Trong rất nhiều các phương pháp làm đẹp để cải thiện nhan sắc thì tiêm filler là cách hiện đại được nhiều người chọn lựa bởi khả năng làm đẹp nhanh chóng,hiệu quả cao, không cần phẫu thuật. Dù đây là phương pháp phổ biến và được nhiều người tin tưởng nhưng nó vẫn có những nhược điểm nhất định, một số người tiêm filler bị bầm tím vào thời gian đầu mới làm xong. Điều mà mọi người đều quan tâm là tiêm filler bị bầm tím có nguy hiểm không, có cách xử lý ra sao để hết bầm tím và an toàn?

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem tiêm filler là gì? Nguyên nhân vì sao tiêm filler bị bầm tím và cách chữa bầm tím hiệu quả ngay trong nội dung sau để có câu trả lời thỏa đáng.

1. Tiêm filler là gì?

Tiêm filler là một cách làm đẹp không phẫu thuật được nhiều người ưa chuộng, nhất là chị em phụ nữ. Trong lĩnh vực thẩm mỹ phương pháp này thường được sử dụng để trẻ hóa da, độn cằm, nâng mũi hoặc làm môi trái tim… cùng nhiều hiệu quả làm đẹp khác.

1.1 Filler là gì?

Từ “filler” dịch từ tiếng Anh ra có nghĩa là chất làm đầy, đây là một hợp chất được tạo ra từ Axit Hyaluronic, tương tự như chất tự nhiên tồn tại trong cơ thể chúng ta. Người ta sử dụng chất làm đầy trong công nghệ làm đẹp nhằm khắc phục các vùng da nhăn nheo, các vùng trên khuôn mặt chưa hài hòa.

1.2 Tiêm filler là gì?

Tiêm filler là một phương pháp thẩm mỹ không phẫu thuật, bác sĩ sẽ thực hiện tiêm chất làm đầy vào lớp biểu bì dưới da với mục đích mang lại những hiệu quả làm đẹp như: Làm mờ nếp nhăn, xóa vết chân chim, khiến da được căng bóng, mịn màng hơn. Phương pháp này còn được ứng dụng để làm đầy gò thái dương, vùng má, nâng cơ mặt, hoặc độn cằm, tạo đường cong cho môi, làm thẳng sống mũi, làm hở cánh mũi...

tiem-filler-la-gi

Bác sĩ sẽ gây tê trước khi thực hiện tiêm filler

Trước khi tiêm chất làm đầy vào dưới da, bác sĩ sẽ thực hiện gây tê ở vùng da cần làm đầy, sau đó tiến hành tiêm chất làm đầy vào với liều lượng nhất định để mang lại hiệu quả như mong muốn. Đây được đánh giá là phương pháp thẩm mỹ không xâm lấn an toàn và hiệu quả nhất hiện nay.

Tuy nhiên phương pháp làm đẹp nào ngoài ưu điểm thì cũng luôn có những nhược điểm song hành. Tiêm filler bị bầm tím được coi là một trong những tác dụng phụ của cách làm đẹp này.

2. Nguyên nhân tiêm filler bị bầm tím

Tiêm filler là cách làm đẹp mang lại hiệu quả nổi bật cho các vùng da cũng như một số bộ phận trên cơ thể con người. Tuy nhiên cách làm đẹp nào cũng có mặt lợi và mặt hại của nó, dù không phẫu thuật nhưng tiêm filler vẫn có thể gây ra những tổn thương đến mô mềm dưới da khi đưa chất làm đầy vào, và hiện tượng tiêm filler bị bầm tím khá phổ biến ở các trường hợp sử dụng cách thẩm mỹ này.

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc tiêm filler bị bầm tím, chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể:

- Bị bầm tím do tiêm quá liều lượng: Tùy từng vùng da mà có thể tiếp nhận một lượng chất làm đầy khác nhau, nếu tiêm quá định lượng cho phép có thể dẫn đến căng da, bầm tím vì mạch máu bị chèn ép dẫn tới thiếu hụt máu cho các cơ quan kế cận, từ đó xảy ra hiện tượng bầm tím. Nguyên nhân này thường xuất phát từ việc tay nghề của bác sĩ tiêm filler làm đẹp không cao nên khiến mô mềm dưới da bị tổn thương.

- Do người người được tiêm filler có sử dụng một số loại thuốc làm đông máu trong vòng 1 tuần trước khi tiêm khiến cho máu đông lại ngay vết tiêm dẫn tới biểu hiện bầm tím.

- Người đi tiêm filler bị mắc một trong các bệnh di truyền như rối loạn tiểu cầu, rối loạn đông máu hoặc do cơ địa đặc biệt… sẽ gây ra bầm tím và đau nhức sau khi tiêm.

- Ngoài ra việc tiêm nhầm filler kém chất lượng khiến cơ thể xảy ra phản ứng cũng gây ra hiện tượng bầm tím

Khi đã nắm được lý do vì sao tiêm filler bị bầm tím, chúng ta hãy cùng xem làm thế nào để giải quyết vết bầm tím trên da thật hiệu quả và an toàn.

3. Cách giảm bầm tím sau khi Tiêm filler

Khi gặp tình trạng tiêm filler bị bầm tím, rất nhiều người hoang mang không biết làm thế nào để giảm bầm. Bạn có thể tham khảo một số cách sau đây xử lý vết bầm tím của mình sau khi tiêm filler:

Cách 1: Chườm đá lạnh

Đây là cách đơn giản nhất để xử lý những vết bầm tím. Bạn có thể nhanh chóng lấy vài viên đá lạnh trong tủ lạnh rồi bọc vào miếng vải mềm để chườm lên ngay chỗ bị bầm tím sau khi tiêm filler. Nhưng cần lưu ý là phương pháp này chỉ có tác dụng tốt nhất trong vòng 48h đầu tiên sau khi tiêm filler. Bạn chườm 5 phút rồi bỏ ra 5 phút rồi lại chườm tiếp, lặp đi lặp lại như vậy để da không bị bỏng lạnh.

 

chuom-nuoc-da-giup-giam-bam-tim-do-tiem-filler

Chườm đá lạnh giúp giảm vết thâm tím

Cách 2: Sử dụng thuốc giảm sưng bác sĩ kê đơn

Đây là cách an toàn và có hiệu quả tốt, bạn hãy sử dụng thuốc giảm bầm tím và tham khảo lời tư vấn về cách chăm sóc sau tiêm filler từ bác sĩ. Hiện nay có loại thuốc dùng để bôi, thuốc dùng để uống, nhưng bạn cần nhớ làm đúng những hướng dẫn của bác sĩ thẩm mỹ.

Cách 3: Đắp túi trà lên vết bầm tím

Bạn sử dụng ngay túi trà ngâm đã sử dụng xong, vừa lấy ra khỏi tách trà nóng ấm, để cho nguội bớt rồi để đắp lên vết bầm tím, nó sẽ có tác dụng tan bầm dần dần và đau sưng cũng giảm nhiều. Túi trà vừa được ngâm trong ly nước nóng khiến lá trà khô chín và bung nở ra, các hoạt chất trong lá trà có tác dụng giảm sưng và sát khuẩn rất tốt.

dap-tui-tra-giup-giam-bam-tim-do-tiem-filler

Túi trà lọc có thể làm giảm bầm tím

Cách 4: Sử dụng thuốc Long huyết P/H

Thuốc Long Huyết P/H là sản phẩm của công ty Đông dược Phúc Hưng, đây là một phương thuốc bí truyền chuyên dùng để trị nội ngoại thương như giảm đau, tiêu sưng, giảm bầm tím, cầm máu được các võ sư và thầy thuốc tin dùng.

Long Huyết P/H không chỉ giúp vết thương mau lành, chống viêm, các vết thương hở hay vết loét nhanh lên da non, sản phẩm còn có tác dụng giảm thâm tím sau khi tiêm filler hiệu quả nhanh chóng.

Ngoài những cách giảm bầm tím nêu trên bạn còn cần tuân thủ nghiêm ngặt chế độ chăm sóc sau tiêm filler theo những lời khuyên của bác sĩ như:

- Không sờ nắn vùng da tiêm filler hoặc massage, xông hơi da. Đặc biệt cần lưu ý không chơi các bộ môn thể thao mạnh trong 2 tuần đầu vừa tiêm xong.

- Khi đi ngủ cần nằm ngửa, giữ đầu thẳng và không cúi đầu để chất làm đầy ổn định dần trong da.

- Kiêng một số thực phẩm có thể khiến tình trạng bầm tím và sưng tấy nặng hơn như các loại đồ nếp, hải sản, thịt gà, thịt bò và rau muống.

- Hãy ăn nhiều rau xanh, uống đủ nước, duy trì một chế độ sinh hoạt lành mạnh, không sử dụng các chất kích kích như rượu bia, thuốc lá...

Trên đây là những cách giảm bầm tím và sưng đau do tiêm filler gây ra bạn có thể tham khảo. Trước khi thực hiện phương pháp thẩm mỹ này, để không bị bầm tím bạn nên tìm đến các cơ sở uy tín với bác sĩ tay nghề cao để các thao tác tiến hành chuẩn xác không gây tổn thương mô mềm dưới da. Đồng thời lựa chọn loại filler phù hợp với cơ địa của mình. Nếu đã làm tất cả những điều này rồi mà vẫn bị bầm tím thì hãy dùng ngay Long Huyết P/H và các phương pháp kể trên để xử lý đảm bảo an toàn.