Vị thuốc Huyết giác trong điều trị đau bụng kinh nguyên phát
Tác giả:
Bs YHCT Phạm Thu Hằng
|
Tham vấn Y Khoa
|
Ngày đăng
08/07/2024
|
Lần cập nhật cuối:
14/10/2024
|
Số lần xem:
194
|
Đau bụng kinh (hay thống kinh) là triệu chứng rất phổ biến, liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Hầu hết mọi phụ nữ đều đã từng trải qua đau bụng kinh một vài lần trong đời. Tình trạng này thường gây đau kiểu co thắt vùng bụng dưới, cơn đau có thể lan ra sau lưng và xuống hai đùi.
Đau bụng kinh (hay thống kinh) là triệu chứng rất phổ biến, liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Hầu hết mọi phụ nữ đều đã từng trải qua đau bụng kinh một vài lần trong đời. Tình trạng này thường gây đau kiểu co thắt vùng bụng dưới, cơn đau có thể lan ra sau lưng và xuống hai đùi.
Đau bụng kinh có lúc rất dữ dội, nhưng thông thường chỉ là cảm giác đau nhoi nhói và khó chịu một chút ở bụng. Cơn đau bụng kinh có thể không giống nhau giữa những đợt hành kinh. Đôi khi có những chu kỳ không có hiện tượng đau bụng kinh hoặc chỉ gây ra một chút khó chịu cho người phụ nữ, song lại có những chu kỳ gây đau dữ dội. Mặt khác, một số phụ nữ có thể bị đau bụng dưới ngay cả khi không hành kinh.
Đau bụng kinh nguyên phát xảy ra do sự co bóp của tử cung. Các cơn co nhỏ, vị trí đau dọc từ trên xuống dưới tử cung, tuy nhiên các cơn co thắt tử cung này thường khá yếu và khó có thể cảm nhận rõ ràng được. Trong suốt giai đoạn hành kinh, tử cung của người phụ nữ sẽ co bóp thường xuyên để tống hết các phần tử niêm mạc tử cung đã bị hoại tử ra bên ngoài, tạo ra máu kinh nguyệt. Khi co bóp, các mạch máu được siết chặt lại, dẫn đến hạn chế máu và oxy đến. Sự thiếu oxy này phát ra tín hiệu kích thích cơ thể tiết ra các chất hóa học gây đau. Đồng thời, prostaglandin cũng được sản sinh, chất này tác động làm cho tử cung co thắt nhiều hơn dẫn đến cơn đau nhiều hơn.
Đông y cho rằng, đau bụng kinh chủ yếu do nguyên nhân thực chứng “bất thông tắc thống” hoặc nguyên nhân hư chứng do khí huyết suy kém “bất vinh tắc thống”. Về thực chứng, chủ yếu do nguyên nhân khí trệ, huyết ứ, hàn ngưng, thấp nhiệt uẩn kết hoặc do yếu tố căng thẳng phiền não dẫn đến can uất khí trệ, khí huyết vận hành không thông suốt, hoặc liên quan đến yếu tố ăn uống, thói quen ăn đồ sống lạnh, không giữ ấm cơ thể dẫn đến cảm nhiễm phong hàn thấp, hàn ngưng thấp trệ dẫn đến kinh huyết ngưng trệ không thông. Về hư chứng, người thể chất dương hư, trong người có nội hàn, khí huyết kém, chức năng can thận suy giảm đều thuộc hư chứng. Dương hư dẫn đến cơ thể không đủ năng lượng ôn ấm bào cung đẫn đến bào cung hư hàn, can thận hư tổn, khí huyết kém dẫn đến không nuôi dưỡng được bào cung dẫn đến bào cung thất dưỡng, kinh huyết vận hành không đầy đủ, gọi là “bất vinh tắc thống”.
Điều trị đau bụng kinh (thống kinh) đã được ghi chép trong các sách cổ tử ngàn xưa và hiệu qủa lâm sàng đã được khẳng định rõ ràng. Việc kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại trong điều trị đau bụng kinh không những đem lại hiệu quả ngắn hạn rõ rệt mà còn củng cố tác dụng lâu dài.
Cây huyết giác là một loài cây thuộc họ Dracaenaceae, có vị ngọt, cay, mặn, tính ôn. Quy kinh phế, tỳ, thận. Vị thuốc huyết giác được ghi chép trong các sách dược cổ với công dụng hoạt huyết tán ứ, định thống chỉ huyết, liễm thương sinh cơ. Dùng trong trường hợp chấn thương, tụ máu gây đau, phụ nữ khí huyết ứ trệ, vết thương chảy máu, vết thương mưng mủ lâu liền miệng. Huyết giác là một vị thuốc quý được y gia Lý Thời Trân thời kỳ nhà Minh (Trung Quốc) ghi chép trong cuốn “Bản Thảo Cương Mục” với cái tên “hoạt huyết thánh dược”. Ngày nay, nghiên cứu hiện đại cho thấy, vị thuốc huyết giác có tác dụng cải thiện vi tuần hoàn của cơ thể, điều chỉnh quá trình trao đổi chất của cơ thể, cải thiện chức năng miễn dịch, điều hoà nội tiết của cơ thể.
1. Huyết giác cải thiện vi tuần hoàn và điều hoà nội tiết: theo nghiên cứu, vị thuốc huyết giác có tác dụng điều hoà 2 chiều trong điều trị về máu, huyết giác có tác dụng làm tăng các yếu tố đông máu trong cơ thể nên có tác dụng cầm máu đáng kể đối với những bệnh nhân xuất huyết, đồng thời đối với trường hợp tụ máu, huyết ứ, huyết giác giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, đẩy nhanh quá trình hồi phục máu và bạch huyết.
2. Saponin có trong huyết giác có tác dụng chống viêm, giảm đau mạnh mẽ, cải thiện chức năng miễn dịch của cơ thể.
3. Chứa chất kháng khuẩn, sát trùng – phytodefensin, có tác dụng loại bỏ phần tổ chức hoại tử, tăng sinh cơ.
4. Điều kinh lý huyết, nhuyễn kiên tán kết (làm mềm khối rắn), hành khí hoạt huyết.
Y học cổ truyền sử dụng phần thân vỏ hóa gỗ màu đỏ của cây Huyết giác để làm thuốc
Tác giả Đặng Lôi Thu, Đại học trung y dược Bắc Kinh, Trung Quốc, năm 2009 đã tiến hành nghiên cứu về hiệu quả của viên nang huyết giác trong điều trị đau bụng kinh nguyên phát do nguyên nhân huyết ứ, kết quả được báo cáo như sau:
1, Đối tượng nghiên cứu:
40 Case lâm sàng từ tháng 1 năm 2009 đến tháng 3 năm 2009 tại bệnh viên Đông Trực Môn, Bắc Kinh, Trung Quốc. Bệnh nhân là nữ, độ tuổi từ 19-38 tuổi, được chẩn đoán đau bụng kinh nguyên phát theo Y học hiện đại, được chẩn đoán thống kinh thể khí trệ huyết ứ theo y học cổ truyền. 40 case lâm sàng được chia thành 2 nhóm, nhóm nghiên cứu sử dụng viên nang huyết giác để điều trị, nhóm đối chiếu sử dụng viên thảo dược (gồm ích mẫu thảo, đương quy, xuyên khung, mộc hương) để điều trị.
Các case lâm sàng đau bụng kinh nguyên phát thể huyết ứ có các biểu hiện triệu chứng lâm sàng như sau:
+ Chủ chứng: Đau căng tức vùng bụng dưới trước và trong kỳ kinh, đau cự án ( bụng ấn đau).
+ Thứ chứng: Ngực sườn, bầu vú căng đau; kinh nguyệt lượng ít; kinh nguyệt ra không thông suốt, sắc kinh tối hoặc đen sậm; kinh nguyệt có huyết khối huyết cục.
+ Xem lưỡi, mạch: chất lưỡi tím, tối, có điểm ứ huyết; Mạch huyền hoặc mạch sáp.
Các triệu chứng trên đây, chủ chứng là triệu chứng mà tất cả bệnh nhân đều có, thứ chứng là các triệu chứng mà bệnh nhân có từ 2 triệu chứng trở lên, kết hợp xem mạch và lưỡi để chẩn đoán.
2, Phương pháp thực nghiệm
40 case lâm sàng chia thành 2 nhóm, nhóm nghiên cứu gồm 20 bệnh nhân, nhóm đối chiếu gồm 20 bệnh nhân. Nhóm nghiên cứu được điều trị bằng viên nang huyết giác, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 6 viên; nhóm đối chứng được điều trị bằng viên thảo dược, mỗi ngay 2 lần, mỗi lần 1 gói (14g). Trong đó viên nang huyết giác 300g/viên, thành phần là bột cao khô huyết giác; viên thảo dược với thành phần gồm các vị thuốc thảo dược ích mẫu thảo, đương quy, xuyên khung, mộc hương. Trước mỗi kỳ kinh 3 ngày, các bệnh nhân của 2 nhóm được sử dụng thuốc như trên, uống thuốc liên tục trong 7 ngày, điều trị liên tục trong 2 chu kỳ liên tiếp.
3, Phương pháp đánh giá
Đánh giá triệu chứng chính ( đau căng tức vùng bụng dưới, ấn đau): Thang điểm Mức độ đau (VAS) và thời gian đau
+ Mức độ đau:Thang điểm nhìn gồm một đoạn thẳng 10 cm, với hai đầu cố định. Một đầu ghi “không đau” (o điểm), đầu kia ghi “đau nhất có thể hình dung”(10 điểm). Bệnh nhân đánh dấu vị trí trên đoạn thẳng tương ứng với cường độ đau. Người đánh giá sẽ đo bằng thước và ghi điểm (chính là độ dài đoạn thẳng từ 0 tới điểm đánh dấu).
+ Thời gian đau: Không (0 điểm);<12h (2 điểm); 12-24h (4 điểm); >24h (6 điểm)
Các triệu chứng theo y học cổ truyền ( không: 0 điểm, có: 1 điểm)
+ Kinh nguyệt lượng ít, kinh nguyệt không thông
+ Sắc kinh tối, sậm, có huyết cục, huyết khối
+ Vú căng đau
+ Ngực sườn khó chịu
+ Chất lưỡi ám tối, có điểm ứ huyết
+ Mạch huyền, huyền sáp
4, Kết quả so sánh 2 nhóm lâm sàng
4.1 So sánh mức độ đau
Sau thời gian 2 đợt điều trị, điểm đau của nhóm bệnh nhân sử dụng viên nang huyết giác và điểm đau của nhóm đối chứng được tổng hợp theo bảng sau:
Nhóm (n) |
Điểm đau trung bình |
Nghiên cứu (20) |
3,35土1,424 |
Đối chưng(20) |
3,95土1,959 |
4.2 Thời gian đau
Sau thời gian 2 đợt điều trị, điểm trung bình thời gian kéo dài cơn đau của nhóm bệnh nhân sử dụng viên nang huyết giác và của nhóm đối chứng được tổng hợp theo bảng sau:
Nhóm (n) |
Điểm trung bình thời gian đau |
Nghiên cứu (20) |
5,35土3,703 |
Đối chưng(20) |
9,05土9,923 |
4.3 Mức độ cải thiện các triệu chứng đau bụng kinh theo y học cổ truyền
Sau thời gian 2 đợt điều trị, điểm trung bình các triệu chứng đau bụng kinh theo y học cổ truyền của nhóm bệnh nhân sử dụng viên nang huyết giác và của nhóm đối chứng được tổng hợp theo bảng sau:
Nhóm (n) |
Điểm trung bình |
Nghiên cứu (20) |
1.40土0.995 |
Đối chưng(20) |
3,05土1,538 |
Qua nghiên cứu trên, từ kết quả phân tích, so sánh cho thấy mức độ đau bụng kinh, thời gian kéo dài cơn đau của nhóm bệnh nhân dùng viên nang huyết giác được cải thiện đáng kể sau khi điều trị, đồng thời sự cải thiện các triệu chứng thống kinh do khí trệ huyết ứ theo y học cổ truyền của nhóm nghiên cứu cũng cao hơn nhóm đối chứng. Nghiên cứu này có thể kết luận rằng, viên nang huyết giác có hiệu quả đáng kể trong điều trị đau bụng kinh nguyên phát thể khí trệ, huyết ứ, tác dụng làm giảm mức độ đau, rút ngắn thời gian kéo dài cơn đau, cải thiện các triệu chứng kèm theo của chứng thống kinh theo y học cổ truyền.