Trong cuộc sống hàng ngày thì không thể nào tránh được những va chạm, đập tay, chân vào đâu đó khiến những vết bầm tím xuất hiện. Với những trường hợp này thì có lẽ không có gì cần phải lo lắng vì một thời gian sau nó sẽ tự lành, tuy nhiên với những vết bầm tím xuất hiện trên cơ thể do những nguyên nhân khác thì liệu có đáng lo ngại? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này ngay nhé!!

1. Vết bầm tím là tình trạng gì?

 

Vết bầm tím là hiện tượng tình trạng đổi màu da do các mạch máu dưới da bị vỡ và gây rỉ máu sau một chấn thương. Sau đó máu bị tổn thương sẽ tập trung lên bề mặt da thành các vệt màu đen, vàng, xanh dương mà y học còn gọi là tình trạng xuất huyết trên da. Kích thước của vết bầm tím sẽ tùy thuộc vào chấn thương đó mạnh hay nhẹ.

Thông thường thì những vết bầm sau một thời gian nó sẽ tự biến mấy, tuy nhiên với những vết bầm tím này sẽ khiến bạn cảm thấy đau nhức, khó chịu và gây mất thẩm mỹ. Bạn cũng cần lưu ý rằng nếu bạn không va chạm vào đâu mà trên cơ thể vẫn bị những vết bầm tím thì nó đang cảnh báo có thể bạn đang mắc phải những chứng bệnh nguy hiểm.

dung-coi-thuong-nhung-vet-bam-tim-tren-da

Đừng coi thường những vết bầm tím trên da

2. Nguyên nhân dẫn đến bầm tím trên da

Bầm tím trên da có nhiều nguyên nhân, bạn cần chú ý theo những dấu hiệu mà mình mắc phải để xác định xem vết bầm tím đó có đáng lo ngại cho cơ thể, cũng như sức khỏe của bản thân, cụ thể:

Vận động quá mức

Nguyên nhân chủ yếu mà gây ra hiện tượng bầm tím trên da đó chính là trong quá trình mang vác, vận chuyển quá mức.. làm cho các mao mạch bị vỡ, gây xuất huyết cho da. Ngoài ra thì còn do các chấn thương do va đập, tập Gym quá sức và chơi các môn thể thao có cường độ hoạt động lớn cũng là nguyên dẫn làm dẫn đến các vết bầm “xấu xí” cho cơ thể bạn.

Sử dụng các loại thuốc

Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng bầm tím mà bạn không ngờ tới đó chính là sử dụng một số loại thuốc như: Thuốc chống viêm, thuốc giảm đau, thuốc chống đông máu, thuốc trầm cảm, thuốc có chứa sắt hoặc thuốc chống hen trong thời gian dài,

Việc sử dụng một trong các loại thuốc này trong một thời gian dài sẽ làm suy yếu mạch máu, giảm khả năng đông máu và gây ra những vết bầm dưới da.

uong-mot-so-loai-thuoc-de-gay-tinh-trang-bam-tim

Uống một số loại thuốc dễ gây hiện tượng bầm tím

Do bệnh tiểu đường 

Khi lượng đường huyết trong máu tăng cao sẽ gây ra tình trạng những vét bầm màu tím do xuất huyết mao mạch bên trong vì mạch máu, da và thần kinh bị suy yếu do đường huyết tăng cao trong máu. 

Nếu bỗng nhiên bạn thấy trên da mà xuất hiện những mảng màu tím không rõ nguyên nhân thì đây có lẽ là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường đang tiến triển. Có lẽ đây là một trong những tình trạng phổ biến nhất của những vết bầm trên da không rõ nguyên nhân.

Do thiếu Vitamin

Khi cơ thể bạn thiếu một trong những dưỡng chất cần thiết như Vitamin cũng kiến các vết bầm màu tím xuất hiện. Điển hình như Vitamin C- đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra mô mới, Vitamin K- chịu trách nhiệm đông máu, Vitamin B12- trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất máu

Bên cạnh đó nếu thiếu vitamin P thì việc sản xuất collagen sẽ rất khó khăn, dẫn đến các mạch máu trở nên mỏng và cũng có thế sinh ra các vết bầm. Chính vì thế bạn nên bổ sung những dưỡng chất cần thiết này cho cơ thể nhé!!

Rối loạn máu

Những vết bầm tím không rõ nguyên do còn có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư máu, máu khó đông hoặc các bệnh về máu. Nhất là với hội chứng máu khó đông dẫn đến chảy máu kéo dài thậm chí một sự va chạm cơ thể nhẹ cũng có thể gây thâm tím một vùng da lớn. Đặc biệt với những người bị xuất huyết dưới da sẽ xuất hiện nhiều vệt máu đỏ li ti.

Nếu thường xuyên thấy những vết bầm màu tím xuất huyết bất thường, dày đặc, không rõ nguyên nhân bạn cần phải chủ động đi khám bác sĩ. Nếu không điều trị sớm sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu hoặc tạo các cục máu đông và huyết tắc dưới da, khiến làn da trở nên "kém sắc".

Tình trạng mất cân bằng nội tiết tố

Khi cơ thể bạn bị thiếu Estrogen (hormone sinh dục nữ) thì các vết bầm tím sẽ không ngừng xuất hiện bởi hàm lượng Estrogen quá thấp sẽ làm suy yếu đáng kể các mạch máu và khiến mao mạch dễ bị tổn thương hơn.

Theo các chuyên gia phân tích, đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mãn kinh, sử dụng thuốc kích thích tố hoặc đang mang thai sẽ dễ bị mất cân bằng hormone.

3. Xử lý những vết bầm tím trên da

Để chữa bầm tím trên da hữu hiệu nhất, bạn cần xử lý vết thương đó kịp thời, đúng thời điểm khi nó còn là một vết đỏ. Hãy áp dụng các biện pháp sau đây để có thể giảm tình trạng bị bầm nhanh nhất, cụ thể:

+ Sử dụng đá lạnh để chườm lên vùng bị bầm tím 10 - 15 phút, thực hiện nhiều lần, mỗi lần cách nhau 1 tiếng. Lưu ý không chườm trực tiếp đá lên vùng da bị tổn thương mà bạn cần quấn đá vào một chiếc khăn rồi mới thực hiện chườm.

+ Bạn nên chườm đá càng sớm càng tốt bởi cách này chỉ có tác dụng trong vòng 72h kể từ lúc bị chấn thương. Việc này sẽ giúp giảm xuất huyết dưới da cũng như tình trạng sưng viêm. Ngoài ra bạn có thể chườm đá khi gặp phải một số tình trạng khác như bong gân, căng cơ, côn trùng cắn, viêm khớp do gút…

 

chuom-da-giup-giam-bam-tim-hieu-qua

Chườm đá giúp giảm bầm tím hiệu quả

+ Trong vòng 24h đầu tiên kể từ lúc bị bầm bạn nên nâng cao chân hoặc tay bị bầm tím. Bởi điều này sẽ giúp lưu thông máu dễ dàng hơn và giảm sưng rất tốt.

+ Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc khi gặp phải tình trạng bầm tím như Acetaminophen để giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cần lưu ý tránh dùng Aspirin hoặc Ibuprofen vì chúng làm chậm đông máu và có thể kéo dài thời gian chảy máu;

+ Hãy hạn chế vận động tối đa ở những khu vực bị bầm tím, trong trường hợp nếu sau 48 giờ những vết bầm tím không đỡ, hoặc trong trường hợp máu tụ nhiều, bạn có thể áp dụng phương pháp chữa trị bằng nhiệt, chườm ấm bằng khăn ấm.

+ Trong trường hợp bạn sử dụng dầu nóng để làm tan vết bầm nhanh hơn thì bạn cần tránh bóp nắn, xoa dầu và đặc biệt là không nên dùng thuốc tan máu bầm hoặc bôi mật gấu quá sớm (trong 24 giờ đầu tiên sau khi bị va chạm) vì có thể gây chảy máu nhiều thêm, sẽ làm tăng hiện tượng sưng, bầm.

Hãy thật cảnh giác với những vết bầm tím xuất hiện trên da lâu ngày không khỏi, đặc biệt với các vết tụ máu dưới da, bạn cần đến ngay các bệnh viện để kiểm tra máu vì có thể có các bệnh lý cần được bác sĩ xác định và điều trị.