Hậu thẩm mỹ lỗi – Tiêm Filler bị bầm tím phải làm sao?
Tác giả:
Trà Phạm
|
Tham vấn Y Khoa
|
Ngày đăng
03/09/2019
|
Lần cập nhật cuối:
02/11/2024
|
Số lần xem:
1242
|
Gần đây, cộng đồng đang rất hoang mang khi thông tin các bệnh viện tuyến tỉnh và trung ương tiếp nhận một lượng lớn và chưa có dấu hiệu ngừng các bệnh nhân bị biến chứng khi tiêm filler bị bầm tím.
Tiêm filler là phương pháp làm đẹp không phẫu thuật được sử dụng rộng rãi hiện nay nhờ những ưu điểm như: nhanh chóng, không đau, không mất nhiều thời gian. Thế nhưng rất nhiều chị em phải “vỡ mộng” vì gặp phải tình trạng bị vón cục, sưng, bầm tím sau tiêm filler thậm chí là hoại tử. Đừng bỏ qua bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu những nguyên nhân và cách giải quyết tình trạng tiêm filler bị bầm tím và những biến chứng khác xung quanh việc thẩm mỹ bằng filler.
- 1. Tại sao phải dùng phương pháp tiêm filler để làm đẹp?
- 2. 5 nguyên nhân tiêm filler bị lỗi chị em hết sức cẩn trọng
- 2.1 Sử dụng sai loại filler
- 2.2 Tiêm quá liều
- 2.3 Nhiễm trùng
- 2.4 Bệnh tật hoặc dùng thuốc
- 2.5 Tiêm nhầm mạch máu
- 3. Tiêm Filler bị bầm tím , vón cục, đau nhức phải làm sao?
- 4. Phương pháp ngăn ngừa hiện tượng bầm tím do tiêm filler
- 4.1 Tránh một số thuốc bổ sung
- 4.2 Không uống rượu bia
- 4.3 Chườm lạnh
- 4.4 Nâng cao đầu
- 4.5 Tránh các hoạt động mạnh mẽ
- 5. Một số lưu ý quan trọng chị em đặc biệt lưu ý trước khi tiêm filler
1. Tại sao phải dùng phương pháp tiêm filler để làm đẹp?
Tiêm filler thường thích hợp với những người bận rộn và không có thời gian để làm những phẫu thuật thẩm mỹ phức tạp hơn hoặc đơn giản hơn là sợ đau. Khi đó, tiêm filler là một lựa chọn không tồi. Thời gian thực hiện tiêm filler diễn ra nhanh chóng, không mất thời gian nghỉ dưỡng và cho kết quả ngay sau khi thực hiện.
2. 5 nguyên nhân tiêm filler bị lỗi chị em hết sức cẩn trọng
Các biến chứng thường gặp khi tiêm filler là vón cục, bầm tím, sưng nề… Một số nguyên nhân có thể khiến chị em dễ gặp những hiện tượng này như:
2.1 Sử dụng sai loại filler
Việc sử dụng sai loại filler hoặc sản phẩm hàng giả, kém chất lượng, không có nguồn gốc, hết hạn sử dụng, có thể khiến vùng da bị vón cục, sưng, đau, phù nề, sần sùi, bầm tím, kém thẩm mỹ.
2.2 Tiêm quá liều
Ngoài kỹ thuật tiêm, chất lượng filler thì liều lượng filler cũng rất quan trọng. Mỗi vùng đều có những quy định khác nhau về lượng filler có thể dùng. Nếu tiêm quá liều sẽ làm căng da, sưng to, dẫn đến chèn và tắc nghẽn mạch máu, thiếu máu dẫn tới các cơ quan kế cận. Thời gian dài có thể làm hoại tử mô, gây ra những hậu quả khôn lường.
2.3 Nhiễm trùng
Nếu không đảm bảo vệ sinh trong quá trình tiêm hay quá trình chăm sóc sau khi tiêm có thể gây nhiễm trùng, bầm tím, hoại tử.
2.4 Bệnh tật hoặc dùng thuốc
Đặc biệt nếu chị em có dùng một số loại thuốc chống đông máu trong thời gian khoảng 1 tuần trước khi tiêm filler hoặc tiền sử mắc các bệnh di truyền như rối loạn đông máu, rối loạn tiểu cầu hoặc cơ địa đặc thù cũng có thể là nguyên nhân khiến vết tiêm bầm tím.
2.5 Tiêm nhầm mạch máu
Việc tiêm nhầm mạch máu khi tiêm filler cực kỳ nguy hiểm cho làn da và sức khỏe con người. Các bác sĩ khuyến cáo, khi tiêm vào tĩnh mạch, đặc biệt là các tĩnh mạch vùng mũi, môi, mặt nếu tay nghề bác sĩ chưa cao, kinh nghiệm không dày dặn có thể khiến filler tràn ra các cơ quan khác gây hoại tử, thậm chí gây mù lòa.
Có nhiều nguyên nhân khiến tiêm filler bị lỗi vì vậy cần hết sức thận trọng
3. Tiêm Filler bị bầm tím , vón cục, đau nhức phải làm sao?
Thông thường, các phản ứng bầm tím sau khi tiêm filler có thể biến mất khoảng vài giờ hay kéo dài hơn từ 1 – 2 ngày. Sau đó vết bầm tan biến, không còn đau nhức, và kết quả sẽ định hình ngay.
Mức độ bầm tím và đau nhức thường không quá mạnh, nằm trong giới hạn chịu đựng của hầu hết mọi người mà không cần đến thuốc giảm đau. Nhưng nếu cảm thấy khó chịu đựng hơn, chị em có thể kết hợp thêm các biện pháp như chườm lạnh, dùng thuốc giảm đau theo chỉ định… Ngoài ra, để nhanh chóng giảm bầm tím, đau nhức, chị em có thể kết hợp đơn thuốc bác sĩ kê với thuốc thảo dược Long Huyết PH. Đây là một trong những sản phẩm nhận được nhiều tin tưởng của các chuyên gia thẩm mỹ trong việc giải quyết các vấn đề thâm bầm do thẩm mỹ.
Đối với những trường hợp nguy hiểm hơn như bầm tím, đau nhức kéo dài hơn 3 ngày kèm đau nhức dữ dội và có dấu hiệu mưng mủ thì rất có khả năng chị em đã không được may mắn khi gặp phải biến chứng sau khi tiêm filler. Với tình trạng này, để hạn chế đến mức thấp nhất những hậu quả nguy hiểm có thể xảy ra, tốt nhất chị em không nên xử lý tại nhà mà cần đến gặp các chuyên gia, bác sĩ có chuyên môn để được thăm khám và đưa ra phương án điều trị tốt nhất.
4. Phương pháp ngăn ngừa hiện tượng bầm tím do tiêm filler
4.1 Tránh một số thuốc bổ sung
Một số thực phẩm chức năng và thuốc có thể làm tăng khả năng đông máu gây bầm tím. Do đó bác sĩ cần khai thác tiền sử dùng thuốc và cơ địa bệnh tật của người tiêm trước khi thực hiện. Thông thường các bác sĩ sẽ khuyên chị em ngừng sử dụng một số loại thuốc hai tuần trước khi điều trị. Điều quan trọng là sự hợp tác giữa 2 bên khi trao đổi thông tin dùng thuốc và tiền sử bệnh tật trước khi tiến hành tiêm filler để hạn chế những đáng tiếc có thể xảy ra.
4.2 Không uống rượu bia
Rượu có tác dụng làm giãn mạch dù chỉ với một lượng rất nhỏ, có nghĩa là rượu sẽ làm phóng to kích thước mạch máu, làm bệnh nhân dễ bầm tím hơn sau khi tiêm filler. Do vậy, người tiêm tuyệt đối không uống rượu bia cũng như các đồ uống có cồn khác trong vòng 24 giờ sau khi tiêm filler. Ngoài ra những người nghiện rượu cũng có nguy cơ bị giảm sản xuất tế bào máu trắng, làm tăng khả năng nhiễm trùng và làm chậm khả năng tụ hồi phục của cơ thể.
4.3 Chườm lạnh
Trong 2 ngày sau khi điều trị, chị em có thể hạn chế nguy cơ sưng bầm, thâm tím bằng cách chườm lạnh. Chị em có thể sử dụng một chiếc khăn ngâm trong nước đá hoặc quấn một túi nước đá bằng vải mỏng. Tránh sử dụng đá trực tiếp lên da vì nó có thể gây khó chịu, tê cóng hoặc bỏng nhiệt. Để thực hiện phương pháp này, chị em chỉ cần chườm trong 15 phút, 3 – 4 lần mỗi ngày.
Chườm đá giúp giảm hiện tượng bầm tím do tiêm filler
4.4 Nâng cao đầu
Nâng đầu của bạn có thể giảm thiểu lưu lượng máu đến các khu vực được điều trị, có thể làm giảm sưng và bầm tím. Đơn giản chỉ cần nghiêng đầu của bạn lên một chút với một gối thêm hoặc hai có thể tạo ra một độ cao cần thiết
4.5 Tránh các hoạt động mạnh mẽ
Hãy cố gắng hạn chế tối đa các hoạt động thể chất trong vòng 4 giờ sau khi tiêm và tránh tập thể dục mạnh mẽ cho đến khi vết sưng được giảm xuống để tránh trường hợp các chất làm đầy di chuyển.
5. Một số lưu ý quan trọng chị em đặc biệt lưu ý trước khi tiêm filler
Không chỉ các câu hỏi liên quan đến vấn đề tiêm filler bị bầm tím mà cả những câu hỏi về tiêm filler bị nhức, tiêm filler bị cứng hay vón cục đều là những mối quan tâm hàng đầu của chị em trước và sau khi quyết định tiêm. Để hạn chế tối đa những rủi ro có thể xảy ra, chị em phải ghi nhớ một số điều dưới đây trước khi làm đẹp bằng filler:
- Lựa chọn cơ sở thẩm mỹ thực sự uy tín, được sự cấp phép hoạt động của bộ y tế. Điều này sẽ giúp hạn chế những nguy cơ đến từ dụng cụ, chất liệu tiêm.
- Bác sĩ thực hiện tiêm filler phải có chứng chỉ hành nghề, kỹ thuật tiêm chuẩn xác, có mắt thẩm mỹ tốt và giàu kinh nghiệm thực tế.
- Yêu cầu cơ sở thẩm mỹ cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm filler bao gồm: nhãn hiệu, hạn sử dụng, xuất xứ, mã sản phẩm, sản phẩm còn nguyên tem mác và được niêm phong cẩn thận.
- Quá trình tiêm filler cần được thực hiện theo quy trình an toàn , trong môi trường y tế, đảm bảo các điều kiện về vệ sinh và tiệt trùng- Sau khi tiêm filler, chị em cần tuân thủ các chỉ dẫn, hướng dẫn về chăm sóc, vệ sinh của bác sĩ thẩm mỹ
- Tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ.
Để có được hiệu quả thẩm mỹ cao, tránh tình trạng tiêm filler bị thâm tím, chị em cần có sự tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi lựa chọn hình thức làm đẹp này. Hy vọng bài viết này sẽ giúp chị em có thêm nhiều kiến thức để chuẩn bị cho quá trình làm đẹp của mình và không gặp phải những bất lợi về sau.