Chăm sóc hậu phẫu là hình thức nghỉ dưỡng, tẩm bổ sau những ca phẫu thuật như nâng ngực, nâng mũi, hút mỡ bụng… Việc chăm sóc hậu phẫu giúp quá trình phục hồi vết thương nhanh hơn, kết quả đạt được tốt hơn và giảm thiểu những rủi ro xảy ra sau khi phẫu thuật. Điều này đặc biệt quan trọng đối với hầu hết tất cả các ca phẫu thuật.

1. Các triệu chứng có thể gặp sau phẫu thuật

Sau khi thực hiện ca phẫu thuật bạn có thể gặp phải các triệu chứng sau:

  • Có cảm giác đau xung quanh khu vực vết mổ sau phẫu thuật trong vòng 24 - 48h đầu
  • Có thể xuất hiện, hiện tượng bị bầm tím tại vùng mổ, hay bị sưng nề.
  • Các vùng gần kề như vai, cánh tay sẽ bị đau khi vận động.
  • Sau khi phẫu thuật nâng ngưc do tăng thể tích của ngực nên sẽ xuất hiện các cơn đau kéo dài.
  • Bị mất cảm giác tại đầu ví, hoặc núm vú. Trường hợp này rất ít gặp.
  • Ngực mất cân đối tạm thời do sưng nề 2 bên khác nhau. Tuy nhiên tình trạng này sau đó sẽ được cải thiện trong vài tuần

cham-soc-hau-phau-nang-nguc

Chăm sóc hậu phẫu nâng ngực

2. Hướng dẫn chăm sóc hậu phẫu nâng ngực

Chăm sóc bệnh nhân trước mổ và sau mổ khi phẫu thuật nâng ngực là điều vô cùng quan trọng. Để chăm sóc hậu phẫu hiệu quả cao. Bạn có thể tham khảo các giai đoạn chăm sóc sau.

2.1. Chăm sóc từ ngày 1 – ngày 3

Từ ngày 1 đến ngày 3 là giai đoạn mới được thực hiện xong phẫu thuật. Vì vậy các hiện tượng như sưng, đau, bầm tím, cảm giác khó chịu là điều sẽ xảy ra.

Tại một số cơ sở bệnh viện, thì khách hàng sẽ được nghỉ dưỡng và điều trị tại phòng hậu phẫu. Để các bác sĩ kiểm soát và hỗ trợ kịp thời khi có tình huống bất ngờ xảy ra như

  • Xuất hiện biến chứng sớm chảy máu sau mổ. Các bệnh nhân thường được theo dõi nguy cơ chảy máu sau mổ, bởi hiện tượng này xảy ra khá nhiều. Nếu bạn bị chảy máu vết mổ trong 24h sau phẫu thuật thì bác sĩ sẽ thăm khám và thay băng cho bệnh nhân. Xử lý một cách kịp thời.
  • Hiện tượng đau quá nhiều tại vết mổ khu vực quanh ngực. Với hiện tượng này bác sĩ sẽ tiêm thuốc giảm đau để giảm bớt sự đau đớn cho bệnh nhân.

Trong quá trình theo dõi nếu bạn có tình trạng sức khỏe tốt thì đến ngày thứ 3 bạn sẽ được xuất viện và nghỉ dưỡng  và chăm sóc hậu phẫu tại nhà. Sau khi xuất viện điều quan trọng cần phải tránh là sự va đập mạnh. Bởi nếu bị va đập mạnh sẽ gây tổn thương đến vết mổ. Hơn hết còn làm ảnh hưởng đến kết quả đã phẫu thuật như có nguy cơ vòng 1 bị lệch...

2.2. Chăm sóc từ ngày 4 – ngày 10

Bắt đầu từ ngày thứ 4 trở đi nếu tình trạng vết mổ có khả thi thì bạn có thể bắt đầu tắm. Tuy nhiên bạn chỉ nên tắm nhẹ nhàng và được bác sĩ cho phép. Bởi vết mổ vẫn cần phải kiêng nước và vệ sinh theo chế độ đặc biệt.

Bạn có thể thấy hiện tượng đau nhức giảm bớt vào ban ngày. Tuy nhiên lại đau nhức hơn vào ban đêm. Tron trường hợp bạn nâng ngực đặt túi độn dưới cơ, thì bạn sẽ cảm thấy khó chịu hơn nhiều.

Với ngày thứ 4 trở đi bạn sẽ thấy tình trạng cải thiện rõ rệt như: Bầm tím giảm dần, tình trạng phù nề có chiều hướng đi xuống phía dưới bụng, Có biểu hiện táo bón do tác dụng phụ của thuốc giảm đau…

Vì vậy trong giai đoạn này bạn có thể thực hiện các hoạt động mạnh dạn hơn một chút bằng cách bắt đầu tập các bài tập ngực nhẹ nhàng. Dĩ nhiên bạn nên thăm hỏi ý kiến của bác sĩ đang theo dõi tình trạng cho bạn.

Mặc dù trong giai đoạn này vết phẫu thuật đã lành, tuy nhiên khi bạn tham gia những hoạt động thường ngày cũng cần để ý bởi tình trạng chảy máu vết mổ có thể xảy ra. Và đến ngày thứ 7 - 10 là bạn có thể được cắt chỉ theo chỉ định của bác sĩ.

2.3. Chăm sóc từ ngày 11 – ngày 21

Trong giai đoạn chăm sóc, nghỉ ngơi này, những vẫn đề như nguy cơ nhiễm trùng hay chảy máu vết mổ được giảm đi nhiều. Tình trạng đau nhức cũng giảm và gần như không còn. Bạn chỉ cảm đấy đau thỉnh thoảng vào ban đêm.

Bạn sẽ thấy hiện tượng núm vú bắt đầu có cảm giác châm chích như thể bị kim đâm, và bắt đầu có cảm giác trở lại.

Trong giai đoạn chăm sóc hậu phẫu này một số vùng da quanh ngực vẫn bị tê. Tuy nhiên đây là tình trạng hết sức bình thường, nên bạn đừng lo lắng. Và đa số các bao xơ của ngực được hình thành.

Với mức độ phục hồi như vậy trong giai đoạn tĩnh dướng này bạn hoàn toàn có thể chuyển sang các bài tập nâng cao ở phần phía dưới cơ thể theo chỉ dẫn của bác sĩ.

2.4. Chăm sóc từ ngày 22 – ngày 42

Đây là giai đoạn vết thương đang được phục hồi nhanh chóng. Vì vậy trong giai đoạn nghỉ ngơi này bạn có thể chuyển đổi loại thuốc giảm đau sang các loại nhẹ hơn như Tylenol hoặc Ibuprofen.

Chăm sóc hậu phẫu trong giai đoạn này thì sẽ có khoảng 20% lượng bao xơ còn lại sẽ tiếp tục hình thành và phát triển.

Do đó bạn vẫn nên duy trì và tập thêm các bài tập ở phần trên cơ thể một cách từ từ.

cham-soc-hau-phau-dung-cach

Chăm sóc hậu phẫu đúng cách

2.5. Chăm sóc từ ngày 43 – tháng thứ 9 sau phẫu thuật

Giai đoạn chăm sóc hậu phẫu đến giai đoạn này bạn sẽ cảm thấy yên tâm hơn, bởi vết mổ đã được ổn định hơn rất nhiều. Trong giai đoạn này bạn sẽ thấy được sự mềm mại của vú và có thể di chuyển đung đưa nhẹ nhàng.

Hiện tượng sưng nề có thể vẫn còn nhưng nó chỉ chiếm khoảng 5 - 10% và sẽ hết dần sau đó. Túi độn sẽ dần thích ứng với cơ thể bạn và sẽ dần trở thành một phần trong cơ thể bạn.

Đến giai đoạn này ngực sẽ ổn định và có hình dáng, kích thước trở nên tự nhiên hơn.

Mặc dù đây là khung thời gian chăm sóc sau phẫu thuật nâng ngực chuẩn theo lời khuyên của bác sĩ bạn nên thực hiện. Nhưng sự phục hồi của mỗi người sẽ khác nhau. Vì vậy với nếu giai đoạn phục hồi của bạn không đúng theo lộ trình, thì bạn cần thăm hỏi thêm ý kiến của bác sĩ. 

3. Những lưu ý khi chăm sóc hậu phẫu nâng ngực

  • Không va chạm mạnh, gãi hay đè vào khu vực mới phẫu thuật
  • Sử dụng thuốc chống viêm, giảm đau, chống sẹo, chống phù nề… theo chỉ định của bác sĩ.
  • Vệ sinh cẩn thận và sạch sẽ thường xuyên. Thông thường trong vòng 24h bạn cần thay băng và nghỉ ngơi hoàn toàn từ 5 - 10 ngày.
  • Chăm sóc sau phẫu thuật bằng cách chường lạnh trong 2 ngày đầu. Hãy nhớ kiểm tra nhiệt độ túi bằng tay để tránh gây bỏng nhiệt.
  • Kiêng những thực phẩm gây tác hại xấu đến vết thương, gây sẹo lồi, kích ứng bị ngứa, mưng mủ… như rau muống, hải sản, đồ tanh, đồ nếp, thịt gà, thịt bò…
  • Không tập thể dục hay tham gia các hoạt động mạnh trong vòng 3 tháng
  • Khi mặc áo lót hỗ trợ, nên kéo gấp áo lót trùng với băng. Điều này khá quan trọng bởi nếu bạn mặc sai cách sẽ làm ảnh hưởng đến nếp lằn vú và không có tác dụng.

Trên đây là cách chăm sóc hậu phẫu theo mức độ phục hồi thời gian chuẩn. Hy vọng qua bài viết bạn sẽ biết được lộ trình phục hồi và chọn được cách chăm sóc sau phẫu thuật phù hợp.