Phẫu thuật thẩm mỹ phát triển từ mong muốn xoá tan nỗi kém tự tin, tất nhiên đi kèm với đó là sự tìm hiểu kỹ lưỡng để đạt được hiệu quả tối đa. Một trong những ca phẫu thuật thẩm mỹ được thực hiện nhiều nhất là độn cằm, bởi xu hướng cằm V-line điệu đà cũng như làm đầy đặn thêm khuôn mặt đang có chút thiếu sót. Tất nhiên vẫn xuất hiện những câu hỏi về việc phương thức làm đẹp này có đau đớn hay cần lưu ý gì trước khi thực hiện. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có góc nhìn chân thực cũng như lưu lại cách xử lý trong trường hợp độn cằm bị sưng nhé.

Tìm hiểu về độn cằm

Phẫu thuật độn cằm là phương thức chỉnh sửa khu vực cằm quanh miệng sao cho có hình dáng V-line, có nguồn gốc từ Hàn Quốc. Có hai hình thức để độn cằm đó là tiêm chất làm đầy (hay còn gọi là filler) vào khu vực cần độn thêm, hoặc dùng sụn nhân tạo cấy ghép trực tiếp vào cằm. Những người đang có một số khuyết điểm như cằm ngắn hoặc bị lẹm vào trong đều có thể nghiên cứu phương pháp độn cằm. Với kỹ thuật thực hiện đơn giản, bác sĩ sẽ tạo hình và điều chỉnh sao cho kết quả là khách hàng sở hữu chiếc cằm thon gọn, đẹp tự nhiên mà không để lại dấu vết của phẫu thuật.

don-cam-bi-sung-trong-vai-ngay-dau

Độn cằm là cách làm đẹp phổ biến và hiệu quả cao

Nguyên nhân gây sưng đau khi độn cằm

Khu vực cằm và vùng xung quanh miệng khi vừa có sự tác động từ bên ngoài chắc chắn không thể bình thường lại ngay. Sẽ có một số biểu hiện của sưng, bầm tím, ngứa nhẹ trong vòng vài ngày đầu tiên. Đây đều là những hiện tượng dễ hiểu khi da thịt có sự tiếp xúc và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các chất cũng như dụng cụ chuyên dùng cho phẫu thuật. Tuy vậy những cảm giác khó chịu sẽ dần biến mất sau 5 đến 7 ngày, đánh dấu quá trình phục hồi của cằm.

Ngoài ra nhiều khách hàng chia sẻ sự gây lo lắng nhiều hơn sau khi độn đó là tình trạng sưng ngứa không giảm đi mà cứ kéo dài dai dẳng, ngoài ra có thêm các dấu hiệu của nhiễm trùng máu. Tình huống xấu này xảy ra khi không có sự chăm sóc cằm cẩn thận, đặc biệt vào những ngày đầu tiên sau độn, để vùng da dính nhiều vi khuẩn hoặc đã ăn các thức ăn đáng lẽ phải tuyệt đối tránh xa. Một số tình huống độn cằm bị sưng được phát hiện là do quá trình thực hiện phẫu thuật đã sử dụng sai hỏng kỹ thuật, do lây nhiễm từ dụng cụ chưa được tiệt trùng hoặc dị ứng với thành phần của thuốc. 

Cần làm gì để tránh và giảm đau khi độn cằm bị sưng

Để nhanh chóng sở hữu chiếc cằm hoàn hảo cũng như hạn chế việc phải đối mặt với những ngày sưng tấy mệt mỏi, cần nắm rõ các nguyên tắc chăm sóc dưới đây.

don-cam-bi-sung-can-su-cham-soc-can-than

Trước khi sở hữu chiếc cằm hoàn hảo cần trải qua giai đoạn chăm sóc kỹ lưỡng

Giữ nguyên băng ép sau 48 giờ kể từ lúc hoàn tất quá trình độn cằm

Đừng thực hiện động tác tháo băng hay lung lay cằm khi vừa mới phẫu thuật. Tại thời điểm cằm đang vô cùng nhạy cảm bởi các chất filler chưa thích ứng hoặc sụn nhân tạo chưa được cố định hẳn. Băng ép được bác sĩ sử dụng để giữ chặt khuôn mặt và cằm ở vị trí hoàn hảo để phục hồi, vậy nên đừng đụng vào khu vực này nhất là trong vòng 2 ngày đầu tiên.

Không để cằm tiếp xúc với bụi bẩn, mồ hôi, nước

Vi khuẩn xâm nhập vào vùng phẫu thuật do mồ hôi, không khí bụi bặm hoặc hoạt động rửa mặt bằng nước. Đây là những nguyên nhân dễ đau nhức sau khi độn cằm, mưng mủ nhiễm trùng phổ biến. Tránh hoàn toàn khả năng gây đau này bằng việc che chắn cằm cẩn thận, sắp xếp lịch sinh hoạt để hạn chế ra ngoài đường, tạm thời không rửa mặt bằng nước hay dùng mỹ phẩm, cũng như nghỉ ngơi nhiều hơn để mồ hôi không dính vào vết thương.

Hạn chế hoạt động mạnh, không để gặp phải va chạm

Đừng tạo cơ hội cho những tác động từ bên ngoài trong những ngày đầu tiên khi vừa độn cằm. Bởi chỉ một chút xíu không cẩn thận là có thể gây ảnh hưởng xấu tới vùng vừa phẫu thuật. Dùng gối mềm kê cao đầu và giữ tư thế nằm thẳng thật thoải mái thay vì cố gắng thực hiện các công việc hay hoạt động thể chất khác.

Vệ sinh vết thương hàng ngày

Sau 2 ngày đầu tiên là có thể tiến hành vệ sinh cằm. Dù không dùng tới nước để làm sạch, hãy thay thế bằng nước muối sinh lý và một chiếc khăn mềm. Thấm nhẹ để loại bỏ bụi bẩn ra khỏi vùng da đang điều trị. Công việc vệ sinh hàng ngày sẽ giúp cằm bớt sưng, tránh nhiễm trùng.

Thay thế bàn chải bằng nước súc miệng

Vùng cằm vừa được phẫu thuật ngay sát với cơ hàm nên khi phẫu thuật độn cằm cũng cần chú ý tới vùng răng miệng và má nhiều hơn. Tạm thời không dùng tới bàn chải, súc miệng 2 lần/ngày bằng nước súc miệng chuyên dụng vẫn giúp hơi thở thơm tho cũng như loại bỏ vi khuẩn, thức ăn thừa dính lại trong khoang miệng.

Tránh nói chuyện nhiều hoặc nhai thức ăn cứng

Vì vùng cằm và miệng vừa trải qua giai đoạn tác động nên cần thời gian nghỉ dưỡng, tạm thời chưa sử dụng tới chức năng. Tránh nói chuyện nhiều hay ăn nhai đồ quá khô cứng sẽ giúp hàm răng và cằm bớt sưng đau. Những món ăn dạng cháo, súp, sinh tố, nước ép là phù hợp nhất trong thời điểm này.

Bỏ qua các nhóm thực phẩm gây hại

Rau muống, thịt bò, thịt gà, hải sản, đồ nếp, trứng đều là những món ngon hấp dẫn, nhưng cần tránh xa hoàn toàn nếu không muốn tình trạng độn cằm bị sưng trở nên nghiêm trọng. Trong các loại thực phẩm trên chứa chất gây mưng mủ, ngứa ngáy đối với vết thương hở, ngoài ra chúng còn gây sẹo xấu và kéo dài thời gian phục hồi của cằm. Các loại chất kích thích như cà phê, rượu, bia, thuốc lá cũng có ảnh hưởng tiêu cực tương tự nên rất cần sự hạn chế.

Uống thuốc giảm đau kháng viêm theo chỉ định

Dùng thuốc đúng giờ và đúng liều lượng tuy đơn giản nhưng lại vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó cũng không nên tự ý dùng thêm loại thuốc nào khác, hoặc nếu muốn tham khảo sử dụng cũng nên trò chuyện trước với bác sĩ để tránh rủi ro.

Tái khám theo lịch đã hẹn

Thông thường sau 7 ngày đầu tiên sẽ cần quay lại cơ sở để cắt chỉ và xem xét sau hậu phẫu. Đừng quên lịch hẹn với bác sĩ vào những lần tiếp theo, bởi nếu phát hiện vấn đề mới như độn cằm bị sưng, bác sĩ sẽ cần kiểm tra để đưa hướng điều trị kịp thời.

Ngoài ra, trước khi độn cằm, bạn nên hỏi thêm kinh nghiệm độn cằm từ bạn bè, người thân để có được sự hiểu biết và cân nhắc đúng đắn khi quyết định.