1. Bầm tím do va đập có nguy hiểm không?

Va đập hoặc các tác động mạnh có thể làm các mạch máu bị đứt vỡ, gây chảy máu và thấm quanh các mô bị tổn thương. Hiện tượng này gây nên các vết bầm trên da có màu sắc từ đen, vàng đến đỏ. Kích thước các vết bầm này phụ thuộc vào vùng chịu tác động bên ngoài và sức ép bên dưới vết thương. Bất cứ mô nào có mạch máu cũng có thể bị bầm tím kể cả da, cơ và xương.

Bầm tím do va đập thường chỉ gây vỡ mạch máu bên dưới da, không rách da nên không gây nguy cơ nhiễm trùng vết thương. Các vết bầm này thường có diện tích không quá lớn, không gây nguy hiểm cho sức khỏe và có nhiều cách dễ dàng để chăm sóc một cách tự nhiên mà không cần dùng thuốc hay các can thiệp y tế khác.

2. Cách làm tan vết bầm tím do va đập đơn giản và hiệu quả nhất

2.1  11 cách chữa bầm tím do va đập bằng những mẹo dân gian đơn giản

Những cách khắc phục bầm tím do va đập

2.1.1  Chườm đá

Để chữa bầm tím hiệu quả nhất, bạn cần chườm đá ngay khi nó còn là một vết đỏ. Chườm đá lên vùng bị va đập từ 5 – 10 phút. Nếu bạn muốn chườm đá nhiều lần, giữa những lần chườm đá phải cách nhau 1 giờ. Bạn cần chú ý khi chườm đá, không được chườm trực tiếp trên da mà cần quấn đá vào một chiếc khăn trước khi chườm. Hoặc bạn có thể nhúng khăn vào nước lạnh rồi đắp lên vùng thâm bầm.

Bạn cũng cần nhớ rằng, chườm đá chỉ có tác dụng trong vòng 72 giờ kể từ lúc bị va đập. Việc này giúp mạch máu, mô bị va đập co rút lại, từ đó giảm xuất huyết dưới da cũng như tình trạng sưng viêm. Nên để giảm tối đa nguy cơ bầm tím và giúp vết bầm nhanh chóng biến mất, công cuộc chườm đá phải càng nhanh càng tốt. 

2.1.2  Giấm táo

Để giúp giảm vết bầm, hãy pha loãng một ít giấm với nước lạnh. Sau đó nhúng một cục bông gòn vào nước giấm vừa pha và dấp nhẹ, thoa đều vào vùng da bị bầm. Giấm táo sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, dần dần vết bầm sẽ biến mất.

2.1.3  Muối và chanh

Hãy cho nước chanh mới vắt và một chút muối vào một miếng vải, chườm vào vết bầm, để trong khoảng 30 phút. Tình trạng bầm trên da sẽ được cải thiện.

2.1.4  Nha đam (lô hội)

Nha đam rất nổi tiếng với nhiều công dụng trong công cuộc là đẹp của chị em. Thành phần chủ yếu trong nha đam là nước, các vitamin A, B, C và E giúp tăng cường miễn dịch và chữa lành vết thương, giảm sưng bầm.

Bạn có thể cắt một miếng nha đam để trong tủ lạnh trong một vài giờ đồng hồ sau đó lấy ra đắp lên vùng vết bầm. Nhờ cách này, bạn vừa có thể giảm bầm tím, vừa giảm đau.

2.1.5 Mùi tây (Ngò tây)

Một mẹo nhỏ dành cho bạn là cắt một ít mùi tây tươi và đắp trực tiếp vào vùng sưng bầm. Bạn cũng có thể cắt nhỏ mùi tây và trộn với một chút dầu hạnh nhân đắp lên vùng va đập và để trong vòng 30 phút.

2.1.6 Tỏi

Ngoài là một gia vị trong nhà bếp, tỏi còn được biết đến như một vị thuốc chữa được rất nhiều bệnh. Tỏi rất giàu chất chống oxy hóa, kích thích lưu thông máu nên ăn tỏi sống sẽ hỗ trợ tiêu viêm và giảm nhẹ các vết bầm. Hoặc bạn cũng có thể dùng tép tỏi tươi cắt mỏng đắp lên vùng bị bầm tím.

2.1.7 Trứng luộc

Lấy một chiếc khăn mỏng bọc một quả trứng gà luộc còn nóng đã bóc vỏ lăn đều lên bề mặt vùng da bị bầm tím cho đến khi trứng nguội.

2.1.8 Dứa, đu đủ

Dứa và đu đủ đều chứa một lượng lớn Bromelain, một loại enzyme chống viêm giảm sưng cực nhạy. Kết hợp 2 loại trái này cùng với gừng sẽ tạo thành một hỗn hợp tuyệt vời để đẩy lùi các vết bầm tím do va đập.

 2.1.9 Khoai tây

Khoai tây chứa một loại enzym giúp hỗ trợ phục hồi tế bào – catalase. Cắt một nửa củ khoai tây và đặt mặt cắt lên trên vết bầm tím trong ít nhất 5 phút để giảm đau, giảm bầm tím. Hãy thực hiện ba hoặc bốn lần mỗi ngày.

2.1.10 Hành củ

Đây được xem như một loại thần dược chữa các chứng sưng đau, bầm tím nhưng rất nhiều người không hay biết. Bạn có thể xắt hành thành từng lát nhỏ rồi trộn với muối đắp trực tiếp lên vùng da bị bầm tím.

2.1.11 Tinh dầu

Một số loại tinh dầu có tác dụng đánh tan các vết bầm tím cực kỳ hữu hiệu: tràm, trầm hương, dừa, oải hương, sả…. 

2.2 Chữa bầm tím bằng thuốc

Thông thường các bác sĩ sẽ không kê đơn để chữa trị tình trạng bầm tím bởi chúng có thể biến mất trong vòng vài ngày đến vài tháng tùy thuộc vào mức độ va đập và cơ địa mỗi người. Tuy nhiên nếu bạn muốn nhanh chóng kết thúc tình trạng thâm bầm có thể sử dụng viên uống thảo dược Long Huyết P/H. Đây là một loại thuốc hoàn toàn từ thảo dược đã được kiểm chứng lâm sàng về tác dụng giảm đau, giảm sưng, chống bầm tím hiệu quả được nhiều chuyên gia tin tưởng. 

Bên cạnh đó, có thể tăng cường sử dụng vitamin C và vitamin K từ các loại thực bổ sung có bán rộng rãi tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Vitamin C giúp làm tan vùng máu bầm từ bên trong. Những người thiếu vitamin C hoặc không bổ sung vitamin C đều đặn cho cơ thể thì cơ thể dễ bị bầm và lớp bầm cũng lâu lành hơn. Bởi vitamin C có khả năng tạo nên lớp collagen bảo vệ cơ thể đồng thời làm bền vững thành mạch, qua đó làm giảm khả năng mạch máu bị đứt vỡ do va đập. Vitamin K cũng có thể làm giảm bầm tím vì nó giúp cải thiện tình trạng cục máu đông.

3. Khi bầm tím trở nên nguy hiểm?

Những vết bầm tím có thể trở thành dấu hiệu giúp cảnh báo cho bạn những nguy cơ nguy hiểm. Nếu có những dấu hiệu dưới đây, bạn hãy liên hệ ngay với các bác sĩ để được có được một buổi thăm khám tốt nhất:

· Tình trạng bầm tím không được cải thiện sau 2 tuần

· Thường xuyên bị bầm tím và các vết bầm lâu lành

· Cơ thể xuất hiện những vết bầm không rõ nguyên nhân

· Sưng đau hoặc có cục u nổi lên trên vết bầm

· Chảy máu bất thường ở những vị trí khác như chảy mũi hoặc có máu trong nước tiểu

Mặc dù bầm tím do va đập không thực sự nguy hiểm đến sức khỏe và bạn hoàn toàn có thể kiểm soát nó bằng bài viết trên đây nhưng nếu cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường kèm theo, bạn nên được thăm khám kỹ lưỡng hơn bởi một nhân viên y tế. Bất cứ dấu hiệu nào cũng có thể trở thành một nguy cơ tiềm ẩn, vậy nên hãy lắng nghe cơ thể thật tốt.