Cũng có một số trường hợp mọi người vẫn không biết vì sao lại có các vết sẫm màu dù chắc chắn trong thời gian gần không hề va đập... Ở bài viết này, hãy cùng tìm hiểu cặn kẽ xem tại sao vùng bị tổn thương lại có trạng thái màu sắc như vậy, cũng như cảnh giác về các dấu hiệu bệnh đằng sau những vết bầm tím không đau đó nhé.

Tại sao lại xuất hiện máu bầm?

Những vết máu bầm lâu tan ẩn chứa nhiều nguy hiểm

Những vết máu bầm lâu tan ẩn chứa nhiều nguy hiểm

Vết thương bị bầm tím do va đập

Nguồn gốc dễ hiểu và hay gặp nhất của các vết bầm tím là do cơ thể bị va đập, ví dụ bị bầm tím chân do va đập. Những trường hợp do tác động lực mạnh để lại trên làn da một vùng sưng tấy, sau giai đoạn tê giật ban đầu thì vài ngày sau vẫn còn đau âm ỉ. Khi phải chịu lực quá lớn, các mao mạch dưới da bị tổn thương nhưng do da không rách nên máu không chảy ra ngoài mà cứ thế lan sang xung quanh. Bởi mao mạch đã vỡ tạm thời chưa thể phục hồi ngay để thực hiện nhiệm vụ giữ máu ở bên trong, nên gây ra kết quả tắc nghẽn đường lưu thông máu ở vùng bị va đập, nên chỉ sau thời gian ngắn khi máy đông lại, tạo ra các vết bầm đậm màu.

Thường sau khi áp dụng các phương pháp giảm đau chống viêm (như là chườm lạnh ngay sau khi bị tổn thương, chườm nóng, dùng các bài thuốc dân gian hoặc thuốc tây), các vết thương cũng dần hồi phục, đa số vẫn cần khoảng 1 đến 2 tuần để vùng bị tổn thương chuyển màu từ đỏ sẫm, sang tím đậm, rồi từ từ nhạt dần và biến mất hẳn.

Có những trường hợp do va chạm nhưng vì không điều trị kịp thời, hoặc điều trị sai cách nên vết bầm cứ chạm vào là đau dai dẳng, khả năng cao về sau vùng bầm tím đó cũng không biến mất, gây ra sự mất thẩm mỹ cũng như bất tiện lớn cho người từng bị thương.

Vậy nên để phòng tránh việc bị mất thẩm mỹ, hoặc các trường hợp vô tình khiến vết thương nặng hơn, hãy tìm hiểu thật kỹ trình tự chữa trị, cũng như tham khảo các mẹo để khiến vết bầm tím biến mất sớm nhất nhé. (có thể tham khảo bài viết “7 cách cực đơn giản làm tan máu bầm nhanh chóng”)

Xuất hiện bầm tím không rõ nguyên nhân

Ngoài ra, cùng là biểu hiện bên ngoài thành những vết bầm tím đó, nhưng chúng lại không gây đau hay biểu hiện ngứa. Ban đầu nhiều người cũng chỉ cho rằng đấy là điểm mất thẩm mỹ trên thân hình trong thời gian kéo dài, sau này tự khắc khỏi. Nhưng đa số những trường hợp bị bầm tím nhưng không rõ nguyên nhân chính là tiềm ẩn các nguy cơ mắc bệnh đằng sau mà không phải ai cũng biết.

Những nguy cơ tiềm ẩn khi vết bầm lâu ngày không tan

Đôi khi mọi người quên mất mình có lúc va đập nên mới bị bầm tím, nhưng không phải tất cả trường hợp đúng là do trí nhớ mà lý do thực sự khi xuất hiện những vùng tím sẫm đó là biểu hiện ra ngoài của một số bệnh nguy hiểm. Hãy cùng theo dõi các mục dưới đây là kiểm tra lại xem bản thân có gặp phải các dấu hiệu như vậy hay không để kịp thời chữa trị.

Cơ thể bị thiếu vitamin C hoặc vitamin K

 Những người dễ bị bầm tím lâu tan nhưng không hề va đập có phần trăm cao do cơ thể họ bị thiếu hụt vitamin C. Bên cạnh các vết bầm đó còn có các triệu chứng đi kèm như: tóc dễ gãy rụng, nướu sưng, móng tay khá yếu, đau khớp và chảy máu cam thường xuyên. Khi cơ thể bị thiếu vitamin K cũng có những dấu hiệu tương tự vậy.

Khiến những vùng bầm tím biến mất bằng hoa quả và rau xanh

Khiến những vùng bầm tím biến mất bằng hoa quả và rau xanh

Lượng vitamin C ở nam giới cần để hấp thụ cao hơn ở nữ giới, và khi phụ nữ mang thai hoặc cho con bú càng cần lượng vitamin C nhiều hơn nữa. Khi gặp các dấu hiệu kể trên dù là ai hay ở độ tuổi nào, cách khắc phục dễ nhất là bổ sung sớm các vi chất có trong thực phẩm dồi dào vitamin C như trong trái cây tươi, rau có màu xanh đậm hoặc các viên uống bổ sung theo chỉ định của bác sỹ. Lưu ý không nên uống quá nhiều trong một thời gian ngắn mà nên duy trì hàng ngày, bổ sung phù hợp vitamin C và K với từng đối tượng, tuỳ từng mức độ thiếu hụt để cung cấp cho cơ thể một lượng đủ để hấp thụ tốt nhất.

Dễ mắc chứng máu khó đông

Chứng máu khó đông là căn bệnh mô tả trường hợp máu sẽ đông chậm hơn và khó cầm máu hơn so với những người bình thường. Nguyên nhân gây bệnh khả năng cao là do cơ thể thiếu một số loại protein cần thiết trong quá trình đông máu, hơn nữa căn bệnh này cũng có tính di truyền cao. Những người mắc bệnh máu khó đông thường rất hay gặp phải những vết bầm lớn dưới da cùng với nhiều vết thương thường xuyên chảy máu.

Để điều trị chứng bệnh này cần có một kế hoạch chữa bệnh riêng biệt bao gồm cả việc thường xuyên bổ sung các yếu tố đông máu để giúp người bệnh đông máu mỗi khi bị thương. Vậy nên khi nhận thấy biểu hiện máu chảy mà không có dấu hiệu ngưng lại thì hãy đến các cơ sở ý tế để thăm khám kịp thời, tránh ngay các biến chứng tiêu biểu của chứng máu khó đông như nhiễm trùng vết thương, tổn thương khớp, chảy máu trong hay phản ứng bất lợi với điều trị yếu tố đông máu.

Dấu hiệu của bệnh đái tháo đường

Với người bị tiểu đường (đái tháo đường) thì vết thương, vết trầy xước, vết đau bầm tím thường dai dẳng và lâu lành hơn bình thường, chưa kể khi trường hợp đã trong giai đoạn bệnh nặng còn tiến triển thành các vết chảy máu, nhiễm trùng. Nguyên nhân là do mạch máu, đường lưu thông qua tĩnh mạch và động mạch bị hư hỏng vì quá nhiều, khi đó máu khó lưu thông đến các vùng khác của cơ thể để chữa lành vết thương.

Không chỉ có các vết bầm tím lâu ngày, những dấu hiệu của bệnh đái tháo đường đi kèm sẽ là: hay khát nước, đi tiểu liên tục, da xấu và hay bị ngứa, mắt mờ, giảm cân liên tục, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi.

Căn bệnh tiểu đường đang có chiều hướng gia tăng nhanh trong thời điểm hiện tại và đã gây ra nhiều hạn chế trong đời sống của người bệnh. Lý do mắc bệnh thường bởi chế độ sinh hoạt không điều độ hoặc di truyền. Khi nhận thấy bản thân xuất hiện nhiều biểu hiện kể trên, đừng coi thường mà hãy liên hệ với bác sỹ có chuyên môn cao để đưa ra phương pháp điều trị bệnh kịp thời khỏi những biến chứng nguy hiểm liên quan đến thần kinh hoặc buộc phải cắt bỏ bộ phận trên cơ thể.

Nguy hiểm căn bệnh ung thư máu

Trong một số trường hợp hiếm gặp, tình trạng bầm tím còn là dấu hiệu của bệnh ung thư máu, ung thư tủy xương hoặc ung thư hạch bạch huyết. Người mắc phải những bệnh này ngoài biểu hiện của các vết bầm tím lâu khỏi thường dễ bị chảy máu nướu răng, sốt cao, ớn lạnh, đổ mồ hôi đêm, kèm theo cả tình trạng đau nhức xương.

Nếu đã chứng thực căn bệnh ung thư nhất định sẽ còn một chặng đường gian nan phía trước, bởi thế khi nhận định trên da có những vết bầm tím lâu khỏi cùng các dấu hiệu kể trên thì việc làm cần thiết là chuẩn bị sẵn tinh thần, hẹn gặp bác sỹ tại các bệnh viện uy tín, làm các xét nghiệm cũng như thiết lập lại một chế độ nghỉ dưỡng phù hợp. Khi phát hiện sớm và điều trị kịp thời vẫn còn phần trăm cao sẽ hoàn toàn phòng tránh được căn bệnh quái ác này.

Làm sao để tan hết máu bầm?

Những người có làn da không khoẻ mạnh hoặc bẩm sinh mạch máu có cấu trúc yếu khi chẳng may va đập thường dễ bị bầm tím hơn cũng như thời gian lành lại vết thương cũng lâu hơn bình thường. Do đó việc chăm sóc tốt làn da của mình, cũng như thường xuyên bổ sung các vitamin và khoáng chất giúp bồi bổ và tăng lưu thông máu thông qua các món ăn xanh sạch đầy đủ dinh dưỡng là bước đơn giản cũng như có lợi cho sức khoẻ nhất

Tiếp nối những phân tích trên cũng như để trả lời cho câu hỏi mở đầu “Bầm tím trên da có nguy hiểm không?”, đừng vội coi thường những vết bầm tím lâu ngày dù đã biết hay chưa biết về lý do chúng xuất hiện. Nếu đã biết chính xác nguyên nhân bầm tím do va đập thì tuỳ vào sự sẵn có của các nguyên liệu trong nhà mà ứng dụng các mẹo để giảm sưng đau cũng như đẩy nhanh quá trình tái tạo làn da ngay. Còn khi nhận ra các vết bầm tím cứ liên tục thêm mới và thời gian chờ đợi chúng biến mất quá lâu, hãy tới các cơ sở ý tế để bác sĩ thăm khám và đưa ra các giải pháp phù hợp trong thời gian sớm nhất có thể nhé.