Tuy nhiên do lo lắng sau khi phun xăm môi bị sưng cũng như chứng kiến một vài trường hợp xăm hỏng gây nhiễm trùng mưng mủ nên chị em e ngại việc phun hay xăm môi. Trong bài viết này hãy tìm hiểu kỹ càng phun môi và xăm môi khác gì nhau, cũng như tham khảo các nguyên tắc làm giảm sưng đau, hạn chế viêm nhiễm trong trường hợp phun môi bị sưng nhé.

Phun môi khác xăm môi ở điểm gì?

Xăm môi là hình thức làm đẹp được biết tới từ nhiều năm trước, áp dụng sự thủ công và công nghệ đi trước để thâm nhập vào sâu dưới da. Bởi việc xăm môi được thực hiện bằng đầu kim to nên sau khi hoàn tất xăm, vùng da ở môi tồn tại như một dạng vết thương hở, tỉ lệ bị nhiễm trùng, sưng đau cao hơn. Thời gian cần để chăm sóc, nghỉ ngơi khi xăm môi cũng kéo dài ít nhất khoảng một tháng.

Phun môi là một phương pháp hiện địa hơn, có dùng máy phun gắn đầu kim thông minh, nhẹ nhàng tác động lên môi, đưa mực xăm từ từ và đều đặn ở bề mặt. Phun môi đưa ra kết quả bền màu và ít rủi ro hơn xăm, hạn chế gây tổn thương và không đau rát. Thời gian cần thiết sau khi phun cũng chỉ từ 1 đến 2 tuần.

ti-le-phun-moi-bi-sung-khong-cao

Phun môi có tỉ lệ ít gây tổn thương hơn xăm môi

Tại sao phun môi bị sưng?

Vì phun môi có tỉ lệ an toàn cao hơn, nhưng không phải vì thế mà chưa từng xuất hiện những ca phun môi bị sưng. Những nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng sưng ấy là:

Tay nghề bác sĩ yếu kém

Lựa chọn một bác sĩ để gửi gắm bờ môi chưa hề dễ dàng. Khi công nghệ làm đẹp trở nên phổ biến, đồng nghĩa với số lượng người thực hiện phun xăm cũng nhiều lên. Đừng tin vào những lời quảng cáo hay các gói giảm giá đặc biệt, quan trọng nhất vẫn là người trực tiếp phun môi có kinh nghiệm như thế nào. Hãy tìm hiểu thông qua các cuộc trò chuyện để cùng trao đổi về các vấn đề xung quanh việc phun môi, cũng như thêm yên tâm về những thông tin cụ thể về bác sĩ trực tiếp làm đẹp cho mình trước khi quyết định phun môi nhé.

Dụng cụ không đảm bảo vệ sinh

Khi đến tìm hiểu, nếu nhận thấy cơ sở y tế bừa bộn hay các dụng cụ kỹ thuật không được đảm bảo, tốt nhất là nên tránh đi. Việc các dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với da thịt trong quá trình phun môi là hoàn toàn xảy ra, nếu chúng không được tiệt trùng và thay mới thì khả năng gây nhiễm trùng cho vết thương là dễ dàng.

Do cơ địa hoặc dị ứng

Có một số người có hệ thống mô cơ, máu và da khó lành, nên khi có sự tác động sẽ có biểu hiện sưng tấy. Hoặc trường hợp hy hữu bị dị ứng với thành phần của mực phun môi nên sau khi hoàn tất sẽ có biểu hiện phù nề. Cách giải quyết là nên được thử mực phun lên khu vực nhỏ ở da, nếu khoogn có hiện tượng lạ mới bắt đầu phun môi. Trường hợp do cơ địa thì nên xác định trước và có trao đổi với bác sĩ để đưa ra phương án phun môi hợp lý nếu vẫn muốn tiếp tục thực hiện.

Dấu hiệu chuẩn bị nhiễm trùng

Nguyên do tay nghề bác sĩ, dụng cụ không vệ sinh, và thêm một giải thích về hiện tượng phun môi bị sưng hay xảy ra nhất là do không chăm sóc môi cẩn thận hàng ngày. Việc môi không được chăm sóc ở hai khía cạnh đảm bảo vệ sinh và chế độ ăn không kiêng kỵ. Ở trường hợp này cần thay đổi lại ngay thói quen nếu không muốn sự nhiễm trùng trở nên nguy hiểm khó giải quyết.

Cần phải làm gì khi phun môi bị sưng?

Để giúp môi dần tránh khỏi tình trạng xấu do sưng đau, cần thực hiện đầy đủ các lưu ý sau đây

Chăm sóc sau khi phun môi để ngừa sưng

  • Vệ sinh bằng nước muối: Sau khi phun môi, dù mức độ tổn thương tới da không quá nghiêm trọng, nhưng vẫn là có sự tác động của kim tiêm và mực phun lên vùng da nhạy cảm. Vậy nên sau khi phun môi vẫn cần sự chăm sóc dịu nhẹ và làm sạch hàng ngày. Dùng khăn sạch hay gạc tiệt trùng thấm nước muối sinh lý lau nhẹ nhàng vùng môi sẽ đảm bảo vệ sinh và ngừa sưng do vi khuẩn, bụi bẩn.
  • Dùng thuốc: Bác sĩ sẽ có trách nhiệm kiểm tra và kê đơn thuốc nếu cần thiết. Thông thường phun môi không gây sưng tấy nhưng trong trường hợp do cơ địa, hay dị ứng gây sưng sẽ có thuốc chống sưng phù hợp để làm dịu bờ môi. Khi được phát thuốc hãy nhớ sử dụng đúng giờ, đúng liều lượng như chỉ định. 
  • Chườm đá: Khi phun môi bị sưng, biểu hiện giống như một loại tổn thương thông thường. Có thể dùng phương pháp chườm lạnh để giảm đau nhanh. Lấy vài viên đá nhỏ bọc vào túi vải sạch hoặc khăn mỏng, chườm lên vùng xung quanh môi 15 phút mỗi giờ. Việc chườm đá sẽ làm các mao mạch ở môi chảy máu chậm hơn, từ đó giảm sưng, tan bầm.  Không nên chỉ dùng đá áp thẳng lên vết thương bởi việc đó sẽ gây ra bỏng lạnh và dính nước đá vào vết thương làm nhiễm trùng.
  • Uống nhiều nước: Dù không được để vết thương dính nước cũng không có nghĩa là hạn chế uống nước. Ngược lại, nước sẽ giúp da đàn hồi tốt hơn, tránh nứt nẻ môi và hỗ trợ giúp thải độc ,hạ nhiệt, làm máu lưu thông không bị tụ lại dưới da gây bầm tím. Dùng ống hút mỗi khi uống nước, và duy trì khoảng 6 đến 8 ly nước mỗi ngày sẽ tốt cho sự phục hồi sau khi phun môi.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi: Trong vòng 3 ngày đầu tiên hãy nghỉ ngơi hoàn toàn, tránh ra các công việc thường ngày. Tránh cử động miệng một cách mạnh mẽ như há, ngáp, thậm chí giảm tần suất nói. Phun môi có thời gian lành lại nhanh hơn xăm nhưng vẫn nên chú ý các hoạt động trong những ngày đầu tiên như vậy để giảm thiểu tối đa tổn thương ngoài ý muốn. Hãy dành thời gian để thư giãn nhiều hơn, nằm thẳng và nằm ngửa, không cúi đầu, nằm nghiêng hay nằm sấp để vùng môi phải chịu thêm áp lực.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp

  • Thực phẩm: Những món đồ bổ dưỡng sau khi phun môi được dùng chưa hẳn là tốt. Hầu hết món ngon được chế biến từ thịt bò, thịt gà, trứng, hải sản tuy bổ dưỡng nhưng lại vô cùng kiêng kỵ khi cơ thể đang có vết thương. Ngoài ra còn có rau muống, đồ nếp, đồ tanh nói chung cũng nằm trong danh sách nguyên nhân gây sưng tấy, mưng mủ, nhiễm trùng phổ biến sau khi phun hay xăm môi mà đa số mọi người mất cảnh giác.. Vậy nên trong thời gian 2 tuần đầu sau khi phun môi, chỉ nên dùng thịt nạc heo và thật nhiều rau xanh, củ quả tươi lành tính để bổ sung vitamin cùng chất xơ giúp giảm sưng, chống viêm hiệu quả.
  • Chất kích thích: Các loại bia, rượu, cà phê, thuốc lá hay bất kỳ chất kích thích nào khác đều nên tránh khi vừa thực hiện phun môi, bởi chúng đều làm chậm quá trình phục hồi của da cũng như gây hại cho sức khoẻ.  Đặc biệt trong trường hợp phun môi bị sưng nếu vẫn tiếp tục sử dụng sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng, sưng đau và khó chữa trị để lành lại.

Phun môi có uống thuốc Long Huyết được không?

Long Huyết P/H trị sưng do phun môi hiệu quả

Ngoài việc tuân thủ các lưu ý trên, sau khi phun môi có xuất hiện tình trạng sưng cũng có thể tham khảo dùng thêm Long Huyết P/H trị sưng. Thành phần Long Huyết được bào chế từ cây Huyết giác, là một vị thuốc quý chuyên trị sưng đau, tan bầm tím, giúp lưu thông máu để thúc đẩy quá trình lành lại vết thương. Về liều dùng và thời gian sử dụng cũng nên nhờ sự tư vấn từ bác sĩ.