Dựa vào những công nghệ tiên tiến được chuyển giao từ đất nước phát triển, chỉ trong khoảng thời gian ngắn khách hàng sẽ sở hữu một gương mặt mới. Mặc dù vậy, với những người chưa thực hiện phẫu thuật hẳn nhiên vẫn có cũng sự lo lắng về việc gọt cằm có đau không, có phải gọt cằm bị sưng sẽ dẫn tới biến chứng hay cần chăm sóc vết thương như thế nào. Dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin hữu ích để chị em và cả các anh nam giới tham khảo cũng như tiến hành thực hiện sau khi đã hoàn tất quá trình làm đẹp.

Tìm hiểu về phương pháp gọt cằm

Gọt cằm được coi là cuộc đại phẫu bởi đây là phương pháp làm đẹp giúp cải tiến khá nhiều những thiếu sót trên gương mặt. Phổ biến như các trường hợp về vị trí chiếc cằm bị trôi ra trước, khuôn mặt quá góc cạnh hay xương ở khu vực cằm quá khổ. Khi tiến hành, chuyên viên phẫu thuật sẽ dùng các dụng cụ chuyên dụng như dao kéo, ống tiêm, kim khâu tác động trực tiếp lên khu vực cằm, gọt mài khung xương theo tỉ lệ sao cho hình thành gương mặt V-line như ý. Với tác động trực tiếp ở trong da thịt như vậy, khi gọt cằm cần nhiều thời gian để tĩnh dưỡng, giúp vết thương mau lành cũng như ổn định lại thể chất cùng tinh thần. Thông thường kể từ khi hoàn thiện ca phẫu thuật, người vừa gọt cằm cần nghỉ ngơi trung bình từ 1 đến 3 tháng để mang lại kết quả tốt nhất.

phau-thuat-got-cam-bi-sung-truoc-khi-tro-nen-hoan-hao

Hình ảnh cho thấy sự thay đổi sau khi gọt cằm

Sau phẫu thuật gọt cằm bị sưng có nguy hiểm không?

Bởi các tác động trực tiếp từ dao kéo, kim khâu lên da thịt, thay đổi hoàn toàn hình dáng của khung xương, vậy nên không thể bình phục ngay để tiếp tục thực hiện các hoạt động thường ngày. Sau khi gọt cằm nhất định sẽ xảy ra các biểu hiện của sưng phù, đau buốt, đỏ ửng, máu tụ bầm tím và ngứa nhẹ. Nên hiểu rằng đây hoàn toàn là những phản ứng bình thường của cơ thể khi có sự thay đổi. Nếu như đã thực hiện một quy trình làm đẹp hoàn hảo, cũng như có sự chăm sóc tốt sau đó thì những sự khó chịu này sẽ nhanh chóng biến mất trong vòng 10 ngày đầu tiên.

Yếu tố quyết định thời gian phục hồi

Cơ địa của mỗi người

Đối với cùng một dạng tác động với cùng một mức độ tổn thương, có người mau chóng bình phục, có người lại cần nhiều thời gian để chữa lành hơn. Đó là vì cơ địa của mỗi người có sự khác nhau. Quy trình đóng kín miệng vết thương, tuần hoàn để giảm sưng đau, phục hồi các chức năng của người có cơ địa lành sẽ nhanh hơn so với người có cơ địa xấu. Yếu tố này có sự ảnh hưởng nhiều bởi di truyền nên khi đã biết cơ địa của mình lâu lành vết thương lại càng cần cẩn thận hơn trong quá trình chăm sóc sau phẫu thuật để tránh gọt cằm bị sưng quá lâu không khỏi, ảnh hưởng tới cuộc sống.

Kỹ thuật thực hiện của bác sỹ

Chọn lựa một cơ sở uy tín sẽ đảm bảo tin cậy về sự thành công, thẩm mỹ và hạn chế biến chứng tốt hơn so với một nơi phẫu thuật không đảm bảo chất lượng. Tay nghề bác sĩ sẽ chiếm khoảng 70% sự thành công của ca gọt cằm, còn lại các yếu tố về dụng cụ, công nghệ, thuốc sử dụng đều nằm trong phạm vi cung cấp của cơ sở làm đẹp. Vậy nên hãy cân nhắc thật kỹ các thông tin trước khi giao gương mặt của mình.

Quá trình chăm sóc hậu phẫu

Kể cả khi được thông báo ca gọt cằm đã hoàn tất tốt đẹp, đừng quên quá trình chăm sóc sau khi phẫu thuật còn quan trọng hơn nhiều. Giai đoạn này sẽ có tác động lớn để rút ngắn khoảng thời gian chữa trị. Tuân thủ yêu cầu của bác sĩ về việc đảm bảo vệ sinh hay kiêng khem hợp lý sẽ hỗ trợ giảm sưng hiệu quả, giúp gương mặt sớm trở nên hoàn hảo mà không gặp phải thêm vấn đề nào khác.

Chăm sóc như thế nào để hạn chế biến chứng

Dưới đây là một số gợi ý sau khi phẫu thuật nên thực hiện để giảm nguy cơ gọt cằm bị sưng đau cũng như có chuyển biến tiêu cực.

Nghỉ ngơi thư giãn, tránh vận động mạnh

Trong vòng 3 ngày đầu tiên kể từ khi rời khỏi phòng phẫu thuật, hãy tiến hành nạp lại năng lượng bằng việc nằm nghỉ. Giữ một chiếc gối mềm kê cao đầu, nằm thẳng thật thư giãn. Việc làm này sẽ giúp ổn định lại tinh thần cũng như hạn chế máu lưu thông qua khu vực cằm nhằm tránh tụ máu. Ngoài ra việc nghỉ ngơi cũng là để hạn chế vận động khiến phần cằm bị ảnh hưởng hay dính phải mồ hôi, bụi bặm hay viêm ngứa. Vì thế nên nhớ việc đầu tiên khi vừa gọt cằm đó là hãy dành thêm thời gian để nghỉ ngơi.

Không tự ý đụng chạm vào vết thương

Tay trần chứa hàng nghìn vi khuẩn và chỉ cần một cú chạm là cơ hội để vi khuẩn xâm nhập vào vết thương. Hạn chế sự tò mò để không chạm tay sờ nắn hay gãi ngứa vùng vừa phẫu thuật, cùng như tuyệt đối không tự ý tháo băng ép vùng cằm khi chỉ vừa mới gọt không bao lâu. Kể cả thời điểm khi cằm sắp hồi phục và đang có dấu hiệu bong da chết. Đôi khi quên mất việc vừa phẫu thuật, da thịt cần hoàn tất quá trình phục hồi chậm rãi mà có vô thức những sự xem xét, nhưng để hạn chế tối đa rủi ro, đừng nên chạm tay trực tiếp lên vết thương khi chưa hoàn toàn bình phục.

khi-got-cam-bi-sung-khong-nen-cham-tay-vao

Khi gọt cằm bị sưng không nên chạm tay vào

Giữ gìn vệ sinh hàng ngày

Thay vì dùng nước hay mỹ phẩm để làm sạch mà gặp phải nguy cơ bị nhiễm trùng, hãy chỉ dùng nước muối nh lý để thấm nhẹ bụi bẩn ra khỏi vết thương hàng ngày. Cũng đừng quên rửa tay thật sạch và lau khô trước khi tiến hành.

Chườm để giảm sưng

Đá có tác dụng giảm sưng khá hiệu quả. Sau phẫu thuật, hãy lấy vài viên đá nhỏ để trong khăn mềm và chườm lên cằm trong vòng 2 ngày tiếp theo sẽ giúp tình trạng gọt cằm bị sưng có nhiều thay đổi tích cực. Hai ngày kế tiếp đó có thể chườm nóng để đẩy nhanh quá tình tan bầm. Lưu ý không bôi dầu mà chỉ dùng trứng gà luộc hoặc túi sưởi để chườm nóng bên ngoài.

Loại bỏ thực phẩm gây hại

Những món ngon được làm từ thịt bò, thịt gà, trứng, hải sản, đồ nếp, rau muống đều không được xuất hiện trong thực đơn khi vừa gọt cằm. Chúng đều là nguyên nhân gây mưng mủ, viêm ngứa, nhiễm trùng và tạo sẹo lồi cho vết thương. Các loại chất kích thích cũng có cảnh báo tương tự với người dùng nếu họ không muốn gương mặt vừa gọt cằm bị sưng và gặp phải nhiều biến chứng.

Uống thuốc, tái khám theo chỉ định

Phẫu thuật xong hẳn có một giai đoạn đầu chịu đau đớn. Bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc giảm đau phù hợp, hãy sử dụng đúng giờ và đến hẹn theo lịch để thăm khám. Không nên chủ quan khi thấy vết thương sắp lành mà cố tình bỏ quên lịch hẹn, hoặc tự ý dùng thuốc khác không có trong chỉ định bởi việc này rất dễ gây tổn hại cho cơ thể cũng như kéo dài quá trình hồi phục.