1.Hướng dẫn  chăm sóc hậu phẫu cho vết mổ

Sau khi phẫu thuật, các bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh và trạng thái vết mổ để hướng dẫn người bệnh các biện pháp chăm sóc an toàn và hiệu quả nhất. 

Theo đó, khi bệnh nhân được đồng ý xuất viện, tức vết mổ đã ổn định, các ý tá, điều dưỡng sẽ hướng dẫn người bệnh cách vệ sinh và thay băng vết mổ mỗi ngày. Đồng thời kiểm tra xem vết mổ có biểu hiện gì khác thường không, ví dụ: đỏ lên, sưng tấy, chảy nước, chảy máu… Tuy nhiên với các ca mổ nội soi hay mổ thủ thuật, thường các vết mổ rất nhỏ, không cần cắt chỉ hay thay băng, vì vậy nguy cơ nhiễm trùng là rất thấp. Người bệnh chỉ cần chú ý các tác động lực, tráng tác động mạnh hay va chạm lên vùng tiểu phẫu này.

Với những vết mổ lớn và phức tạp hơn, việc chủ động kiểm tra tình trạng vết thương mỗi ngày qua việc vệ sinh và thay băng sẽ giúp người bệnh kịp thời phát hiện những tình trạng bất thường của vết mổ, từ đó có thể đưa ra các biện pháp xử lý nhanh chóng tránh tình trạng nhiễm trùng hay biến chứng khác.

Trong thời gian 3 ngày đầu sau phẫu thuật, người bệnh cần giữ cho vết mổ được sạch sẽ, khô thoáng, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với nước để tránh nước tiếp xúc với vết thương hở gây đau đớn, nhiễm trùng, kéo dài thời gian liền sẹo.

Một số trường hợp đặc biệt như bệnh nhân có sử dụng ống dẫn lưu, người chăm sóc cần thường xuyên thay túi đựng dịch dẫn lưu (khoảng 3 lần mỗi ngày), theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Tuyệt đối không rút ống dẫn lưu ra khỏi túi (hoặc chai), tránh đè ép làm tắc ống gây ảnh hưởng xấu đến vết thương và làm hại sức khỏe người bệnh.

Ngoài ra, trong quá trình chăm sóc vết mổ cũng như kiểm tra tình trạng vết thương, người chăm sóc cần phải vệ sinh bàn tay sạch sẽ để hạn chế vi khuẩn tiếp xúc với vết thương. Tuyệt đối không làm cho lớp băng gạc bị bẩn hoặc bị ướt sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập hơn. Tốt nhất nên để bệnh nhân ở nơi thoáng mát, sạch sẽ, ít tập trung nhiều người để tiến hành các bước kiểm tra, vệ sinh và thay băng vết mổ.

Thông thường, với sự trợ giúp của các biện pháp chăm sóc hậu phẫu đúng đắn, vết mổ sẽ liền lại sau khoảng 2 tuần. Thời gian này có thể kéo dài hơn ở bệnh nhân tiểu đường, suy giảm miễn dịch hoặc do việc chăm sóc sai quy cách

.

Cách chăm sóc hậu phẫu sau vết mổ

2.Một số lưu ý khi  chăm sóc hậu phẫu cho người bệnh

Để có một kế hoặch chăm sóc hậu phẫu an toàn và hiệu quả nhất đối với sức khỏe, bản thân người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Thực hiện đúng các yêu cầu và chỉ định của bác sĩ điều trị trong dùng thuốc và chăm sóc vết thương để có hiệu quả tích cực.

- Nghỉ ngơi và vân động trong “khuôn khổ” cho phép: Thông thường, người bệnh nên được nằm thẳng, cằm duỗi, nghiêng mặt sang một bên kê gối chân, có thể vận động nhẹ nhàng hoặc các bài tập vật lý theo chỉ định của các bác sĩ.

- Không lạm dụng thuốc giảm đau sau mổ. Đau đớn là điều khó tránh khỏi sau một cuộc phẫu thuật dù lớn hay nhỏ. Tuy nhiên nếu lạm dụng thuốc giảm đau nhiều có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Liều lượng và cách dùng thuốc giảm đau cần được tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị hoặc các chuyên gia y tế.

 - Chú trọng chế độ ăn uống của người bệnh. Để việc chăm sóc hậu phẫu được hiệu quả hơn, bệnh nhân cần được bổ sung đầy đủ các loại thực phẩm giàu đạm, vitamin và khoáng chất….Đây đều là những thực phẩm có hiệu quả cao trong việc tăng sức đề kháng, chống nhiễm trùng cũng như tăng khả năng tái tạo mô nhanh chóng. Bên cạnh đó, người bệnh có thể tăng cường lượng chất xơ trong thực đơn từ rau xanh để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, hạn chế chứng táo bón hay các vấn đề tiêu hóa khác do kháng sinh và thuốc giảm đau gây nên. Ăn nhiều bữa và đa dạng thực phẩm lành mạnh, tăng cường sức đề kháng từ các nguồn dinh dưỡng có lợi khác nhau. Đặc biệt, ngày đầu tiên sau mổ người bệnh cần được chú ý đầy đủ dinh dưỡng qua truyền dịch và các đồ ăn lỏng dễ hấp thụ.

- Hạn chế sử dụng các thực phẩm có thể gây hại với vết thường như thức ăn nhiều dầu mỡ, các chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá, các đồ uống có gas… Các loại thực phẩm dễ gây kích ứng như lạc, đậu phộng, thịt bò, đồ ăn quá tanh như hải sản và một số thực phẩm dễ gây sưng nề vết mổ như rau muống, đồ nếp.. cũng cần tránh để giúp vết thương hồi phục tốt hơn, tránh để lại sẹo hoặc “lệch tone” da.

- Người chăm sóc cần đặc biệt chú ý đến vấn đề vệ sinh đối với vết thường của người bệnh: luôn giữ cho vết thương được sạch sẽ, khô ráo, hạn chế tối đa các nguồn lây nhiễm vi khuẩn có thể xảy ra.

- Để thúc đẩy quá trình tái tạo da và liền vết thương nhanh chóng, bệnh nhân có thể sử dụng một số sản phẩm hoàn toàn từ thảo dược như Long Huyết PH. Với các thảo dược quen thuộc với cơ thể, an toàn với sức khỏe người bệnh, rất nhiều chuyên gia đã khuyên bệnh nhân nên dùng Long Huyết PH trong giai đoạn chăm sóc hậu phẫu để quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Chăm sóc hậu phẫu cần chú ý gì ?

3.Khi nào cần đưa bệnh nhân “quay trở lại” bệnh viện?

Người chăm sóc hoặc thậm chí là chính người bệnh cần được đưa đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và chăm sóc kịp thời nếu phát hiện một số vấn đề khẩn cấp sau:

· Vết mổ sau 3 -4 ngày có cảm giác khó chịu, tê nhức một cách đột ngột hoặc tăng mạnh

· Bệnh nhân có biểu hiện ớn lạnh hoặc sốt trên 38.5 độ C, vết mổ có dấu hiệu sưng tấy, tụ dịch và gây nhiều đau đớn,…

· Vết mổ có hiện tượng chảy mủ, có mùi khó chịu…

· Vết mổ có cảm giác căng thít, nút chỉ khâu hoặc ghim trên da nứt toác ra, thậm chí có hiện tượng chảy máu tại miệng vết thương

Chăm sóc hậu phẫu thực chất không phải vấn đề gì quá khó khăn, chỉ cần người chăm sóc thực sự lưu tâm đến những lưu ý trên đây thì trình trạng sức khỏe của bệnh nhân sẽ được hồi phục nhanh chóng.  Đừng vì tâm lý chủ quan xem nhẹ chăm sóc hậu phẫu mà gây ra những hệ lụy không lường thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng của bạn và những người thân yêu.