Vết bầm tím xuất hiện trên cơ thể có thể do va chạm mạnh lúc chơi thể thao, lao động, vui chơi… làm bạn cảm thấy rất khó chịu. Nếu không xử lý kịp thời những vết thương đó có thể ở lâu trên cơ thể bạn gây mất thẩm mỹ. Dưới đây là 10 mẹo chữa bầm tím hiệu quả có thể xử lý ngay tại nhà.

 

1. Chườm đá để vết bầm nhanh tan

 

Đá là nguyên liệu bạn có thể tìm thấy ngay trong chiếc tủ lạnh của gia đình mình. Đây là phương pháp rất dễ thực hiện nhưng mang lại hiệu quả cao. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần cho một vài viên đá lạnh vào một chiếc khăn sạch, chườm vòng quanh vết thương. Bạn nên chườm trong khoảng 10 phút và chườm liên tục 2 - 3 ngày, các vết bầm sẽ mờ dần. Lưu ý, cách này không nên áp dụng với các vết thương hở, nó không những không hiệu quả mà còn có thể gây nhiễm trùng da do sử dụng khăn hoặc đá chườm không đảm bảo vệ sinh.

 

2. Cách trị bầm tím từ trà túi lọc

 

Nếu gia đình bạn có thói quen uống trà túi lọc thì hoàn toàn có thể dùng chúng để xử lý các vết bầm. Bạn chỉ cần cho túi trà vào cốc nước nóng, sau đó dùng chính túi trà lọc nhúng nước trà rồi chườm vào vết thương trong khoảng 15 - 20 phút. Sau đó bạn có thể thực hiện mát xa nhẹ nhàng để đem lại hiệu quả cao hơn. Để những vết bầm mau chóng biến mất, bạn nên kiên trì thực hiện đều đặt 2 lần/ngày và thực hiện liên tiếp vào những ngày tiếp theo cho đến khi những vết bầm mờ dần. Nếu bạn có trà túi lọc có thể dùng nước trà xanh cũng đem lại hiệu quả tương tự. Trong trà xanh có rất nhiều vitamin có lợi trong việc thu nhỏ mô sưng và mạch máu.

 

cach-tri-bam-tim-bang-tra-tui-loc

 

Cách chữa vết bầm tím ở mắt bằng trà túi lọc

 

3. Sử dụng muối và chanh

 

Nếu trong nhà bạn có sẵn chanh và muối hột thì chỉ cần vắt chanh ra một cốc nhỏ hòa tan với muối, sau đó dùng một miếng vải sạch thấm dung dịch trên rồi chườm vào những vết bầm trên cơ thể. Hãy chườm khoảng 10 -15 phút, vừa chườm, vừa mát xa nhẹ nhàng cho máu lưu thông. Lưu ý, không sử dụng cách này với các vùng da nhạy cảm như da mặt vì dễ gây bào mòn da dẫn đến việc da bị yếu dễ nổi mụn, nám…

 

4. Cách trị bầm tím từ lô hội

 

Lô hội còn có tên gọi khác là nha đam - một loại cây có tác dụng làm đẹp với tác dụng giữ ẩm, làm trắng da. Nha đam có nhiều loại vitamin A, B, C và E có tác dụng rất tốt trong việc chữa lành vết thương. Bạn hãy lấy 1 - 2 nhánh lô hội, bỏ gai, rửa sạch, tách lấy phần gel cho vào miếng vải rồi chườm vào vết bầm tím. Để tăng hiệu quả, hãy cho phần gel nha đam vào ngăn đá của tủ lạnh đến khi tạo thành những viên đá nhỏ rồi mang ra chườm. Làm như vậy vừa có tác dụng giảm đau lại nhanh làm tan những vết bầm. Lưu ý, có nhiều người bị dị ứng nha đam, nếu bạn chưa từng sử dụng chúng lần nào, hãy thử đắp trên một vùng da nhỏ, đợi tầm 5 phút nếu vùng da đó không bị đỏ rát hay ngứa thì có thể sử dụng cách này.

 

cach-tri-bam-tim-bang-lo-hoi

 

Dùng lô hội để trị bầm tím rất tốt

 

5. Dùng dấm táo để trị bầm tím

 

Nếu trong bếp của nhà bạn có dấm táo hãy dùng chúng để làm tan những vệt máu tích tụ đó. Cách làm cực kỳ đơn giản, dùng dấm táo để mát xa vùng da đang bị tổn thương đó để máu lưu thông. Nên làm khoảng 3 - 4 lần một ngày, mỗi lần khoảng 15 - 20 phút trong 4 - 5 ngày liên tiếp bạn sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt của phương pháp này. Nếu nhà bạn không có sẵn dấm táo có thể sử dụng dấm gạo để thay thế, tuy nhiên dùng dấm gạo sẽ không mang lại hiệu quả nhanh như dấm táo.

 

6. Cách trị bầm tím nhanh chóng bằng tỏi

 

Tỏi là gia vị nấu ăn phổ biến thường có sẵn trong bếp của mỗi gia đình. Trong tỏi có nhiều chất chống oxy hóa đồng thời kích thích lưu thông máu, tái tạo mô. Vì vậy, bạn hãy ép tỏi tươi sau đó cho hỗn hợp vào một miếng vải, di chuyển nhẹ nhàng trên những vết bầm. Ngoài ra bạn nên bổ sung tỏi trong bữa ăn của mình để nhanh có hiệu quả hơn.

 

7. Sử dụng nghệ tươi

 

Trong nghệ có chứa curcumin có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm tất tốt. Vì vậy, bạn có thể dùng giã nát củ nghệ tươi cùng phèn chua, sau đó cho tất cả hỗn hợp trên vào một miếng vải sạch để đắp lên vết thương. Nếu bạn chịu khó xoa bóp thêm thì những tổn thương sẽ được sửa chữa nhanh chóng. Nếu nhà bạn không có sẵn phèn chua thì có thể đắp nghệ tươi cũng được.

 

8. Cách trị bầm tím bằng khoai tây

 

Hãy cạo vỏ, rửa sạch củ khoai tây sau đó thái thành nhiều lát mỏng rồi đắp lên vết bầm tím. Bạn nên mát xa nhẹ nhàng vết bầm bằng cách đẩy qua lại miến khoai tây đó trong vòng 5 - 10 phút. Nên thực hiện cách này đều đặn 5 - 6 lần trong ngày và có thể nhiều lần hơn nếu bạn có thời gian. Để cách này có tác dụng bạn cần kiên trì làm trong 4 - 5 ngày tùy tình trạng và mức độ bầm tím.

 

9. Sử dụng bắp cải để trị bầm tím

 

Bắp cải là một loại rau có chứa các vitamin K, C hỗ trợ quá trình chữa lành vết thương nhanh chóng. Để trị bầm tím, bạn chỉ cần rửa sạch lá bắp cải, giã nát, rồi dùng hỗn hợp đó đắp vào vết thương. Ngoài ra, hãy chủ động bổ sung món rau bắp cải vào chế độ ăn uống của mình để nhanh nhìn thấy những thay đổi tốt tại vùng da bị bầm tím.

 

cach-tri-bam-tim-bang-bap-cai

 

Trị bầm tím bằng bắp cải sẽ nhanh chóng mang lại hiệu quả

10. Cách trị bầm tím bằng dứa

 

Trong dứa có chứa enzyme bromelain rất tốt cho việc chống sưng và hỗ trợ quá trình làm tan các cục máu đông, giảm đau nhức. Vì vậy, hãy bổ sung dứa vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình để xóa tan các vết bầm tím. Bạn có thể ăn trực tiếp hay ép thành nước dứa hoặc nấu ăn đều mang lại hiệu quả như nhau.

 

10 cách trị bầm tím trên đây đều có ưu điểm là sử dụng các nguyên liệu an toàn từ thiên nhiên, không quá tốn kém và rất dễ thực hiện. Tuy nhiên, hiệu quả của nó trong việc trị bầm tím không quá cao. Đặc biệt, bạn phải kiên trì thực hiện các phương pháp trên trong thời gian dài thì mới nhìn thấy tác dụng.

 

Để khắc phục nhược điểm trên hãy sử dụng thêm sản phẩm Long Huyết P/H của Phúc Hưng. Đây là loại thuốc có nguồn gốc từ các thảo dược quý dùng để đặc trị các chấn thương do va đập mạnh gây đau nhức, sưng, bầm tím… Để biết thêm thông tin về sản phẩm vui lòng gọi đến số hotline 1800. 545.435 để được giải đáp nhanh nhất