Cách xác định vết thương bị nhiễm trùng

Khi bị thương, nếu biết xử lý đúng cách và ngăn không cho vết thương tiếp xúc với các nhân tố có khả năng gây nhiễm khuẩn. Với những vết thương không bị nhiễm trùng, thời gian lành vết thương khá nhanh. Ngược lại, nếu chúng bị nhiễm trùng sẽ trở lên đau hơn theo thời gian.

Da xung quanh vết cắt thường đỏ và nóng. Sau một thời gian, chúng ta sẽ nhận thấy một số vết sưng tấy, phù nề ở khu vực bị ảnh hưởng. Khi nhiễm trùng tiến triển, nó bắt đầu chảy ra chất dịch màu vàng gọi là mủ.

Để nhận biết dấu hiệu nhiễm trùng, cần quan sát các triệu chứng sau:

  • Các vết mẩn đỏ do nhiễm trùng lan sang các vùng khác, thường thành từng vệt.
  • Đau nhức vùng bị thương hoặc sốt.
  • Cảm giác bất ổn.

Những triệu chứng này cho thấy nhiễm trùng đã lan rộng.

Hình ảnh vết thương có dấu hiệu bị nhiễm trùng trông như thế nào?

Cách chữa vết thương bị nhiễm trùng tại nhà?

Nếu vết thương diện tích nhỏ, chỉ mới bắt đầu hơi đỏ xung quanh các mép cắt, chúng ta có thể tự chữa trị tại nhà. Tuy nhiên, cần tuân thủ đúng các bước xử lý chuẩn y khoa để phòng tránh tối đa các nguy cơ có thể xảy ra.

Hãy đảm bảo rằng bạn đã rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước, loại bỏ mọi mảnh vụn có thể nhìn thấy.

Có thể dùng các dung dịch sát trùng như cồn iod, povidone iod để làm sạch vết thương. Sau khi vết thương đã được làm sạch, lau khô, bôi thuốc mỡ kháng sinh và băng cho đến khi da mới mọc trên vết thương.

Nếu vết đỏ tiếp tục lan rộng hoặc chảy mủ, hãy đến ngay phòng khám hoặc bệnh viện.

Cần lưu ý rằng, chúng ta không nên cố gắng điều trị các dấu hiệu nhiễm trùng ở một vết thương rộng tại nhà. Thay vào đó, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Các thuốc thường được sử dụng trong điều trị vết thương hở bị nhiễm khuẩn?

Nếu vết thương bị nhiễm trùng không được tự khỏi tại nhà, thì cần phải dùng thuốc kháng sinh do bác sĩ kê đơn. Một số loại thuốc kháng sinh thường được kê đơn bao gồm:

Amoxicillin-clavulanate (Augmentin, Augmentin-Duo)

Cephalexin (Keflex)

Doxycycline (Doryx)

Dicloxacillin

Trimethoprim-sulfamethoxazole (Bactrim, Septra)

Clindamycin (Cleocin)

Bác sĩ cũng sẽ làm sạch vết cắt của bạn và áp dụng một loại băng thích hợp. Họ có thể sử dụng chất làm tê tại chỗ trước khi làm sạch để giảm đau.

Ngoài ra, trong thực tế lâm sàng, các bác sĩ cũng thường kê thêm thuốc thảo dược Long huyết P/H giúp chống viêm, kháng khuẩn, mau lành vết thương. Long huyết P/H có thể sử dụng cùng kháng sinh để tăng hiệu quả điều trị.

Các biến chứng có thể xảy ra nếu vết thương bị nhiễm trùng là gì?

Nếu vết cắt bị nhiễm trùng không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng sẽ bắt đầu lan vào các mô sâu hơn dưới da. Đây được gọi là viêm mô tế bào. Nhiễm trùng có thể di chuyển qua máu đến các bộ phận khác của cơ thể. Một khi nhiễm trùng lan rộng, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy không khỏe và phát sốt.

Viêm mô tế bào có thể phát triển thành một bệnh nhiễm trùng nặng được gọi là nhiễm trùng huyết. Cũng có thể vết cắt bị nhiễm trùng sẽ không bao giờ lành lại. Nó có thể dẫn đến nhiễm trùng da như chốc lở, và nó cũng có thể trở thành áp xe.

Trong một số trường hợp cực kỳ hiếm, vết cắt bị nhiễm trùng không được điều trị có thể phát triển thành viêm cân hoại tử. Đây thường được gọi là “bệnh ăn thịt”. Nó để lại những vùng da rộng bị tổn thương và đau đớn.

Ai có nguy cơ cao bị vết cắt bị nhiễm trùng?

Có một số trường hợp làm tăng nguy cơ phát triển vết cắt bị nhiễm trùng, chẳng hạn như:

  • Người bị bệnh tiểu đường
  • Người có hệ thống miễn dịch suy yếu, có thể do dùng steroid, hóa trị hoặc mắc bệnh tự miễn dịch như HIV
  • Người bị động vật hoặc con người cắn
  • Vết thương do bị cắt bởi một vật bẩn
  • Dụng cụ gây ra vết cắt vẫn còn bên trong vết thương
  • Bị vết cắt lớn và sâu, hoặc lởm chởm
  • Người cao tuổi (vì da không lành theo tuổi tác)
  • Người thừa cân

Cách ngăn ngừa nhiễm khuẩn vết thương

  • Làm sạch khu vực ngay lập tức sau khi bị thương. Dùng khăn tẩm cồn nếu không có nước sạch.
  • Sau khi bạn đã làm sạch khu vực này, hãy đợi cho khu vực đó khô, sau đó thoa thuốc sát trùng hoặc kem kháng sinh để giúp ngăn chặn vi khuẩn. Che khu vực bằng băng sạch để bảo vệ vết thương, tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm bên ngoài.
  • Mặc quần áo rộng, không bó hoặc chạm vào vết thương.

Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu:

  • Nghi ngờ có thể có dị vật bên trong vết thương
  • Vết thương không thể cầm máu
  • Vết thương rất lớn, sâu
  • Vết thương do động vật hoặc con người cắn

Theo dõi vết thương chặt chẽ để phát hiện sớm nếu có dấu hiệu nhiễm khuẩn nhỏ nhất. Nhiễm khuẩn vết thương càng được phát hiện sớm thì càng có thể điều trị nhanh chóng và dễ dàng.