1. 5 nguyên nhân gây sưng sau khi xăm môi

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực làm đẹp, có rất nhiều nguyên nhân khiến môi bạn bị sưng sau khi xăm. Sau đây là 5 nguyên nhân chủ yếu nhất gây ra tình trạng sưng môi sau khi xăm:

1.1 Do cơ địa

Nếu da của bạn thuộc dạng lành tính sau khi xăm, môi chỉ sưng nhẹ khoảng 1 – 2 ngày sẽ khỏi hẳn. Tuy nhiên, với những người có làn da “nhạy cảm” thì tình trạng sưng có thể kéo dài đến 4 – 7 ngày.

Thế nhưng trong trường hợp sau 1 tuần mà môi bạn vẫn chưa hết sưng, đó có thể là do cơ địa da bạn quá kích ứng với vết thương hoặc có thể do một số nguyên nhân bất thường nào đó. Trong trường hợp này bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

1.2 Dinh dưỡng không hợp lý

Xăm môi bị sưng còn có thể là do bạn thực hiện chế độ dinh dưỡng không hợp lý, không kiêng keng. Theo lời khuyên của bác sĩ, bạn nên tránh xa những thực phẩm như rau muống, thịt gà, thịt bò, trứng, đồ cay nóng và đồ uống kích thích, … trong thời gian chờ môi lành hẳn.

1.3 Vệ sinh không đúng cách

Môi sau khi xăm nếu không được vệ sinh, chăm sóc đúng cách sẽ gây sưng đỏ, bầm tím, thậm chí là nhiễm trùng. Vì vậy, bạn cần thực hiện theo đúng lời khuyên của bác sĩ.

1.4 Tự ý bôi thuốc

Nhiều người tự ý mua thuốc về bôi với mong muốn lên màu nhanh mà không theo lời khuyên của các bác sĩ làm đẹp. Điều này đã vô tình làm cho đôi môi của bạn bị sưng hoặc bầm tím.

1.5 Cơ sở xăm môi không đảm bảo

Những dụng cụ xăm môi không được vệ sinh sạch sẽ, cẩn thận hay mực phun môi kém chất lượng gây kích thích da, khiến môi bị đau rát, sưng tấy sau xăm môi.

2. 2 dấu hiệu phun môi bị hỏng

Bất kỳ ai cũng phun môi đều mong muốn đôi môi có màu sắc tươi tắn và đẹp như ý muốn. Tuy nhiên, có một số trường hợp hi hữu không ai mong muốn giữa khách hàng và thợ xăm đó là xăm môi hỏng: cháy tê và bầm tím.

2.1 Phun môi bị cháy tê

Nếu bạn thấy sau khi phun môi không lên màu như mong muốn, ngược lại còn bị thâm đen nhiều chỗ, cháy hết 2 bên viền môi và loang lỗ chỗ trắng chỗ hồng thì rất có thể môi của bạn đã bị cháy tê. Để khắc phục cho vấn đề này bạn nên tìm đến các bệnh viện thẩm mỹ, trung tâm phun môi có uy tín để thực hiện lại ca này thì mới ổn định.

2.2 Phun môi bị bầm tím

Phun môi bị bầm tím là biểu hiện của một trong những thất bại của quy trình phun môi an toàn. Môi bị bầm tím khiến môi không còn hồng hào mà trở nên thâm đen và kém mịn màng. Lúc này bạn nên đến các bệnh viện hoặc trung tâm thẩm mỹ uy tín để làm lại.

3.Phun xăm môi bị sưng uống thuốc gì?

Sau khi kết thúc quá trình xăm môi các bác sĩ thẩm mỹ sẽ kê một số thuốc giảm đau, chống viêm, chống nhiễm khuẩn, giảm bầm tím và tụ máu.

-Cephalexin 500mg: Ngày uống 2 lần mỗi lần 2 viên. Kháng sinh Cephalexin có tác dụng kháng viêm, chống nhiễm khuẩn sau khi xăm môi, uống trong vòng 5 ngày.

-Alphachoay: Ngày uống 2 lần mỗi lần 3 viên. Làm lành nhanh các vết thương sau khi phun xăm môi và uống trong vòng 5 – 7 ngày.

-Vitamin C: Ngày uống 2 lần mỗi lần 2 viên. Vitamin C giúp tái tạo Collagen, giúp những tổn thương ở vùng môi được nhanh hồi phục, lớp da môi mới sẽ sớm được tái tạo, uống khoảng 5 – 7 ngày.

-Thuốc Long huyết P/H: Ngày uống 2 lần mỗi lần 4 viên. Giúp tán ứ tiêu sưng, giảm phù nề, làm tan các vết bầm tím, tụ máu sau khi xăm, đồng thời giúp tiêu sưng, giúp da nhanh lành, chóng liền sẹo.

Lưu ý: các thuốc loại thuốc trên cần được uống sau ăn 1 tiếng để tránh tình trạng hại dạ dày.

4. Cách khắc phục sưng môi sau xăm

Nếu bạn đang gặp tình trạng phun xăm môi bị sưng cũng không cần quá lo lắng, bởi có nhiều cách khắc phục sưng môi sau xăm. Cụ thể bạn có thể áp dụng một số các chỉ dẫn dưới đây để giảm tình trạng sưng đau.

4.1 Chườm đá

Sau khi xăm xong môi bắt đầu sưng lên hãy chườm đá ngay trong vòng 24h xung quanh môi để giảm tình trạng sưng tấy. Đá lạnh sẽ giúp làm giảm quá trình tích tụ chất lỏng của các lớp biểu bì dưới môi. Từ đó là giảm tình trạng viêm và đau hiệu quả.

Cách thực hiện:

-Cho một vài viên đá lạnh gói vào trong một chiếc khăn sạch hoặc túi nhựa.

-Sau đó ấn nhẹ lên vùng môi bị sưng, thực hiện trong 10 phút.

-Nghỉ 10 phút và tiếp tục chườm đá khi giảm sưng hoặc bạn cảm thấy hết đau, hết khó chịu.

 

Lưu ý: Không đặt đá trực tiếp lên môi bởi có thể gây nên tổn thương cho môi.

4.2 Nằm ngẩng cao đầu và nghỉ ngơi

Việc ngẩng cao đầu (đầu cao hơn vị trí của tim) sẽ làm cho chất lỏng có vùng mặt ngưng chảy, từ đó giúp giảm hẳn tình trạng sưng môi. Vậy nên bạn hãy ngồi vào ghế thật thoải mái và tựa đầu ra sau ghế, nếu muốn nằm xuống hãy nâng cao đầu bằng cách chống thêm vài chiếc gối để nằm.

4.3 Chú ý chế độ ăn uống

Nên ăn nhiều các thực phẩm như rau xanh, các loại hoa quả. Tuy nhiên, trong những ngày đầu, khi nấu ăn cần nấu thật nhừ rau để dễ ăn, tránh việc nhai mạnh khiến cơ hàm và môi vận động quá nhiều.

Ăn nhiều thực phẩm giàu protein từ đỗ tương như sữa đậu nành. Món ăn này lành nhất cho cho da môi của bạn sau khi xăm.

Uống thêm các nước cam, cà rốt, dừa, dứa, cà chua, … để môi được cung cấp thêm vitamin sẽ thuận lợi cho quá trình lên màu.

Không ăn đồ nếp, thịt gà, thịt bò, trứng, rau muống, hải sản, các đồ ăn cay nóng vì những thực phẩm tuy giàu dinh dưỡng nhưng dễ gây ra sưng nhức và để lại sẹo lồi.

Tránh uống các đồ uống có chứa các chất kích thích như café, rượu, nước ngọt, bia, …

4.4 Thay đổi chế độ sinh hoạt

Uống nhiều nước, ngủ đủ giấc và hạn chế stress mỗi ngày. Việc làm này không chỉ giúp quá trình bong tróc vảy và phục hồi môi sau xăm được tốt hơn mà còn giúp cơ thể khỏe mạnh.

Tránh khói bụi, bụi bẩn sau khi xăm môi và tránh cọ xát, va chạm mạnh lên vùng môi sau khi xăm. Đồng thời giữ vệ sinh vùng môi sau khi xăm sạch sẽ trong quá trình ăn uống.

Hiện tượng xăm môi bị sưng có thể xảy ra tùy vào cơ địa của mỗi người. Do vậy, bạn không nên quá lo lắng mà cần chú ý chăm sóc theo hướng dẫn trên sẽ sớm phục hồi và cho màu môi đẹp như ý muốn.