1. Dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh nguy hiểm do vết loét lâu ngày

Các vết loét ban đầu đều bắt đầu từ những vết thương nhỏ. Thông thường các vết thương này sẽ tự lành trong một khoảng thời gian nhất định nếu được vệ sinh và chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, những vết thương này không lành lại mà trở nên nặng hơn, tạo thành những vết loét. 

Hãy chú ý những vết loét xuất hiện trên cơ thể bạn

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, phổ biến nhất và nguy hiểm nhất là:

1.1 Do ung thư

Những vết loét ở miệng và lưỡi thường không được quan tâm đúng cách. Mọi người thường chủ quan, nhầm lần chúng với những vết nhiệt miệng thông thường cho đến khi chúng không lành sau cả tháng trời và trở nên nghiêm trọng hơn. 

Những vết loét lâu ngày như vậy có thể đang cảnh báo về nguy cơ ung thư da mà bạn có thể gặp phải. Do vậy, bạn chớ coi thường nếu trong khoang miệng xuất hiện những dấu hiệu bất thường.

 1.2 Dấu hiệu bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường mãn tính là nhóm người có nguy cơ cao dễ hình thành những vết loét lâu ngày trên cơ thể do biến chứng thần kinh và mạch máu. Những biến chứng nguy hiểm này có thể khiến người bệnh giảm khả năng cảm nhận đau đớn, đồng thời tăng khả năng nhiễm trùng từ những vết thương ngoài da nhỏ, nếu không được phát hiện kịp thời sẽ trở thành những vết loét lâu ngày nghiêm trọng.

 

Vết loét do đái tháo đường

1.3 Tổn thương hệ tuần hoàn

Tổn thương hệ tuần hoàn gây loét thường gặp ở 2 tình trạng là: ứ đọng máu tĩnh mạch chi dưới (chân) do tổn thương van tĩnh mạch chân gây ra các vết loét ở vùng mắt cá chân, gót chân và thiếu máu động mạch giàu oxy ở các vùng xa tim do xơ vữa động mạch, thường gây loét da ở tay và chân.

1.4 Do nằm lâu một chỗ

Đối với những bệnh nhân bị tai biến, đột quỵ, liệt… không thể di chuyển, vận động trong thời gian dài, các vết loét dễ hình thành ở những vị trí bị tỳ đè nhiều , tuần hoàn máu khó lưu thông như mắt cá chân, mông, vai, chân, lưng… Vì vậy cần có biện pháp vật lý trị liệu, xoa bóp, massage, thay đổi tư thế thường xuyên cho bệnh nhân.

1.5 Nhiễm trùng

Nhiễm trùng vết thương do chăm sóc hoặc bệnh tật là nguyên nhân trực tiếp tạo thành những vết loét. Dấu hiệu khi có vi khuẩn xâm nhập vào vết thương hở hình thành loét bạn có thể nhận biết được là: sưng, nóng, đỏ, đau, tiết dịch có mùi hôi tại vùng da bị tổn thương.

2. Nhận biết các vết loét lâu ngày

Để nhận biết các vết loét lâu ngày, trước tiên bạn cần biết một vết thương hở cần thời gian bao lâu để lành lại. 

Quá trình lành vết thương hở cần trải qua 3 giai đoạn: giai đoạn cầm máu (hình thành viêm nhiễm), giai đoạn tái tạo, tăng sinh và giai đoạn liền sẹo. Thông thường, các vết tương hở có thể liền lại sau 7 – 10 ngày hoặc lâu hơn chừng 15 – 20 ngày tùy thuộc vào tính chất, mức độ vết thương và cách điều trị chăm sóc trước đó. Thường những vết thương được vệ sinh, khâu lại sẽ tự lành nhanh hơn, tránh được tình trạng nhiễm trùng.

Tuy nhiên nếu bạn nằm trong nhóm những nguyên nhân nêu trên hoặc gặp các yếu tố nguy cơ khác khiến vết thương không lành lại trong thời gian dự kiến, thậm chí còn nặng nề hơn, có thể vết thương của bạn đã bị hoại tử, từ đó hình thành nên ổ loét.

Dấu hiệu vết thương bị hoại tử:

· Khu vực xung quanh vết thương sưng đỏ và lan rộng nhanh chóng

· Da bị bong tróc hoặc nhăn lại ở quanh vùng bị thương

· Cảm giác đau đớn tăng dần

· Sủi bọt trắng ở vết thương

· Vùng nhiễm trùng tỏa ra mùi khó chịu

· Lâu dần vết nhiễm trùng lạn rộng ra khắp cơ thể

· Nổi hạch ở gần vị trí có vết thương, có thể nổi hạch bẹn hoặc hạch ở nách.

Khi vết thương nhiễm trùng nặng, người bệnh sẽ có những biểu hiện như: Nóng sốt, ớn lạnh, buồn nôn, nôn, dễ mệt mỏi, nhịp tim nhanh, hoa mắt, chóng mặt…

Khi vết thương bị hoại tử, những ổ loét sẽ hình thành và lan rộng ra nếu không được điều trị kịp thời. Có thể bạn phải cắt bỏ phần bị hoại tử, nặng hơn có thể bị nhiễm trùng máu gây tử vong nhanh chóng.

3. Cách chăm sóc và phòng ngừa vết loét lâu ngày

Như chúng ta đã biết, các vết loét được hình thành từ những vết thương nhỏ. Do vậy, khi vặp các vết thương nhỏ trên cơ thể bạn không nên chủ quan. Sử dụng các dụng cụ y tế đảm bảo kết hợp dùng thuốc để rửa vết thương, tránh gây nhiễm trùng.

Để vết thương mau lành, điều kiện đầu tiên là vết thương phải sạch. Bạn có thể dùng nước muối pha loãng 0.9% để rửa vết thương kết hợp các dung dịch sát khuẩn khác như Povidin iod… không dùng alcohol để rửa vết thương.

Khi vết thương có dấu hiệu xấu đi như lan rộng, có mủ thì hãy đến ngay các cơ sở y tế để được xử lý kịp thời. Các bác sĩ sẽ lấy đi những phần mô hoại tử, sử dụng kháng sinh, liệu pháp áp suất oxy và pha loãng loãng máu.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng để đảm bảo quá trình lành vết thương được an toàn, tránh những nguy cơ cản trở do thức ăn gây ra. Chúng ta nên ăn đủ chất đạm là chất có nhiều ở thịt, cá, trứng và các loại đậu… vì đây là nguyên liệu để cơ thể tạo nên các tế bào mới cũng như các thành phần có liên quan trong quá trính lành vết thương hở. Một chế độ ăn quá nghèo đạm, kiêng khem quá mức sẽ làm giảm protein trong cơ thể, khiến vết thương lâu lành hơn, thậm chí có thể không lành do thiếu protein quá nặng.

Chú ý chăm sóc vết loét lâu ngày

Bổ sung Vitamin B12, C, chúng có vai trò quan trọng trong việc tạo tế bào mới và làm lành vết thương. Đặc biệt vitamin C còn giúp tăng sức đề kháng, chống lại nguy cơ nhiễm trùng vết thương. Người bệnh có thể bổ sung vitamin C từ các loại rau quả tươi như ổi, cam, bưởi…

Hạn chế tối đa các tiếp xúc không cần thiết đối với vết thương. Đặc biệt, người vệ sinh, kiểm tra vết thương phải rửa tay sạch sẽ trước khi có các hoạt động tiếp xúc với vết thương. 

Đặc biệt, để đẩy nhanh quá trình làm lành các vết thương mà vẫn an toàn với sức khỏe, nhiều chuyên gia khuyên bạn nên sử dụng các chế phẩm thảo dược bổ trợ như Long Huyết P/H. Đây là một trong những sản phẩm hàng đầu trong việc chăm sóc các vết thương hở, vết loét lâu ngày do đẩy mạnh quá trình lên da non và tránh để lại sẹo.

Vết loét lâu ngày có nguy hiểm không? Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn có được câu trả lời cho riêng mình, đồng thời trang bị thêm những kiến thức quan trọng để phòng ngừa tình trạng loét vết thương lâu ngày cũng như chăm sóc sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh. Hãy bảo vệ bản thân một cách cẩn thân trước các mối nguy hại gây tổn thương nhé.