Có rất nhiều lý do cho sự xuất hiện của vết bầm tím. Đây được xem là tình trạng phổ biến mà nhiều người gặp phải. Vậy vết bầm tím là gì? nhận biết nó ra sao và cách trị vết bầm như thế nào? Hãy cùng longhuyetph.vn giải đáp trong bài viết sau.

1. Vết bầm tím là gì?

Vết bầm tím là vùng mạch máu đứt vỡ do va chạm với một vật nào đó hoặc do ngã nhưng không gây rách da. Theo đó, sự tác động này khiến máu rỉ ra từ các mạch máu bị vỡ, chảy xung quanh các mô bị tổn thương và gây ra các vết thâm trên da. Vết bầm thường có màu sắc khác nhau, có thể từ đen, vàng cho đến đỏ. Vết bầm tím lớn hay nhỏ tùy thuộc vào lực tác động lên vết thương và mức độ chấn thương mà bạn gặp phải.

Vết bầm tím có thể xuất hiện tại bất cứ mô nào có mạch máu, gồm da, cơ và xương. Đây là tình trạng khá phổ biến và nhiều người mắc phải nếu xảy ra va đập. Tuy nhiên, với các bệnh nguy hiểm và hiếm khi gặp cũng có thể khiến cơ thể dễ bị bầm. 

cach-tri-vet-bam-hieu-qua

Vết bầm tím có thể xuất hiện tại bất cứ mô nào có mạch máu

1.1 Nhận biết triệu chứng của một vết bầm 

Trước khi tìm kiếm một cách trị vết bầm hiệu quả, bạn nên biết về các triệu chứng của một vết bầm để lựa chọn cách trị phù hợp nhất. Với một vết bầm tím, thông thường sẽ có những triệu chứng sau đây:

- Khi da vừa bị va đập hoặc ngã, vết bầm chỉ hơi đỏ nhưng một vài giờ đồng hồ sau đó nó chuyển sang màu xanh hoặc màu tím đậm. Cho đến một vài ngày sau, vết bầm chuyển thành màu vàng hoặc xanh lá cây khi sắp lành. 

- Đối với các vết bầm tím, khi xuất hiện có thể khiến bạn bị đau trong vài ngày tuy nhiên cùng với sự mờ đi theo màu sắc của vết bầm các cơn đau sẽ hết hẳn.

- Vết bầm tím hình thành do tác động của một vật nào đó hoặc ngã mà không gây rách da cho nên bạn không có nguy cơ nhiễm trùng.

Để các vết bầm tím trên cơ thể nhanh chóng tan biến, giúp xua đi cảm giác “xấu xí” và cải thiện ngoại hình, bạn có thể thực hiện đa dạng các cách khác nhau. 

2. Các cách trị vết bầm hiệu quả với nguyên liệu có sẵn tại nhà

Có rất nhiều cách trị vết bầm hiệu quả mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà chỉ bằng những nguyên liệu có sẵn. Dưới đây là 5 cách mà bạn có thể áp dụng khi muốn vết bầm tan nhanh.

2.1 Muối và chanh

Chanh và muối là hai nguyên liệu mà trong gian bếp của gia đình nào cũng có. Sự kết hợp giữa hai loại này có thể mang đến cho bạn một cách để vết bầm tan nhanh. Bạn hãy vắt nước chanh, sau đó bỏ thêm một chút muối và cho hỗn hợp này vào một miếng vải và chườm lên vết bầm trong khoảng 30 phút. Bạn thực hiện cách này nhiều ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. 

cach-tri-vet-bam-bang-muoi-va-chanh

Sự kết hợp giữa chanh và muối giúp đánh tan vết bầm

2.2 Ớt và dầu dừa

Ớt và dầu dừa nghe qua chẳng hề liên quan nhưng sự thật hỗn hợp này là một cách trị vết bầm hiệu quả mà bạn có thể áp dụng. Để thực hiện bạn trộn một phần bột ớt với 5 phần dầu dừa và để nguội, sau đó bôi hỗn hợp lên vị trí xuất hiện vết bầm tím. Sự kết hợp giữa ớt và dầu dừa sẽ giúp tăng tốc độ làm tan các vết bầm tím dưới da do tác động gây ra. 

2.3 Sử dụng túi trà

Trong trà xanh và trà đen chứa nhiều tannin, đây là hợp chất giúp thu nhỏ mô sưng và mạch máu. Cho nên túi trà được xem là một nguyên liệu giúp bạn đánh tan các vết bầm trên da. Với cách trị vết bầm này, bạn chỉ cần nhúng một túi trà vào nước nóng rồi sau đó áp nó vào vết bầm tím. Bạn hãy thực hiện nhiều lần để đạt hiệu quả cao nhất.

2.4 Khoai tây

Khoai tây được nhiều người sử dụng để trị vết bầm tím nhờ vào một loại enzyme gọi là "catalase" chứa nhiều trong loại củ này. Đây là enzyme có tác dụng giúp hỗ trợ phục hồi tế bào. Cho nên khi tìm kiếm một cách trị vết bầm, khoai tây là sự lựa chọn thích hợp. Bạn chỉ cần cắt một nửa củ khoai tây, đặt lên vết bầm tím trong 5 phút để giảm đau, giảm viêm. Một ngày thực hiện 3 - 4 lần, bạn sẽ nhìn thấy rõ hiệu quả giảm vết bầm trên da. 

cach-tri-vet-bam-bang-khoai-tay

Khoai tây trị vết bầm tím nhờ vào một loại enzyme gọi là "catalase"

2.5 Hành tây

Từ lâu hành tây được biết đến như một loại thuốc giảm đau tự nhiên. Do đó, với sự xuất hiện của vết bầm tím bạn có thể dùng hành tây để chữa trị. Bạn cắt một lát hành tây và đắp trực tiếp vào vết bầm. Bằng cách này sẽ xóa bỏ các vết thâm tím một cách nhanh chóng.

2.6 Nha đam (còn gọi là lô hội)

Nha đam là loại cây chứa các thành phần gồm nước, vitamin A, B, C và E nên có công dụng làm dịu và giữ ẩm cho da rất tốt. Ngoài ra, nha đam còn tăng cường miễn dịch và chữa lành vết thương nên được dùng để trị các vết bầm tím.

Với cách trị vết bầm này, bạn cắt một miếng nha đam cho vào tủ lạnh khoảng 30 phút, lấy ra và đắp lên vết bầm hoặc khối máu tụ. Swh kết hợp giữa các đặc tính của nha đam và tác dụng giảm đau nhờ nhiệt độ lạnh sẽ khiến các vết bầm nhanh chóng bị đánh tan.

 

Ngoài các cách nói trên, để trị vết bầm tím bạn có thể mát xa nhẹ nhàng vùng da bị tổn thương, chườm nóng, chườm lạnh hoặc dùng thuốc bôi tan vết bầm tím. Bạn cũng đừng quên bổ sung nhiều vitamin C, vì việc này giúp vết bầm dễ dàng biến mất hơn, trả lại làn da khỏe mạnh cho bạn. Bạn cũng nên theo dõi và chú ý đến vết bầm tím. Nếu đã áp dụng các cách trị vết bầm nhưng không cải thiện hoặc nó trở nên tồi tệ hơn bạn nên đi gặp bác sĩ để kiểm tra và có phương pháp điều trị kịp thời.

3. Những dấu hiệu của vết bầm bạn nên đi khám bác sĩ

Ngoài việc xuất hiện khi có va đập xảy ra trên da, vết bầm cũng là dấu hiệu báo trước cho một bệnh lý nguy hiểm mà bạn cần đến bác sĩ thăm khám ngay. Nếu có những dấu hiệu dưới đây về vết bầm, bạn hãy đến các cơ sở y tế để kiểm tra:

- Vùng bầm tím bị sưng và gây đau. Điều này cần đặc biệt chú ý khi bạn đang sử dụng các thuốc kháng đông máu.

- Cơ thể dễ dàng xuất hiện các vết bầm tím với lý do không rõ ràng.

- Vết bầm xuất hiện ở vùng da thuộc móng chân hoặc móng tay và bạn có cảm giác đau

- Vết bầm xuất hiện lâu và không có dấu hiệu cải thiện trong vòng 3 - 4 tuần

- Dù không có chấn thương nhưng vết bầm tái xuất hiện trong cùng một khu vực da trên cơ thể.

 

Trên đây là những thông tin về vết bầm tím cũng như cách trị vết bầm hiệu quả, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong việc lấy lại làn da khỏe mạnh và mịn màng.