Máu tụ dưới da là hiện tượng mà nhiều người gặp phải ở bất kỳ mô nào có mạch máu, có thể là tay, chân hay mí mắt… Nhưng mí mặt là khu vực mà khi máu tụ sẽ ảnh hưởng nhiều nhất đến thẩm mỹ bên ngoài. Do đó, tìm kiếm một cách làm tan máu tụ ở vị trí này được rất nhiều người quan tâm. Vậy máu tụ ở mí mắt do nguyên nhân nào? Cách làm tan máu tụ như thế nào cho hiệu quả? … longhuyetph.vn sẽ giúp bạn trả lời.

 

1. Tìm hiểu về hiện tượng máu tụ ở mí mắt

 

Máu tụ (còn gọi là bầm tím) nói chung là tình trạng các mao mạch bị vỡ khi cơ thể bị tác động hoặc chấn thương khiến máu không thể thoát ra ngoài được và tụ lại bên dưới da, hình thành những vết máu bầm.

 

Còn máu bầm ở mí mắt là tình trạng ở mí mắt và quanh mí mắt xuất hiện hiện tượng tụ máu, bầm tím lên. Tình trạng này có khi xuất hiện cục bộ tại một vài vị trí nhưng cũng khi tụ máu gần như toàn bộ khu vực mí mắt.

 

Màu sắc của vết bầm tím ở mí mắt có thể là tím tươi hoặc tím sẫm (tím đen). Thông thường khi mí mắt bị tụ máu sẽ kèm theo các hiện tượng như sưng và gây đau nhức khu vực quanh mắt.

 

cach-lam-tan-mau-tu-o-mi-mat

 

Vết máu tụ ở mí mắt có thể có màu tím tươi hoặc tím sẫm

 

1.1 Máu tụ ở mí mắt nguyên nhân do đâu?

 

Máu tụ hay máu bầm ở mí mắt do nhiều nguyên nhân gây ra, tuy nhiên nhìn chung là từ những lý do sau:

 

- Do chịu tác động bên ngoài như va đập, ngã gây tổn thương khiến mạch máu quanh vùng mí mắt bị vỡ.

 

- Do bạn thực hiện một số tiểu phẫu trên gương mặt tại khu vực gần mắt như Cắt mí, nhấn mí, lấy mỡ bọng mắt hoặc nâng mũi…

 

Việc máu tụ xuất hiện tại mắt thực chất là dấu hiệu bình thường và không quá nghiêm trọng. Về cơ bản nó gây sưng, đau nhức và cản trở tầm nhìn khiến sinh hoạt bị ảnh hưởng, đặc biệt vết máu tụ gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ khiến nhiều người ngại ra ngoài giao tiếp. Để nhanh chóng loại bỏ tình trạng trên bạn nên biết một vài cách làm tan máu tụ cho khu vực quanh mắt, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn các phương pháp thường được áp dụng sau đây.

2. 5 cách làm tan máu tụ ở mí mắt dễ thực hiện

Có rất nhiều cách để bạn có thể nhanh chóng làm tan vết máu tụ ở khu vực mắt, nhưng 5 cách dưới đây được áp dụng nhiều nhất bởi dễ thực hiện và nguyên liệu đơn giản, ai cũng có thể làm được.

2.1 Chườm lạnh 

Chườm lạnh là phương điều trị các vết bầm tím hay máu tụ được nhiều bác sĩ khuyên dùng, đặc biệt là sau khi bạn thực hiện phẫu thuật ở quanh vùng mắt. Để thực hiện, bạn chỉ cần sử dụng túi đựng nước lạnh, chườm lên vùng máu bầm. Nếu không có túi, bạn có thể sử dụng 1 chiếc muỗng để trong tủ lạnh để thay thế. Mỗi lần bạn thực hiện khoảng 10 - 20 phút, liên tục trong 2 - 3 ngày sẽ giúp ngăn chặn tình trạng xuất huyết, máu bầm hữu hiệu. 

cach-lam-tan-mau-tu-bang-chuom-nong

Chườm lạnh giúp nhanh tan vết máu tụ ở mắt

2.2 Chườm nóng 

Nước nóng khiến máu lưu thông tốt hơn cho nên cách làm tan máu tụ bằng chườm nóng được áp dụng rất nhiều. Theo đó, bạn sử dụng loại túi đựng nước nóng và chườm nhẹ nhàng lên vùng mắt có máu bầm. Thực hiện từ 3 - 4 lần, 1 lần 30 phút bạn sẽ thấy vết máu tụ nhanh chóng tan đi.

2.3 Trứng gà

Dùng trứng gà làm tan vết máu tụ đã được nhiều người áp dụng và thành công. Bề mặt trứng gà có những lỗ nhỏ li ti, đây là những đường ống rất nhỏ dẫn tới lòng vàng cho nên có tác dụng rất tốt trong việc làm tan các vết máu tụ, máu bầm. Bạn chỉ cần luộc trứng và bóc sạch vỏ rồi lăn lên vùng tụ máu trong khoảng 30 phút. Bạn lăn nhẹ nhàng cho đến khi quả trứng nguội hẳn.

cach-lam-tan-mau-tu-bang-trung-ga

Trứng gà có tác dụng tốt trong việc trị vết máu tụ ở mí mắt

2.4 Massage

Cách làm tan máu tụ bằng massage cũng mang lại hiệu quả rất tốt. Khi vết bầm trên mắt xuất hiện bạn chỉ cần dùng tay massage trực tiếp quanh vùng mắt. Việc này sẽ làm ấm vùng mí mắt bị bầm tím, từ đó khiến máu tụ dần tan. Ngoài ra động tác này cũng làm tăng tuần hoàn máu quanh mắt tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu cho đôi mắt Mỗi ngày bạn thực hiện cách này 3 – 4 lần, vào những lúc trước khi đi ngủ.

2.5 Dứa và đu đủ 

Đối với việc làm tan các vết máu tụ ở mí mắt bạn có thể sử dụng hai loại trái cây là dứa và đu đủ. Đây là 2 loại quả rất giàu chất chống oxy hóa cho nên có tác dụng tốt với các loại chấn thương gây ra sự đổi màu sắc trên da. Ngoài ra, dứa và đu đủ còn có chứa enzyme giúp làm mềm và làm lạnh da. 

Để sử dụng, bạn xay nhuyễn 2 loại trái cây tạo thành hỗn hợp và đắp lên khu vực máu tụ ở mắt. Bên cạnh đó, hãy uống nước ép hoặc ăn hai loại trái cây này hàng ngày.

Ngoài các cách làm tan máu tụ nói trên, để nhanh chóng đánh tan vết máu bầm tụ ở mí mắt bạn có thể sử dụng các loại thuốc được tin dùng hiện nay như Long Huyết P/H, cao ngải cứu… Dùng thuốc chữa trị máu tụ ở mí mắt thực sự cần thiết, hữu ích đối với những người bị máu bầm tụ mức độ vừa và nặng. Thuốc không chỉ làm tan máu tụ, giảm đau  mà còn giúp giảm cả tình trạng sưng nề. Tuy nhiên bạn nên chú ý, sử dụng thuốc cần có đơn của bác sĩ và dùng đúng theo chỉ dẫn, tránh lạm dụng gây ra những tình huống đáng tiếc.

Bên cạnh áp dụng các cách làm tan máu bầm và sưng như chia sẻ ở trên, hãy bổ sung nhiều vitamin C bằng cách ăn các loại trái cây như cam, quýt, bưởi, các loại rau xanh… để cải thiện làn da và giúp vết bầm tím mau chóng biến mất. 

3. Một số lưu ý khi làm tan máu tụ ở mí mắt

Mắt là vùng rất nhạy cảm của cơ thể, cho nên mọi ngoại lực tác động đến vùng mắt kể cả cách làm tan máu tụ cũng phải thật sự chú ý.

3.1 Lưu ý các dấu hiệu máu tụ ở mắt 

Khi phát hiện máu tụ ở mắt, bạn cần chú ý các dấu hiệu sau để kiểm thời đến bác sĩ kiểm tra và chữa trị:
 
- Phát hiện có nhiều tia máu ở lòng trắng hoặc lòng đen của mắt. Đây là dấu hiệu có thể mắt bạn bị tổn thương cho nên hãy gặp bác sĩ để thăm khám cho chắc chắn.
- Phát hiện thị lực bị suy giảm, mắt bị mờ đục hoặc mắt khó chịu khi tiếp xúc với ánh sáng
- Mắt không mở được, có dấu hiệu sưng nặng kèm theo đó là đau đầu dữ dội, chóng mặt thì bạn hãy lập tức dừng các cách chữa trị và liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa.

chu-y-khi-ap-dung-cach-lam-tan-mau-tu

Hãy bảo vệ đôi mắt của bạn, tránh các va chạm dẫn đến bầm tím, máu tụ

3.2 Những chú ý sau khi làm tan máu tụ ở mí mắt

Vết bầm tím máu tụ ở mí mắt có thể đã được làm tan nhưng bạn không nên chủ quan mà hãy đặc biệt chú ý những vấn đề sau để vết máu tụ không còn trở lại nữa:

- Giữ vệ sinh sạch cho mắt: Đây là cách để đôi mắt của bạn luôn khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt và tránh được nhiều bệnh về mắt. Trong đó có một bệnh có thể có biểu hiện bầm tím quanh mí mắt.

- Tránh các va chạm mạnh đến mắt: Va chạm và các tác động bên ngoài chính là nguyên nhân khiến vùng mí mắt của bạn bị tụ máu cho nên hãy cẩn thận, tránh các vật có thể gây ảnh hưởng cho mắt của mình. 

- Tuân thủ cách chăm sóc phục hồi khi thực hiện các tiểu phẫu ở mắt hoặc khu vực gần mắt: Nếu bạn thực hiện cắt mí, nhấn mí mắt… hãy luôn tuân theo phác đồ chăm sóc phục hồi của bác sĩ để tình trạng máu tụ ở mí mắt dù có xảy ra nhưng sẽ nhanh chóng được lược bỏ.

Những thông tin về cách làm tan máu tụ ở mí mắt trên đây hy vọng đã mang lại những kiến thức bổ ích nhất cho bạn. Hãy luôn bảo vệ đôi mắt - cửa sổ tâm hồn của mỗi người thật tốt bạn nhé. Nếu còn có những thắc mắc về sức khỏe khác hãy liên hệ trực tiếp với Long Huyết P/H theo số hotline 1800. 545.435, các dược sĩ của chúng tôi sẽ tư vấn và giải đáp nhanh nhất cho bạn.