêm filler quá đặc yêu cầu phải dùng kim tiêm có kích thước lớn và điều này chắc chắn sẽ để lại vết bầm sau khi tiêm. 

- Tiêm nhầm filler giả, kém chất lượng: Theo đó nếu bạn tiêm nhầm chất làm đầy giả và kém chất lượng thì chắc chắn sẽ xảy ra phản ứng với cơ thể khiến vết tiêm bị nhiễm trùng và biểu hiện đầu tiên là gây bầm tím, đau nhức.

- Người thực hiện sử dụng các loại thuốc làm đông máu: Nếu người thực hiện sử dụng một số loại thuốc làm đông máu 1 tuần trước khi tiêm filler thì cũng dẫn tới vết bầm tím. 

- Do cơ địa: Một số người có cơ địa đặc thù cũng gây nên tình trạng bầm tím sau khi tiêm filler.

Như vậy tiêm filler bị bầm tím có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để đánh giá đúng mức độ nguy hiểm của vết bầm tím, các bạn nên tìm hiểu rõ nguyên nhân. Theo đó, nếu vết bầm nhanh chóng biến mất sau 1 - 2 ngày thì không gây nguy hiểm cho cơ thể. Để giảm cảm giác khó chịu và giúp vết bầm nhanh tan, bạn có thể áp dụng một phương pháp dễ thực hiện như: chườm lạnh, sử dụng thuốc giảm đau nhức, bầm tím như thuốc Long Huyết P/H, chườm nóng….

Trong trường hợp tiêm filler bị bầm tím kéo dài đến 3 - 4 ngày không dứt, kèm theo đó là các dấu hiệu đau nhức dữ dội, vết tiêm tại mủ thì nhiều khả năng bạn đã gặp phải các biến chứng nguy hiểm sau khi tiêm filler do những nguyên nhân như tiêm sai cách, tiêm filler giả, kém chất lượng. Lúc này bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để tiến hành kiểm tra, tránh những tình huống đáng dẫn tới hoại tử, đột quỵ… có thể xảy ra.

3. Cách ngăn ngừa vết bầm tím sau khi tiêm filler?

Thực tế, không gì có thể đảm bảo chắc chắn bạn sẽ không bị thâm tím sau khi tiêm nhưng nếu biết cách bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa và giảm thiểu tối đa nhất nguy cơ vết bầm tím xuất hiện sau khi tiêm filler. 

3.1 Đối với người được tiêm

- Ngừng sử dụng các loại thuốc chống đông máu: Trước khi tiến hành tiêm chất làm đầy bạn nên ngưng sử dụng tất cả các loại thuốc có dược tính hoặc các thuốc chống đông máu ít nhất 2 tuần. Điều này bạn nên tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ để đảm bảo an toàn nhất cho sức khỏe của mình.

cach-ngan-ngua-tiem-filler-bi-bam-tim

Nên lựa chọn cơ sở làm đẹp uy tín

- Lựa chọn cơ sở uy tín: Bạn nên dành thời gian tìm hiểu để lựa chọn một cơ sở làm đẹp uy tín. Những địa chỉ này sẽ đảm bảo sử dụng filler chất lượng và tay nghề bác sĩ cao. Điều này rất cần cho các ca thẩm mỹ tiêm filler bởi với kỹ thuật có độ chính xác cao, bác sĩ sẽ hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng tiêm filler bị bầm tím.

- Tuân thủ chế độ chăm sóc sau khi tiêm: Thực tế, tiêm filler không cần quá nhiều thời gian nghỉ dưỡng, bạn có thể sinh hoạt bình thường nhưng bạn cũng cần tuân thủ chế độ chăm sóc để loại trừ các tác nhân có ảnh hưởng gây xuất hiện vết bầm tím. Theo đó, bạn không nên tác động mạnh như sờ nắn, massage, xông hơi tại vùng da đã tiêm filler. Ngoài ra, sau khi tiêm cần tránh chơi các môn thể thao nặng trong 2 tuần đầu. Bạn không nên cúi đầu, nằm úp sấp trong thời gian dài…. Ngoài ra, bạn có thể chườm đá trong vòng 20 - 30 phút tại khu vực tiêm.

3.2 Đối với người tiêm filler

Các bác sĩ, chuyên viên là những người trực tiếp tác động lên cơ thể người bệnh khi tiêm filler, cho nên họ đóng vai trò rất quan trọng. Để quá trình tiêm filler không xảy ra biến chứng nguy hiểm nào, người tiêm filler nên tuân thủ các nguyên tắc sau:

- Tiệt trùng các dụng cụ thực hiện tiêm filler trước khi sử dụng

- Sử dụng mũi kim có kích thước nhỏ: Theo đó, việc sử dụng mũi tiêm nhỏ sẽ hạn chế tối đa vết bầm tím xuất hiện sau khi tiêm. Áp dụng kỹ thuật tiêm chậm và đều khi mũi tiêm đi xuyên qua các mô. Ngay sau khi rút kim tiêm ra thì nên ấn nhẹ vào chỗ tiêm trong vòng 5 phút để làm giảm thiểu nguy cơ rỉ máu khi rút mũi kim ra.

- Hướng dẫn và tư vấn cách chăm sóc, chế độ ăn uống cho bệnh nhân.

Trên đây là các thông tin về tiêm filler bị bầm tím, hy vọng qua bài viết này các bạn đã hiểu rõ về dấu hiệu bầm tím sau khi thực hiện phương pháp làm đẹp này. Nếu còn có những thắc mắc về sức khỏe khác hãy liên hệ trực tiếp với Long Huyết P/H theo số hotline 1800. 545.435, các dược sĩ của chúng tôi sẽ tư vấn và giải đáp nhanh nhất cho bạn.