Bên cạnh việc tìm kiếm một cơ sở y tế uy tín, sử dụng các dụng cụ đảm bảo vệ sinh và hiểu rõ về tay nghề bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm, việc tuân thủ các nguyên tắc để đảm bảo vệ sinh cho mũi cùng chế độ dinh dưỡng hợp lý là không thể bỏ qua. Trong bài viết này hãy cùng tìm hiểu các dấu hiệu thường gặp sau phẫu thuật mũi, các dấu hiệu của biến chứng để điều trị kịp thời cũng như các điều cần lưu ý sau phẫu thuật mũi nhé.

Các dấu hiệu thường gặp sau phẫu thuật mũi?

Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ dùng các dụng cụ như dao kéo, kim khâu, nẹp để bóc tách mô, tạo dáng, chỉnh sửa mũi sao cho cân xứng. Vậy nên các mô hay mạch máu bị tổn thương, tạm thời chưa hoạt động trơn tru, máu chưa lưu thông là điều chắc chắn xảy ra. Những biểu hiện sau khi phẫu thuật mũi thường gặp là:

  1. Có cảm giác đau, tê nhẹ
  2. Phù nề xung quanh mũi
  3. Bầm tím vùng phẫu thuật
  4. Tiết dịch mũi và họng mức độ nhẹ

Phẫu thuật mũi nếu như đảm bảo an toàn về vệ sinh, tay nghề bác sĩ cao cộng với việc chăm sóc cẩn thận sau phẫu thuật thì các tình trạng trên sẽ nhanh chóng phục hồi, nên ban đầu khi nhận thấy các biểu hiện lạ cũng đừng quá lo lắng. Hãy tiếp tục theo dõi và xử lý vết thương cẩn thận.

Chế độ chăm sóc sau phẫu thuật giúp giúp mau lành vết thương

Không phải cứ phẫu thuật xong là đã có thể yên tâm. Việc chăm sóc vết thương tại nhà cũng rất quan trọng để hỗ trợ gương mặt thêm phần hoàn hảo. Vậy nên làm gì sau phẫu thuật mũi? Những gợi ý dưới đây nhất định sẽ giúp ích rất nhiều khi vừa hoàn tất ca làm đẹp.

lam-dep-nhanh-chong-nho-phau-thuat-mui

Chăm sóc sau phẫu thuật như thế nào để mũi mau lành?

Chăm sóc vết thương

  • Vệ sinh vết mổ và vùng mũi hàng ngày bằng nước muối sinh lý. Dùng khăn sạch hoặc gạc tiệt trùng để chấm, lau nhẹ vết thương trước khi mũi được cắt chỉ. Bôi thuốc sát trùng hoặc thuốc mỡ sau khi mũi được vệ sinh sạch sẽ.
  • Không để nước dính vào vết phẫu thuật, không trang điểm bởi sẽ làm vết thương nhiễm trùng, mưng mủ.
  • Không tự động tháo băng, tháo nẹp trong vòng 24 giờ đầu. Bác sĩ sẽ kiểm tra và thay băng khi cần thiết. Đừng quá lo lắng mà tự thực hiện các thao tác làm vết thương bị tổn hại thêm.
  • Không dùng các dụng cụ hỗ trợ hay trang sức (như kính mắt, khuyên mũi) vào thời điểm 2 tuần sau phẫu thuật, bởi vết thương còn quá yếu để chịu áp lưc, hãy để mũi được hồi phục tự nhiên.
  • Có thể dùng đá lạnh để chườm cho nhanh tan bầm. Nhưng không được áp trực tiếp đá lạnh vào vết thương bởi dễ gây bỏng và để nước dính vào mũi. Hãy bọc đá trong khăn sạch hoặc túi vải, chườm khoảng 15 phút, mỗi giờ chườm một lần.
  • Tuyệt đối không bôi dầu nóng, chườm trứng gà luộc nhằm trị bầm tím trong thời gian đầu. Dầu và áp lực nhiệt sẽ càng làm vết thương lâu lành, bị huỷ hoại nhiều hơn. Nên chườm nóng khi đã thực hiện chườm đá trước đó, tầm khoảng sau 3 tuần kể từ lúc phẫu thuật.
  • Chú ý hoạt động
  • Không gãi, cào, va chạm vào vùng vết thương vừa được phẫu thuật. Những tác động tiêu cực sẽ khiến mũi dễ bị nhiễm trùng, tổn thương khó lành hơn.
  • Nghỉ ngơi hoàn toàn trong 3 ngày đầu sau phẫu thuật. Tránh vận động mạnh, hạn chế làm việc cũng như không nên ra ngoài vui chơi trong thời gian đầu.
  • Nên nằm thẳng và nằm ngửa. Việc nằm sấp, nằm nghiêng, chúi đầu xuống sẽ tạo dồn ép lên vết thương, khiến máu càng tụ đau, lâu lành.

Chế độ dinh dưỡng

  • Những món tuyệt đối không dùng khi vừa phẫu thuật mũi bao gồm: rau muống, trứng gà, thịt bò, hải sản, đồ tanh, đồ nếp bởi chúng sẽ là nguyên nhân gây mưng mủ, ngứa ngáy, kéo dài thời gian lành lại của vết thương cũng như tạo sẹo lồi, sẹo thâm rất mất thẩm mỹ. Nhiều người không biết đến điều này nên sau khi phẫu thuật vẫn không hiểu vì sao đã chăm sóc vết thương rất kỹ nhưng vẫn bị nhiễm trùng, đau tức rất khó chịu.

nhung-mon-khong-nen-an-sau-phau-thuat-mui

Dù rất ngon nhưng những món ăn kể trên đều không tốt cho vết thương

  • Vậy nên trong thực đơn chỉ nên dùng thịt nạc heo để đảm bảo sự lành tính, cùng thật nhiều hoa quả tươi, rau củ để bổ sung vitamin và chất xơ giúp nhanh hồi phục vết thương, chống viêm, tiêu sưng.
  • Đồ ăn trong vòng 1 tuần đầu nên ở dạng mềm, xay nhuyễn như cháo, súp, nước ép, sinh tố nhằm tránh sử dụng nhiều lực ở vùng mặt, bớt gây tổn thương cho mũi.
  • Phẫu thuật mũi kiêng ăn gì? Cần kiêng những chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê cũng cần được tránh xa, bởi chúng sẽ càng làm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm, mưng mủ ở vùng mũi sau phẫu thuật.

Những dấu hiệu nguy hiểm sau phẫu thuật mũi

Phẫu thuật mũi bị sưng đau, bầm tím mãi không khỏi

Thông thường sau khoảng 7 ngày nếu không gặp phải bất kỳ tác động nào thì mũi sẽ hết sưng đau, bầm tím tan mất. Nếu quá thời gian trên mà mũi vẫn chưa có dấu hiệu tiến triển, thậm chí cơn đau lớn hơn và vùng bầm tím lan rộng hơn thì khả năng cao mũi đã bị nhiễm trùng.

Mũi bị chảy dịch, mưng mủ gây khó thở

Dịch tiết ở mũi chỉ là phản ứng bình thường ở cơ thể do gặp tác động từ dao kéo. Số lượng dịch chảy ra sau phẫu thuật mũi không nhiều, chỉ trong khoảng 3 ngày đầu. Trường hợp dịch vẫn cứ chảy ra, có màu vàng, hơi có mùi thì vết thương chính xác là đang bị mưng mủ. Việc này càng gây tắc nghẽn đường hô hấp, làm người bị thương khó thở.

Mũi bị méo lệch, nhức buốt

Nếu mũi có nhiều thay đổi về hình dáng cấu tạo thì cũng cần chú ý. Phần lớn nguyên nhân do năng lực bác sĩ chưa đủ tạo nên những ca phẫu thuật hỏng, hoặc do va đập khi mũi vẫn còn yếu làm biến dạng, gây nhức buốt và xô lệch mũi. Tình huống này khả năng cao phải phẫu thuật lại cùng việc thực hiện một chế độ điều trị khác nghiêm ngặt hơn.

Tất cả các dấu hiệu cảnh báo về việc mũi có thể bị biến chứng sau phẫu thuật đều cần được phát hiện sớm. Khi thấy vết thương liên tục thể hiện những khó khăn trong quá trình lành lại, hãy hẹn gặp bác sĩ nhanh chóng để được làm sạch vết thương, được biết về kế hoạch chăm sóc cũng như hạn chế đối đa những nguy hiểm liên quan đến sức khoẻ có thể gặp phải.