Hiện tượng mắt bị bầm tím xảy ra khi các tế bào hồng cầu tích tụ xung quanh khu vực mắt, thường xảy ra bởi:

- Chấn thương đầu hoặc mắt do chịu tác động từ lực bên ngoài

- Biến chứng của một ca phẫu thuật ở mặt

Nhìn chung, theo đánh giá từ các bác sĩ, bầm tím mắt có thể là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Mặc dù bề ngoài tình trạng này trông tương tự quầng thâm mắt, nhưng trong một vài trường hợp, mắt bị bầm tím có thể báo hiệu một số vấn đề nguy hiểm hơn, bao gồm nứt xương sọ. Với trường hợp này, kết hợp dấu hiệu thị lực có xu hướng thay đổi hoặc cơn đau nhức ở mắt phát sinh liên tục.

Trong một số trường hợp khác, nguyên nhân mắt bị bầm tím có thể đến từ một chấn thương nhỏ, không quá nghiêm trọng. Lúc này, trước khi áp dụng các phương pháp chữa trị y tế, bạn có thể tự khắc phục tại nhà theo nhiều cách đơn giản.

Nếu bạn chưa biết làm thế nào để điều trị bầm tím mắt hiệu quả, hãy cùng tìm hiểu về các phương pháp chữa bầm tím đơn giản mà nhanh nhất hiện nay.

Bầm tím ở mắt là hiện tượng có thể gặp trong cuộc sống gây nhiều bất tiện trong giao tiếp, sinh hoạt

I. Mẹo điều trị bầm tím mắt tại nhà phổ biến nhất hiện nay

Để chữa bầm tím ở mắt hiệu quả tại nhà, các bác sĩ khuyến nghị bạn có thể thử áp dụng một số cách như sau, bao gồm:

1. Điều trị bầm tím mắt bằng biện pháp chườm lạnh

Chườm đá lạnh trong vòng 24 – 48 giờ kể từ lúc bị chấn thương có thể giúp giảm thiểu tình trạng tích tụ máu dưới da gây nên các vết bầm. Bên cạnh đó, nhiệt độ thấp từ đá cũng có khả năng đẩy lùi tình trạng sưng và xoa dịu cơn đau nhức khó chịu tại khu vực chấn thương.

Hơi lạnh từ đá có thể góp phần thuyên giảm tình sưng nhức và bầm tím ở mắt.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng chườm lạnh có nguy cơ khiến bạn bị bỏng lạnh nếu không được áp dụng đúng phương pháp. Do đó, nếu bạn quyết định dùng cách này để điều trị bầm tím mắt, hãy thực hiện theo các bước như sau:

- Không để đá lạnh tiếp xúc trực tiếp lên da. Hãy cho đá viên vào túi chườm. Ngoài ra, bạn có thể quấn thêm khăn bông quanh túi chườm nếu muốn. Tuy vậy, hãy đảm bảo khăn bông bạn dùng đã được giặt sạch nhằm phòng ngừa nhiễm trùng mắt.

- Nhẹ nhàng áp túi chườm lên khu vực mắt bị bầm tím trong khoảng 10 – 20 phút. Không đè mạnh lên nhãn cầu.

- Bạn có thể lặp lại biện pháp này nhiều lần trong ngày. Mặt khác, các chuyên gia cho rằng biện pháp này chỉ hữu hiệu trong vòng tối đa hai ngày kể từ khi bạn bị chấn thương.

- Lặp lại nhiều lần trong ngày trong 1 – 2 ngày.

Nếu không có sẵn đá viên, bạn có thể tạm thời sử dụng miếng chườm lạnh mua ở hiệu thuốc. Đặc biệt, tuyệt đối không sử dụng thịt sống để trong ngăn đá hay bất kỳ thực phẩm đông lạnh nào khác để thay thế. Điều này có thể tạo điều kiện cho các vi sinh vật trực tiếp tấn công vào mắt bạn và gây nhiễm trùng ở đây.

2. Chườm nóng làm nhạt dần vết bầm tím

Sau khi vết sưng thuyên giảm, tiếp theo bạn nên áp dụng phương pháp chườm nóng. Nhiệt độ cao không chỉ giúp bạn đánh tan vết bầm tím mà còn xoa dịu cơn đau nhức bằng cách tăng cường lưu lượng máu đến khu vực mắt.

Để sử dụng đúng cách điều trị bầm tím mắt này, bạn sẽ cần một chiếc khăn nhỏ và tô hoặc chậu. Lưu ý những dụng cụ này đều phải sạch.

- Gấp khăn lại và đặt vào tô.

- Đổ nước nóng vào tô để ngâm khăn. Lưu ý không sử dụng nước sôi.

- Lấy khăn ra và vắt thật khô.

- Gấp khăn làm bốn và nhẹ nhàng áp lên mắt trong vòng 20 phút.

3. Nhẹ nhàng massage: một cách điều trị bầm tím mắt hiệu quả khác

Bạn cũng có thể nhẹ nhàng massage khu vực mắt sau khi cảm thấy tình trạng sưng và đau nhức thuyên giảm. Tương tự liệu pháp chườm nóng, massage hỗ trợ quá điều trị bầm tím mắt bằng cách thúc đẩy lưu lượng hồng cầu đến đây.

Tuy nhiên, nếu các động tác massage khiến bạn cảm thấy đau hoặc tình trạng sưng vẫn chưa thuyên giảm đáng kể, bạn nên ngừng phương pháp này ngay lập tức.

4. Thuốc Long huyết P/H điều trị bầm tím mắt, không thể thiếu trong tủ thuốc gia đình

Nhờ đặc tính chống kết tập tiểu cầu, tan cục máu đông, chống viêm, kháng khuẩn, kháng nấm, thuốc thảo dược Long huyết P/H là sự lựa chọn hàng đầu của các chuyên gia, bác sĩ trong các liệu pháp chữa lành vết bầm tím ở mắt, da.

Thuốc Long huyết P/H là bài thuốc chữa bầm tím mắt hiệu quả hàng đầu hiện nay

Uống Long huyết P/H ngay sau khi bị va đập, có vết thương hở đã cầm máu hay khi phẫu thuật sẽ giúp vết bầm tím ở mắt tan rất nhanh, hiệu quả rõ rệt chỉ từ 3-5 ngày tùy mức độ vết thương.

 

II. Bầm tím ở mắt bao lâu thì khỏi hẳn?

Thông thường, nếu không sử dụng thuốc long huyết P/H, vết bầm tím xung quanh mắt có thể lành sau 14 ngày. Tuy nhiên, một số người kéo dài lên vài tháng, thậm chí cả năm. Trong thời gian này, màu sắc chỗ quầng thâm mắt sẽ có sự thay đổi từ đậm sang nhạt, ví dụ như:

- Tại thời điểm chấn thương: khu vực xung quanh mắt đỏ lên do máu bắt đầu tích lũy tại đây.

- 1 – 2 ngày sau khi chấn thương: huyết sắc tố (hemoglobin) trong hồng cầu vỡ ra, khiến vùng da này chuyển sang màu xanh tím. Cùng lúc đó, bạn cũng sẽ cảm thấy sưng và nhức khó tả.

- Từ ngày 2 – 10 sau chấn thương: cơ thể bắt đầu “dọn dẹp” phần máu tích tụ tại đây, từ đó xoa dịu tình trạng sưng nhức và chuyển màu da từ xanh tím sang vàng lục.

- Ngày 10 – 14: quầng thâm xung quanh mắt chỉ còn là vệt nâu nhạt.

- Sau ngày 14: vết bầm tím dường như mờ hẳn.

 

III. Làm thế nào để thúc đẩy quá trình chữa lành bầm tím mắt nhanh nhất?

Mặc dù thời gian chữa lành của vết bầm ở mắt thường là 14 ngày, nhưng nó vẫn có thể thay đổi, tùy thuộc vào một số yếu tố như:

- Mức độ nghiêm trọng của chấn thương gây nên vết bầm tím ở mắt

-Tuổi tác

- Sức khỏe tổng thể

- Phương pháp điều trị bầm tím mắt và cách bạn áp dụng

Để rút ngắn giai đoạn này lại, bạn có thể muốn thử một số mẹo dưới đây, bao gồm:

- Giữ cao đầu: động tác ngẩng cao đầu có thể giúp máu trực tiếp chảy về tim thay vì tiếp tục “dồn lại” ở khu vực xung quanh mắt.

- Không gây áp lực cho mắt: nếu bạn quyết định điều trị bầm tím mắt bằng phương pháp chườm lạnh hoặc nóng, hãy lưu ý không ấn túi chườm hoặc khăn lên chỗ bầm. Thay vào đó, bạn nên nhẹ nhàng massage.

- Chủ động nghỉ ngơi: trong thời gian này, bạn nên hạn chế chơi thể thao cũng như tham gia những hoạt động có nguy cơ gây tổn thương mắt.

Bầm tím mắt ở trẻ nhỏ

Bầm tím mắt thường kéo dài từ 14 ngày đến vài tháng

IV. Khi nào bạn cần đi gặp bác sĩ?

Nếu tình trạng bầm tím ở mắt không thuyên giảm sau hai tuần, bạn cần sắp xếp công việc để đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Các chuyên gia có thể giúp bạn tìm hiểu nguyên nhân cũng như đưa ra phương hướng điều trị y tế kịp thời.

Nếu những biện pháp khắc phục trên không đem lại hiệu quả như mong đợi, bạn nên nhanh chóng nhờ đến sự can thiệp y tế.

Ngoài ra, bạn cũng nên mau chóng đến bệnh viện nếu bắt gặp bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây:

  • Đỏ mắt, đau nhức ở mắt
  • Sắc tố xanh tím ở vết bầm không có dấu hiệu nhạt dần hoặc trở nên đậm hơn
  • Tình trạng sưng trở nặng
  • Di chuyển nhãn cầu khó khan
  • Tầm nhìn có vấn đề, bao gồm cả tình trạng khó nhìn rõ và tầm nhìn đôi
  • Cảm thấy tê ở vùng má hoặc rang
  • Mất ý thức
  • Chóng mặt, buồn nôn và nôn
  • Chảy máu tai hoặc mũi
  • Đau đầu liên tục, cường độ đau nhiều, dữ dội

Những triệu chứng trên thường biểu hiện cho tình trạng chấn thương nghiêm trọng. Do đó, tìm kiếm sự trợ giúp y tế vào lúc này là điều cần thiết để giảm thiểu thiệt hại sức khỏe.

Nhìn chung, với những triệu chứng bầm tím ở mắt nhẹ, việc uống thuốc Long huyết P/H là phương pháp điều trị bầm tím mắt tại nhà nhanh, hiệu quả mà an toàn nhất. Sau khi tình trạng sưng nhức thuyên giảm, bạn có thể thay thế với biện pháp chườm nóng và massage nhẹ nhàng. Tuy nhiên, nếu hiện tượng bầm tím ở mắt không thuyên giảm sau khoảng hai tuần, bạn nên mau chóng tìm kiếm sự trợ giúp từ các bác sĩ.