Cách trị bầm tím do bị ngã đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả
Tác giả:
Thu Trang
|
Tham vấn Y Khoa
|
Ngày đăng
06/10/2019
|
Lần cập nhật cuối:
30/10/2024
|
Số lần xem:
1279
|
Không ai mong muốn thân mình hay những người thân trong gia đình gặp phải bất kỳ chấn thương nào, tuy vậy trong cuộc sống thường ngày khó tránh khỏi những lúc bị va đập hay té ngã.
- Nhận biết vết bầm tím do va đập mạnh
- Làm sao để hết tan máu bầm
- Rửa sạch vết thương
- Chườm lạnh trong 24 giờ đầu
- Cẩn thận khi chườm nóng bằng dầu
- Trứng gà luộc làm tan bầm
- Dùng nghệ tươi chữa bầm mờ sẹo
- Nghỉ ngơi thư giãn cũng rất cần thiết
- Bổ sung thêm vitamin C hoặc K
- Lưu ý khi tìm cách trị bầm tím
Dù là trẻ con lúc chạy nhảy hay người lớn chẳng may xây xát thì cũng nên áp dụng các cách trị bầm tím và xử lý vết thương càng sớm càng tốt. Dưới đây là một số phương pháp làm tan bầm cực đơn giản khi bị ngã đau, hãy lưu lại để thực hiện vào lúc cần thiết nhé.
Nhận biết vết bầm tím do va đập mạnh
Những vết bầm tím xuất hiện sau những cú ngã giống như cơ thể bị tác động một lực lớn và chúng đi xuyên qua da thịt và các mạch máu. Dù cho máu không chảy ròng ra ngoài nhưng thành mạch máu mỏng manh cũng đã bị vỡ, máu vẫn tràn ra xung quanh rồi tụ lại dưới vùng da bị tổn thương. Lâu ngày máu khô lại nên từ màu đỏ tươi vùng da đó chuyển màu thành tím đậm, máu khô tiếp tục chèn lên các mạch máu kế bên gây thêm tắc nghẽn, từ đó xuất hiện tình trạng sưng đau vào những ngày đầu sau khi va chạm. Trung bình những vết tím đó cần từ 2 đến 3 tuần để biến mất, nếu như người bị thương không quá nặng và cơ thể khá khoẻ khoắn để chống chọi, còn phần lớn sẽ rất khó khăn để hồi phục nếu như không xử lý cẩn thận vết bầm kể từ lúc vừa mới chấn thương.
Làm sao để hết tan máu bầm
Có rất nhiều cách đơn giản để chữa những vết thương bầm tím nhưng không phải ai cũng biết. Hãy cùng khám phá dưới đây một số nguyên liệu, thành phần cũng như phương pháp làm tan bầm hiệu quả được ứng dụng phổ biến và hiệu quả nhé.
Rửa sạch vết thương
Khi bị té ngã, nếu như cơ thể va chạm xuống đất hay các vật thể hoan gỉ, sắc nhọn, cơ hội dành cho hàng tỉ vi khuẩn len theo vết thương trú ngụ trong máu. Dùng nước muối sinh lý hoặc nước sạch để rửa ngay vết thương lúc mới bị ngã đau, xây xát sẽ giúp ngăn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, hạn chế sưng viêm ở vùng bị va quệt. Bên cạnh đó cũng hãy đảm bảo rằng đã tiêu diệt vi khuẩn trên tay bằng xà phòng trước khi động vào vết thương.
Hãy rửa sạch tay trước khi tìm cách trị bầm tím
Chườm lạnh trong 24 giờ đầu
Sau khi đã loại bỏ bụi bẩn xung quanh khu vực bị thương, hãy dùng ngay đá lạnh để giảm sưng cấp tốc. Lựa chọn viên đá nhỏ vừa phải, đem bọc trong khăn sạch và chườm lên nơi bị xây xát. Khi vừa trải qua va quệt, các mạch máu ở vùng da thịt bị tổn thương bị vỡ và có độ giãn nở cao hơn. Chúng đang bị chèn ép, ở trong tình trạng bức bối và chúng cần được hạ nhiệt. Thời gian chườm từ 10 đến 15 phút, cách nhau khoảng 60 phút mỗi lần. Cần chườm lạnh càng sớm càng tốt, cách trị bầm tím bằng đá lạnh hiệu quả nhất là trong vòng 2 ngày sau khi ngã. Đá lạnh giúp mạch máu được gây tê nhẹ, làm chúng co lại làm chảy máu chậm hơn, từ đó giảm sưng viêm cũng như khiến vùng da bị tổn thương dễ chịu hơn.
Cẩn thận khi chườm nóng bằng dầu
Đừng vội vàng thoa ngay dầu nóng vào khi vừa bị ngã. Nhiều người vẫn nghĩ dầu sẽ làm tan máu bầm ở chân hay bất kỳ chỗ nào khác nhưng điều đó hoàn toàn sai, đặc biệt với vết thương có sự xây xước chảy máu chút đỉnh. Nếu như vừa ngã đau xong mà cộng với sức nóng từ dầu sẽ khiến vết thương phải chịu thêm một tổn hại nữa. Như giải thích ở trên, lúc mới xuất hiện bầm dập các mạch máu cần được hạ nhiệt cũng như cần được vệ sinh sạch sẽ. Việc thoa dầu lên vết thương chẳng khác nào “đổ thêm dầu vào lửa”, khiến sự đau đớn càng tăng thêm, ngoài ra còn dễ gây ra hiện tượng nhiễm trùng. Thời điểm thích hợp để xoa đầu nhằm trị bầm luôn ở sau khi vết tím được chườm lạnh, khoảng 1 tuần điều trị.
Trứng gà luộc làm tan bầm
Một cách trị bầm tím khá thú vị là dùng trứng gà luộc lăn đi lăn lại quanh vùng tụ máu. Tất nhiên là chữa máu tụ bằng sức nóng này cũng được khuyến cáo sử dụng vào thời điểm như khi dùng dầu nóng. Do áp suất khi trứng còn nóng, khi áp vào vùng đau tím trứng sẽ hút máu bầm đi thẳng vào bên trong, thông qua vô vàn lỗ hổng siêu nhỏ trên vỏ trứng. Đây cũng là giải thích vì sao khi dùng trứng luộc trị bầm thì sau đó lòng đỏ trứng đổi màu. Trung bình sau khi lăn 4 đến 5 quả trứng vùng bầm tím sẽ thay đổi rõ rệt. Đây cũng là cách làm tan máu bầm ở chân hiệu quả được nhiều người sử dụng.
Dùng nghệ tươi chữa bầm mờ sẹo
Trong dân gian vẫn lưu truyền bài thuốc đơn giản từ nghệ như một cách trị bầm tím hiệu quả. Lấy nghệ tươi giã nát trộn cùng phèn chua để đắp lên vết bầm, hoặc khi đã gần lành lại hẳn chỉ dùng nước nghệ bôi lên sẽ giúp mờ sẹo, sáng da. Vì trong nghệ có chứa chất giúp thúc đẩy quá trình làm biến mất vết tím bầm hay sẹo thâm nên loại gia vị bình thường này luôn được các thế hệ nhớ đến mỗi khi có ai bị vấp ngã.
Dùng nghệ tươi kết hợp với phèn chua để làm tan bầm mờ sẹo
Nghỉ ngơi thư giãn cũng rất cần thiết
Việc lo lắng suy nghĩ quá nhiều không thể khiến vết sưng đau bầm tím mau lành lại được. Hãy bình tĩnh và nghiên cứu các cách trị bầm tím để kịp thời ngăn sưng đau, viêm nhiễm. Nếu như bị ngã xước ở chân thì nên kê chân cao hơn bằng gối mềm, nằm thẳng cũng như hạn chế đi lại. Ở các vùng khác khi bị va đập cũng không nên đụng chạm hay tiếp tục hoạt động mạnh làm tổn hại thêm vết thương. Vào những lúc như vậy hãy dành thêm thời gian để nghỉ ngơi thư giãn sẽ tốt hơn. Sau khoảng 2 tuần có thể dùng thêm tinh dầu để xoa nhẹ nhàng xung quanh để giúp lưu thông máu.
Bổ sung thêm vitamin C hoặc K
Không chỉ tác động bên ngoài mới làm giảm vết thương bị bầm tím, việc bổ sung thêm dưỡng chất để chữa trị cũng khá quan trọng. Những vết tụ máu sẽ cần thêm vitamin C tác động vào nhằm đẩy nhanh quá trình mờ bầm hay giảm viêm. Các quả có tính chua, hay các loại rau có màu xanh đậm là vô cùng phù hợp. Tăng lượng vitamin từ rau quả dẫn nạp vào cơ thể, không chỉ tốt cho vết thương mà còn đẹp da, nâng cao sức khoẻ nữa.
Lưu ý khi tìm cách trị bầm tím
Để chữa trị một cách tốt nhất, hãy nhớ chú ý vệ sinh sạch sẽ vết thương bị bầm tím hàng ngày. Những nguyên liệu được dùng để làm tan bầm giảm sưng cũng nên là nguyên liệu mới, đảm bảo an toàn thực phẩm.
Trường hợp trong vòng 24 giờ sau khi xảy ra va chạm nếu thấy chóng mặt, buồn nôn, đổ mồ hôi thì nên tới ngay cơ sở y tế để thăm khám, đề phòng chảy máu trong mà bên ngoài không thể phát hiện ra bằng mắt thường.
Khi các vết bầm tím, tụ máu bất đắc dĩ xuất hiện đều nên nhớ rằng cần thời gian để vết thương lành lặn lại. Hãy áp dụng các cách trị bầm tím đơn giản, nghỉ ngơi nhiều hơn, điều chỉnh lại dinh dưỡng cho phù hợp cũng như hỏi thêm ý kiến bác sĩ nhé. Hy vọng bài viết cũng sẽ giúp ích trong việc làm các vết bầm tím mau chóng biến mất.