7 cách trị vết bầm nhanh nhất từ lời khuyên của chuyên gia Mỹ
Tác giả:
Trà Phạm
|
Tham vấn Y Khoa
|
Ngày đăng
07/08/2019
|
Lần cập nhật cuối:
01/11/2024
|
Số lần xem:
5857
|
Bất kỳ một tổn thương nào trên cơ thể của bạn cũng cần phải có phương pháp can thiệp. Với vết bầm tím cũng vậy. Tùy thuộc vào mức độ nặng của vết thương, độ rộng của vết tím mà cách trị vết bầm lại khác nhau. Vậy có những phương pháp trị vết bầm nào đang hiệu quả. Và lời khuyên của bác sĩ nội khoa Elaine K. Luo - trường Y khoa Đại học Tufts ở Boston, Massachusetts ra sao ? Hãy cùng theo dõi những thông tin mà bài viết chia sẻ ngay dưới đây.
1. Chữa vết bầm mãi không khỏi nguyên nhân là tại sao?
Gần đây trên một số trang về sức khỏe, rất nhiều người bệnh có ý kiến rằng tại sao họ áp dụng rất nhiều các biện pháp làm giảm nhanh vết bầm tím nhưng hiệu quả lại không đạt như mong muốn.
Chia sẻ trên trang tin tức sức khỏe, chị Ngọc Diễm cư trú tại Diêm Điền, Thái Bình cho biết: “Do công việc thường xuyên phải vận động nhiều khiến tôi không tránh khỏi những va đập. Tôi có nghe nói lăn trứng gà vào vết bầm có thể đánh tan bầm tím. Thế nhưng tôi làm rất nhiều lần nhưng vết bầm mãi không tan . Không biết tôi có gặp phải vấn đề gì không thưa chuyên gia”.
Không chỉ có chị Diễm, Chị Bích Loan, tại Đà Nẵng cũng gặp trường hợp tương tự: “Mình có sở thích với các môn thể thao có hoạt động mạnh, vì vậy cơ thể rất hay xuất hiện những vết bầm tím với những màu sắc khác nhau. Để giảm bầm tím mình cũng đã sử dụng các dạng dầu bôi, chườm đá nhưng hiệu quả thì chưa được nhanh. Có cách nào phù hợp với mình hơn không?”.
Ngay hôm nay, trên web longhuyetph.vn, chúng tôi cũng nhận được một câu hỏi từ khán giả có nickname Nguyễn Phượng với mong muốn nhận được lời giải đáp từ chuyên gia: “ Em năm nay 24 tuổi, hiện em đang là giáo viên dạy karatedo cho học sinh. Với đặc thù nghề nghiệp em những va đập và bầm tím là chuyện hết sức bình thường. Em có áp dụng những mẹo chữa bầm tím như dùng mùi tây, bột cà phê và tinh dầu dừa để làm tan những vết thâm tím.Thế nhưng, em thấy hiệu quả khá chậm và không được như mong muốn. Có thuốc nào an toàn giúp giảm nhanh các triệu chứng trên không ạ. Em cảm ơn chuyên gia..”
Nhận định về vấn đề này, bác sĩ nội khoa Elaine K. Luo Trường Y khoa Đại học Tufts ở Boston, Massachusetts đã đưa ra các vấn đề sau: “Đối với các vết bầm tím nhỏ thông thường sẽ mất 1 đến 2 tuần các vết bầm tím sẽ tan hết. Việc lựa chọn các biện pháp hỗ trợ như chườm lạnh, dùng trứng gà, hay tinh dầu dừa... có thể làm cho vết bầm tím tan nhanh hơn. Tuy nhiên thời gian tan hết vết bầm còn phải phụ thuộc vào mức độ tổn thương, diện tích vết bầm, thời gian sử dụng các biện pháp và cả cơ địa đối với mỗi người.”
Nếu bạn đã thực hiện các biện pháp trên trong thời gian dài, tuân thủ các chú ý mà vết bầm không có dấu hiệu giảm bớt. Đây có thể là lời cảnh báo về tình hình sức khỏe báo động của bạn:
- Bệnh tiểu đường: Đối với người bệnh tiểu đường, thành mạch sẽ yếu và mỏng hơn bình thường vì vậy sẽ làm kéo dài thời gian bầm tím của vết thương. Do đó, để biết mình có gặp phải vấn đề này hay không, hãy đến các bệnh viện uy tín làm xét nghiệm sinh hóa để biết rõ tình trạng sức khỏe của mình.
- Độ tuổi: Tuổi càng cao thì lớp mỡ dưới da và lớp collagen đảm bảo tính đàn hồi cho da bị giảm. Khi nó người cao tuổi sẽ dễ bị bầm tím và thời gian bầm tím kéo dài hơn.
- Rối loạn máu: Các bệnh lý về rối loạn máu mà bạn vẫn thường nghe đến như máu khó đông, máu không đông hay ung thư máu sẽ là nguyên nhân khiến bạn dễ bị bầm tím và vết bầm khó tan hơn.
- Thiếu vitamin C: Vitamin giúp làm bền thành mạch, tăng độ đàn hồi trên da vì vậy khi cơ thể thiếu đi loại vitamin này cũng sẽ kéo dài thời gian thâm tím của vết bầm.
Thời gian hết bầm tím phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố
2. Bảy cách trị vết bầm hiệu quả được chuyên gia Mỹ khuyên dùng
Vết bầm tím là kết quả của một số loại chấn thương hoặc chấn thương trên da khiến các mạch máu bị vỡ. Những vết bầm tím thường tự biến mất, nhưng bạn có thể tham khảo các biện pháp được bác sĩ nội khoa Elaine K. Luo - trường Y khoa Đại học Tufts ở Boston, Massachusetts khuyên dùng giúp giảm bớt cơn đau và giảm bầm tím ngay tại nhà
Chườm đá
Chườm đá ngay sau khi bị thương để giảm lưu lượng máu quanh khu vực. Chườm lạnh các mạch máu có thể làm giảm lượng máu rò rỉ vào các mô xung quanh. Từ đó giúp giảm sưng và bầm tím tại vị trí tổn thương.
Bạn nên sử dụng túi đá hoặc một chiếc khăn thay vì để đá trực tiếp lên da. Chườm liên tục trong khoảng 10 đến 20 phút.
Dùng băng quấn lại vết thương
Quấn vùng bị bầm tím trong một miếng băng thun. Điều này sẽ ép các mô và giúp ngăn chặn các mạch máu bị rò rỉ từ đó làm giảm đau và sưng đồng thời sẽ làm giảm mức độ nghiêm trọng của vết bầm tím .
Nâng cao vị trí tổn thương
Cách tốt nhất sau chấn thương là bạn nên để cao vùng bị bầm tím nên một số vật dụng có độ mềm như gối, chăm... điều này giúp giảm đau và ngăn cản việc thoát các chất lỏng ra khỏi khu vực bị bầm tím từ đó làm giảm áp lực lên vết bầm giúp vết bầm nhanh tan.
Sử dụng dược liệu
Cây huyết giác là một loại thảo dược được tìm thấy duy nhất trên vách đá với đặc tính nổi trội là giảm viêm và sưng đồng thời giúp tan nhanh các vết bầm tím, vì thế nó được xem như thần dược đối với vết thương. Chính những công dụng đặc trị trong y khoa, huyết giác được ứng dụng rất nhiều trong sản xuất dược phẩm trong đó phải kể đến thuốc Long huyết PH, sản phẩm không những an toàn lại cho hiệu quả nhanh được đông đảo người dân tin dùng.
Vitamin K
Vitamin K là một chất dinh dưỡng thiết yếu được biết đến với công dụng giúp đông máu. Trong một số nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng vitamin K còn giúp mờ vết thâm, giảm bầm tím. Vì vậy hãy kiên trì bôi kem có chứa vitamin K 2 lần mỗi ngày hoặc bổ sung tăng cường các thực phẩm chứa vitamin K
Nha đam
Nha đam từ lâu đã được biết đến với khả năng giảm đau và kháng viêm. Bên cạnh đó, còn có hoạt tính làm mềm êm dịu làn da. Do đó, bạn có thể sử dụng tại các vị trí vết bầm. Chú ý theo dõi bởi một số người lại có biểu hiện dị ứng với thành phần này sẽ gây ngứa, kích ứng.
Vitamin C
Vitamin C có đặc tính chống viêm, làm bền thành mạch có thể được sử dụng để thúc đẩy quá trình lành vết thương. Bạn cũng có thể bổ sung thêm vitamin C hoặc tăng cường các thực phẩm chứa hàm lượng cao vitamin C như ổi, cam, rau xanh...
Đừng để vết bầm tồn tại quá lâu
Vết bầm tím có thể mất vài tuần để chữa lành. Hãy để cơ thể nghỉ ngơi và phối hợp sử dụng một số cách trị vết bầm khắc phục tại nhà được mô tả trên đây giúp đẩy nhanh quá trình chữa bệnh và khả năng lành vết thương của cơ thể. Tuy nhiên không nên chủ quan bởi vết bầm tím có thể là kết quả của bong gân nghiêm trọng hoặc gãy xương. Hãy đến gặp bác sĩ ngay khi bạn có các biểu hiện sau:
- Vết thương có vẻ nhẹ, nhưng mãi không khỏi
- Bạn thấy xung quanh vết bầm xuất hiện u cục không rõ nguyên nhân
- Bạn nhận thấy máu trong nước tiểu hoặc phân của bạn
Bạn đã áp dụng được ngay 7 cách trị vết bầm đơn giản tại nhà mà bác sĩ chia sẻ hay chưa. Nếu bạn vẫn còn điều gì chưa rõ hoặc băn khoăn về những biện pháp trên. Liên hệ ngay qua tổng đài miễn cước 1800 54 54 35 để được tư vấn và giải đáp nhanh nhất.