Biến chứng sau phẫu thuật không thể bỏ qua

Sau khi trải qua phẫu thuật, cơ thể sẽ phải chịu những tổn thương nhất định kéo theo sự suy giảm hệ thống miễn dịch. Chính vì vậy khi thấy xuất hiện những dấu hiệu mệt mỏi hoặc bất thường ban đầu báo hiệu những biến chứng nghiêm trọng nhiều người lại chủ quan. Nguy cơ xảy ra biến chứng trong một đến ba ngày đầu là cao nhất. Vì vậy, khi chăm sóc sau phẫu thuật trong thời gian này, bạn cần đặc biệt lưu ý khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu sau:

- Sốt thường là dấu hiệu của nhiễm trùng vết thương sau mổ, xuất huyết các ổ áp xe, tắc tĩnh mạch…

- Chảy máu thứ phát thường là dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu, tắc ruột do kết dính, nhiễm khuẩn…

- Khó thở, hơi thở không đều, thở dốc là biểu hiệu của tắc nghẽn đường hô hấp trên.

- Tăng hoặc hạ huyết áp, rối loạn nhịp tim… thường là dấu hiêu của hạ oxy máu động mạch hoặc rối loạn tuần hoàn.

Nhìn chung, trong quá trình chăm sóc sau phẫu thuật cần hết sức lưu ý tới các biểu hiện của cơ thể. Đôi khi những dấu hiệu mệt mỏi rất nhỏ cũng có thể là lời cảnh báo về nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật.

Khi chăm sóc sau phẫu thuật cần lưu ý những gì?

Hạn chế nhiễm trùng và tổn thương da

Một trong những biến chứng phổ biến và đáng sợ nhất sau phẫu thuật là nhiễm trùng.

Chúng ta biết rằng vi trùng có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua 4 con đường: qua da, qua hô hấp, qua niệu – sinh dục và qua đường máu. Đồng thời, hệ thống miễn dịch của cơ thể sau phẫu thuật bị suy giảm đáng kể lại là thời điểm vi khuẩn dễ dàng xâm hại.

Vì thế, trong khâu chăm sóc sau phẫu thuật, cần thực hiện quy trình kháng khuẩn và sử dụng kháng sinh theo y lệnh nếu cần thiết. Một trong những hành động đơn giản nhưng bị nhiều người bỏ qua là rửa tay khi tiếp xúc với phần phẫu thuật đặc biệt là vết thương hở. Để đảm bảo vệ sinh, bạn cần rửa tay theo đúng tiêu chuẩn của Bộ Y tế.

rua-tay-khi-cham-soc-sau-phau-thuat

Quy trình rửa tay của Bộ Y tế.

 

Không tác động mạnh tới phần phẫu thuật

Điều này sẽ giúp vết thương nhanh lành và đảm bảo sự thành công của ca phẫu thuật. Đối với bệnh nhân vừa mới mổ, việc thay đổi tư thế hoặc tác động mạnh vào vết mổ có thể gây choáng, tụt mạch, tụt huyết áp, nghiêm trọng hơn có thể gây chảy máu, bục chỉ sau mổ. Đối với những bạn thực hiện phẫu thuật chỉnh hình, việc tác động mạnh vào bộ phận được chỉnh hình có thể gây biến dạng, ảnh hưởng tới hiệu quả phẫu thuật.

Theo dõi các dấu hiệu bất thường của cơ thể

Như đã đề cập ở trên, những biến chứng phẫu thuật nghiêm trọng có thể được báo hiệu bởi những dấu hiệu hết sức bình thường. Vì vậy, trong quá trình chăm sóc sau phẫu thuật, bạn cần hết sức lưu ý tới những thay đổi của cơ thể. Nếu có dấu hiệu bất thường hãy liên hệ ngay với bác sĩ để có biện pháp xử lý nếu cần thiết. Tuy nhiên, đừng quá căng thẳng. Căng thẳng kéo dài sẽ gây ảnh hưởng tới tâm trạng và làm giảm tốc độ phục hồi sau phẫu thuật.

Tuân thủ các chỉ định của bác sĩ

Các bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể những điều bạn cần chuẩn bị trước, trong và sau phẫu thuật. Hãy tuyệt đối tuân thủ các chỉ định của bác sĩ về đơn thuốc, thời gian tái khám và các y lệnh khác.

cham-soc-sau-phau-thuat-dung-cach

Tuân thủ chỉ định của bác sĩ.

 

Thông thường đối với cuộc phẫu thuật lớn, bạn cần nằm viện thời gian đầu để các y bác sĩ tiếp tục theo dõi. Sau khi ra viện, bạn vẫn cần nghỉ ngơi và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Đối với những trường hợp tiểu phẫu, bạn có thể được xuất viện ngay sau khi tiến hành phẫu thuật. Tuy nhiên không nên làm những công viêc ngoài trời hoặc tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời và không nên làm việc nặng.

Chế độ chăm sóc sau phẫu thuật

Chế độ vận động

Tùy thuộc vào tính chất của cuộc phẫu thuật và khả năng phục hồi của mỗi người, các y bác sĩ sẽ đề xuất các chế độ vận động khác nhau. Thường vận động càng sớm càng có lợi cho sự phục hồi của cơ thể. Đối với những ca đại phẫu, người bệnh có thể cần tới sự trợ giúp trong vài ngày tập vận động đầu tiên. Trong mọi trường hợp, cần tránh vận động mạnh và làm việc nặng sau phẫu thuật.

Chế độ dinh dưỡng

Đây là điều cần được đặt biệt lưu tâm khi chăm sóc sau phẫu thuật. Một chế độ dinh dưỡng phù hợp không chỉ giúp tăng cường sức khỏe sau phẫu thuật mà còn giúp vết thương nhanh lành, người bệnh nhanh hồi phục.

Các bạn cần ăn uống đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng. Không ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng, không nên ăn trứng, thịt bò, thịt gà, rau muống, các thực phẩm lên men (dưa chua, mắm, tương…). Một số ý kiến cho rằng không nên ăn hải sản vì có thể gây sẹo lồi. Tuy nhiên quan niệm này chưa được chứng thực bởi các bằng chứng khoa học. Vì vậy, những người không bị dị ứng với hải sản vẫn có thể ăn các loại hải sản tươi sống nhưng cần tránh ăn hải sản đã bị ươn, bị hư vì dễ sản sinh ra chất gây dị ứng.

cham-soc-sau-phau-thuat-che-do-an

Đảm bảo chế độ ăn đủ dưỡng chất sau phẫu thuật.

 

Trong trường hợp nhạt miệng, không muốn ăn, hãy chia bữa chính thành nhiều bữa nhỏ để vẫn đảm bảo đủ dưỡng chất cho cơ thể.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá… để đảm bảo sức khỏe và hạn chế ảnh hưởng xấu tới vết thương.

Những lưu ý khác

Sau phẫu thuật, cần tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời đặc biệt là trong khoảng thời gian từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Trong trường hợp bắt buộc phải ra ngoài, hãy sử dụng kem chống nắng có chỉ số chống nắng SPF > 50.

Hạn chế để nước tiếp với phần da vừa phẫu thuật. Nếu thực hiện phẫu thuật ở vùng mặt nên tránh chà xát khi rửa mặt.

Tuyệt đối không sử dụng thuốc uống, thuốc bôi trước khi hỏi ý kiến bác sĩ. Kể cả với các sản phẩm mỹ phẩm bạn đã quen sử dụng như kem dưỡng da, kem chống nắng, kem dưỡng ẩm,… bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tiếp tục sử dụng các loại sản phẩm này.

Sau phẫu thuật, cơ thể đều ít nhiều chịu tổn thương. Chăm sóc sau phẫu thuật đúng cách sẽ giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi và đảm bảo sự thành công của cuộc phẫu thuật. Hãy tuân thủ các chỉ định của đội ngũ y bác sĩ và theo dõi những thay đổi của cơ thể một cách cẩn thận. Nếu có điều bất thường, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ ngay để có thể có biện pháp xử lý kịp thời.