Cách chăm sóc vết thương sau phẫu thuật tại nhà an toàn, không gây sẹo
Tác giả:
Thu Trang
|
Tham vấn Y Khoa
|
Ngày đăng
07/01/2020
|
Lần cập nhật cuối:
07/11/2024
|
Số lần xem:
3132
|
Chăm sóc vết thương sau phẫu thuật góp phần không nhỏ vào thành công của ca mổ. Biết cách chăm sóc vết thương sau phẫu thuật sẽ giúp bạn hồi phục nhanh.
- 1. Các cách chăm sóc vết thương sau phẫu thuật tại nhà
- 1.1 Giữ cho vết thương luôn khô sạch
- 1.2 Thay băng cho vết thương
- 1.3. Rửa vết thương sạch sẽ
- 1.4 Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp
- 2. Vết thương bao lâu thì có thể cắt chỉ?
- 3. Những lưu ý khi chăm sóc vết thương hậu phẫu thuật
- 3.1 Tuân thủ hướng dẫn và yêu cầu của bác sĩ
- 3.2 Hạn chế vận động mạnh và quá sức
- 3.3 Theo dõi các dấu hiệu bất thường của vết thương
Rất nhiều người nghĩ rằng vết mổ sẽ tự lành theo thời gian nên không cần quá chú trọng đến việc chăm sóc hậu phẫu thuật. Tuy nhiên điều này là hoàn toàn sai lầm. Bạn nên biết, việc chăm sóc vết thương sau phẫu thuật cực kỳ quan trọng, nếu thực hiện đúng cách sẽ giúp vết thương nhanh lành và giảm các nguy cơ gây nhiễm trùng, gây sẹo. Ngược lại nếu lơ là trong khâu chăm sóc sẽ có nhiều hệ lụy ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bài viết sau của longhuyetph.vn sẽ chia sẻ cho các bạn một số cách để việc chăm sóc các vết thương hậu phẫu thuật trở nên dễ dàng hơn nhưng vẫn đảm bảo an toàn nhất cho người bệnh.
1. Các cách chăm sóc vết thương sau phẫu thuật tại nhà
Thông thường sau khi ra viện về nhà các bác sĩ sẽ hướng dẫn cũng như lưu ý một vài điểm để quá trình chăm sóc vết thương tại nhà hậu phẫu thuật được hiệu quả và an toàn nhất. Tùy từng vết khâu, vết mổ mà bạn chăm sóc theo đúng yêu cầu của bác sĩ.
1.1 Giữ cho vết thương luôn khô sạch
Trong chăm sóc vết thương hậu phẫu thuật, sạch sẽ là yếu tố bạn cần đặt lên hàng đầu. Theo đó, hãy giữ cho vết mổ luôn khô và sạch sẽ. Để thực hiện điều này, bạn nên dùng dung dịch nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát trùng để vệ sinh vết mổ. Lưu ý, tránh tuyệt đối việc dùng các loại lá đắp lên vết thương theo cách dân gian.
Trường hợp bác sĩ cho phép tắm thì bạn nên tắm nhanh và tránh ngâm mình quá lâu khiến vết mổ bị ướt. Điều này hoàn toàn không tốt vì nó dễ khiến vết thương bị nhiễm trùng.
Cần thay băng cho vết thương để đảm bảo an toàn
1.2 Thay băng cho vết thương
Đối với việc thay băng cho vết thương sau phẫu thuật, các bác sĩ sẽ có những hướng dẫn cụ thể cho bạn về thời điểm có thể tháo băng vết mổ. Thông thường một ngày sau khi xuất viện, các vết thương không cần phải thay băng, Ngoại trừ những vết thương hở, vết thương tụ dịch sau phẫu thuật. Lúc này, điều bạn cần làm là giữ kín khu vực phẫu thuật để bảo vệ vết thương. Những ngày kế tiếp bạn hãy thực hiện việc thay băng cho vết thương.
Để đảm bảo việc thay băng an toàn, không gây va chạm quá nhiều cho vết thương hậu phẫu thuật bạn nên học cách rửa và khử trùng vết thương.
1.3. Rửa vết thương sạch sẽ
Rửa vết thương chính là cách bạn làm sạch bề mặt vết thương và vùng da xung quanh. Lưu ý, trước khi thực hiện bạn cần vệ sinh sạch sẽ đôi bàn tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn vào vết thương.. Khi rửa vết thương bạn thực hiện như sau:
- Thấm miếng vải hay gạc vô khuẩn vào dung dịch nước muối sinh lý rồi nhẹ nhàng lau, chấm nhẹ lên bề mặt vết thương. Nên chọn gạc đủ mềm để tránh làm vết thương bị tổn thương.
- Tuyệt đối khi rửa vết thương bạn không dùng các chất tẩy rửa da, xà phòng kháng khuẩn, rượu… vì vết thương sau phẫu thuật là những vết thương đang lành da và những chất này có thể tiêu diệt các mô hạt non nớt. Điều này làm trì hoãn quá trình lành vết thương.
- Lau rửa vùng da xung quanh vết thương. Đối với cách rửa vết thương, bạn hãy thực hiện theo nguyên tắc rửa vết thương trước và rửa vùng da xung quanh sau.
1.4 Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp
Chế độ dinh dưỡng cho người sau phẫu thuật có tác động rất lớn đến quá trình hồi phục, chính vì vậy khi chăm sóc vết thương hậu phẫu thuật bạn cần chú ý đến vấn đề này.
Các chuyên gia y tế khuyên rằng, để người bệnh phục hồi nhanh chóng cũng như vết thương nhanh lành sau phẫu thuật, bạn nên lựa chọn những thực phẩm tươi, sạch giàu protein, chất xơ như thịt, trái cây, rau xanh….
Ngược lại bạn nên tránh các thức ăn, đồ uống có chứa chất kích thích như rượu, bia, đồ ăn cay nóng… Đặc biệt nên hạn chế các thực phẩm như trứng, đồ tanh, rau muống, đồ nếp… để ngăn ngừa các yếu tố gây sẹo.
Xây dựng một chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng
2. Vết thương bao lâu thì có thể cắt chỉ?
Hiện nay hầu hết các vết thương sẽ dùng chỉ khâu tự hủy và chỉ khâu này sẽ tự tiêu trong khoảng thời gian từ 7 ngày đến 10 ngày sau khi bạn phẫu thuật xong. Còn những vết thương sử dụng loại chỉ thường, sau khoảng thời gian từ 5 - 21 ngày (tùy từng loại phẫu thuật) bạn nên đến gặp bác sĩ để cắt chỉ cho vết thương. Với các bệnh nhân, tình trạng đau vết mổ sau phẫu thuật là đều chắc chắn sẽ xảy ra, tuy nhiên trường hợp chân chỉ gây cho bạn khó chịu hoặc đau hơn bình thường thì nên liên lạc với bác sĩ để nhận được tư vấn.
3. Những lưu ý khi chăm sóc vết thương hậu phẫu thuật
Để sức khỏe bệnh nhân nhanh hồi phục cũng như vết thương sau phẫu thuật lành, không để lại sẹo, khi chăm sóc bạn cần lưu ý những điểm sau:
3.1 Tuân thủ hướng dẫn và yêu cầu của bác sĩ
Bác sĩ là những người có chuyên môn kỹ thuật cho nên tất cả những thông tin tư vấn hướng dẫn của họ bạn đều phải lắng nghe và tuân thủ thực hiện. Theo đó, hãy thực hiện đúng các chỉ định của bác sĩ về việc dùng thuốc và chăm sóc vết thương. Điều này giúp rút ngắn quá trình hồi phục vết thương sau mổ.
3.2 Hạn chế vận động mạnh và quá sức
Thông thường sau khi phẫu thuật rời phòng theo dõi hậu phẫu, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân vận động sớm. Nhưng lưu ý, bạn nên di chuyển nhẹ nhàng để tránh ảnh hưởng đến vết thương khiến băng bị bung và có nguy cơ bị bung chỉ khâu. Bạn tránh vận động quá sức, thay vào đó hãy nghỉ ngơi nhiều và ngủ đủ giấc. Điều này tác động tích cực đến quá trình hồi phục của bệnh nhân.
Ngoài ra, để chăm sóc tốt nhất cho vết thương hậu phẫu thuật, bạn tránh để vết mổ tiếp xúc với ánh sáng để quá trình hồi phục nhanh chóng hơn.
Theo dõi các dấu hiệu bất thường của vết thương để có biện pháp xử lý
3.3 Theo dõi các dấu hiệu bất thường của vết thương
Sau khi phẫu thuật, bạn cần đặc biệt theo dõi vết thương để kịp thời xử lý khi xảy ra những tình huống nguy hiểm. Nếu xuất hiện những dấu hiệu sau đây, bạn cần nhanh chóng đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để kiểm tra:
- Sau 3 - 4 ngày phẫu thuật, vết thương đột ngột khó chịu, tê nhức và đau đớn tăng dần
- Vết thương có dấu hiệu sưng đỏ, tụ dịch, chảy máu. Vùng da xung quanh phù nề
- Bạn có biểu hiện mệt mỏi, ớn lạnh hoặc sốt cao trên 38.5độ C
- Vết thương bị bung chỉ khâu
Trên đây là những thông tin hữu ích về cách chăm sóc vết thương sau phẫu thuật, hy vọng các bạn đã nắm rõ để tự mình chăm sóc vết thương tại nhà, giúp quá trình hồi phục sức khỏe được rút ngắn lại.