Vết bầm tím là dấu hiệu tổn thương thường bị bỏ qua hoặc không quan tâm đúng mức. Tuy nhiên, nó có thể kéo dài dai dẳng và ẩn chứa ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe, thẩm mỹ.

Nguyên nhân gây nên vết bầm tím là gì?

Vết bầm tím là tình trạng tụ máu ở da, làm da xuất hiện các vết xanh đen. Đây là triệu chứng ai cũng có thể thường xuyên gặp phải trong cuộc sống hàng ngày.

Mẹo chữa bầm tím hiệu quả từ thuốc Long huyết P/H

Vết bầm tím thường không được quan tâm đúng cách

- Nguyên nhân chủ yếu gây bầm tím có thể kể đến như: va đập, chấn thương, sau phẫu thuật ngoại khoa, các thủ thuật sau phẫu thuật thẩm mỹ,...

- Một số nguyên nhân khác ít phổ biến hơn như:

+ Do sử dụng thuốc chống đông

+ Do bệnh rối loạn đông máu

+ Do tuổi cao, mạch máu dễ bị tổn thương dù chỉ va chạm nhẹ

+ Do bệnh lý mạn tính: bệnh tim, gan, thận, tiểu đường, ung thư máu, có tiền sử đột quỵ,...

+ Do thiếu vitamin K, C, B12

Các vết bầm tím nhạy cảm và có thể đau trong những ngày đầu. Nhiều trường hợp bầm tím kéo dài trên 14 ngày hoặc vài tháng, gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến giao tiếp, sinh hoạt. Bởi vậy, để bầm tím nhanh tan, các chuyên gia khuyên nên sử dụng ngay thuốc thảo dược Long huyết P/H.

Long huyết P/H là thuốc thảo dược đặc trị bầm tím, kế thừa từ bài thuốc bí truyền của các võ sư. Sản phẩm được Bộ Y Tế cấp phép, đã lưu hành trên thị trường 10 năm, có hiệu quả nhanh và tính an toàn cao qua thực tế lâm sàng.

 

Cách sử dụng Long huyết p/h cho người bị bầm tím

Những ai nên uống thuốc tan bầm tím Long huyết P/H?

Long huyết P/H sử dụng được cho những trường hợp như:

  • Người bị bầm tím do va đập, ngã xe, bị đòn, tai nạn giao thông, tai nạn lao động,...
  • Người hay chơi thể thao: Bóng đá, bóng chuyền, tập võ, gym,...
  • Người có vết thương hở, sưng, phù nề, người bị chấn thương hoặc sau phẫu thuật ngoại khoa.
  • Người sau phun xăm, phẫu thuật thẩm mỹ: Điêu khắc chân mày, phun xăm môi, nâng mũi, nâng ngực, cắt mí, nhấn mí, độn cằm, tiêm filler, ...
  • Người cao tuổi, dễ bị bầm tím do các bệnh như tiểu đường, tiền sử đột quỵ do huyết khối,...

Long huyết P/H là thảo dược an toàn với mọi lứa tuổi, có thể sử dụng được cho trẻ em, người lớn, người cao tuổi.

Cơ chế làm tan bầm tím của thuốc Long huyết P/H

Thành phần chính duy nhất của thuốc Long huyết P/H chính là vị thuốc huyết giác - lấy từ phần thân của những cây huyết giác già cỗi sống hàng trăm năm trên các vách núi đá. Nghiên cứu dược học hiện đại cho thấy có hơn 11 hoạt chất Flavonoid được tìm thấy trong huyết giác như: Loureirin A; Loureirin B; 4,7-dihydroxyflavone... Các Flavonoid này tạo ra tác dụng sinh học như cầm máu, giảm đau, kháng khuẩn, kháng u, điều hòa miễn dịch, chống tiêu chảy, chống viêm, chữa lành vết thương và chống đông máu.

Về cơ chế làm tan bầm tím, huyết giác có tác dụng ức chế và làm tan kết tập tiểu cầu, tan khối máu tụ, do đó giúp tan bầm tím nhanh.

Khi cơ thể bị thương, tiểu cầu trong máu kết dính với collagen, nó được hoạt hoá và giải phóng ra nhiều chất như ADP, thromboxane A2,... Các hoạt chất này lại gây hoạt hoá các tiểu cầu ở gần và làm chúng dính vào lớp tiểu cầu ban đầu. Rồi cứ như vậy, các lớp tiểu cầu bị hoạt hóa, đến dính vào chổ tổn thương càng lúc càng nhiều tạo nên các cục máu đông, gây tình trạng bầm tím có thể quan sát bằng mắt thường.

Hoạt chất Loureirin A có trong vị thuốc huyết giác có tác dụng chống kết tập tiểu cầu do ức chế con đường tín hiệu PI3K/AKT, gây ảnh hưởng quá trình hoạt hóa của tiểu cầu, ngăn chặn quá trình tăng kích thước của vết bầm tím (Theo nghiên cứu “Antiplatelet activity of loureirin A by attenuating Akt phosphorylation: In vitro studies”, thực hiện bởi Bệnh Viện Đại học Vũ Hán, Trung Quốc, đăng trên tạp chí European Journal of Pharmacology, 746 (2015) 63–69). 

Quá trình phân hủy cục máu đông (làm tan bầm tím): PAI-1 (chất ức chế hoạt hóa Plasminogen – 1) là một yếu tố trong máu, gây ức chế quá trình tiêu sợi huyết. Loureirin B có trong huyết giác giúp tăng cường lưu thông máu, ức chế nồng độ PAI-1 trong tiểu cầu, do đó đảo ngược quá trình tiêu sợi huyết, giúp quá trình phân hủy cục máu đông được diễn ra bình thường (Theo nghiên cứu “Bioactivity-Guided Fractionation of the Traditional Chinese Medicine Resina Draconis Reveals Loureirin B as a PAI-1 Inhibitor”, thực hiện bởi Yu Jiang,1 Guangping Zhang,2 Dong Yan,3 Hong Yang,3 Zuguang Ye,2 and Tonghui Ma, Trung Quốc). 

Cách sử dụng thuốc tan bầm tím Long huyết P/H và liều dùng 

Uống Long huyết P/H sau bữa ăn từ 1 – 2 giờ:

– Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 3 lần, mỗi lần 4 viên

– Trẻ em dưới 12 tuổi: ½ liều của người lớn

Sử dụng cho đến khi vết bầm tím tan hoàn toàn thì ngừng. Thông thường, hiệu quả tan bầm tím sau khi sử dụng thuốc Long huyết rất nhanh, chỉ sau 3-5 ngày.

Với những trường hợp tổn thương sâu, mức độ bầm tím rộng, các chuyên gia khuyên nên sử dụng tối thiểu từ 3-5 hộp.

Cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc Long huyết P/H?

Không dùng Long huyết P/H cho phụ nữ có thai, không sử dụng cùng với thuốc chống đông máu.

Long huyết P/H có thể phối hợp sử dụng cùng với thuốc kháng sinh, chống viêm khác để tăng hiệu quả, rút ngắn thời gian điều trị.