1. Vì sao tai nạn giao thông khiến bạn bị bầm tím?

Thực chất, bầm tím là một hiện tượng chảy máu dưới da. Một tác động, va chạm mạnh do tai nạn giao thông có thể gây đứt vỡ các mạch máu nhỏ dưới da gọi là mao mạch, gây ra sự chảy máu trong khu vực chấn thương. Vì có chảy máu dưới da, nên vùng bị va chạm có thể sưng lên và trông có màu đỏ hoặc xanh. Đây chính là những vết bầm tím bạn thường thấy do tai nạn giao thông hoặc do bất cứ một va chạm nào trong cuộc sống thường ngày.

Sau những vụ tai nạn giao thông, những vết bầm có thể hình thành khắp cơ thể hoặc chỉ ở một vài vị trí nhất định, diện tích bầm có thể lớn hoặc nhỏ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cuộc va chạm và vị trí các va chạm. Tai nạn giao thông có thể khiến bạn bị bầm tím dưới da, thậm chí có thể bầm tím cơ bắp hoặc xương.

 

Những vụ tai nạn giao thông là nguyên nhân khiến bạn bầm tím

2. Quá trình tiến triển của một vết bầm tím do tai nạn giao thông

Bạn có thể nhận biết sự hình thành và phát triển của một vết bầm dựa vào màu sắc bên ngoài của chúng. Hầu hết các vết bầm tím sẽ thay đổi màu sắc theo thời gian. Ban đầu chúng có màu đỏ. Sau đó, chúng thường chuyển sang màu xanh hoặc xanh tím đậm sau vài giờ do máu thiếu oxy trong khu vực chấn thương. Khi vết bầm lành lại, nó sẽ chuyển thành màu xanh lá cây hoặc màu vàng.

Một vết bầm tím có thể gây đau đớn nhẹ hoặc không đau, thậm chí có thể rất đau đớn. Nhưng khi màu sắc vết bầm nhạt dần, cơn đau thường biến mất nếu đó chỉ đơn giản là tổn thương phần mềm. Còn trong cá trường hợp tổn thương nặng hơn, liên quan đến nội tạng, cơ xương khớp, cơn đau có thể sẽ không giảm đi theo sự thay đổi màu sắc của vết bầm.

3. 5 bước cần làm và 5 điều cần tránh khi bị bầm tím do tai nạn giao thông

Trong thời gian 48 – 72 giờ đầu sau khi gặp tai nạn, bạn cần thực hiện 5 bước nên làm và 5 điều nên tránh dưới đây để chấn thương không trở nên trầm trọng:

3.1 5 bước cần làm đối với bầm tím do tai nạn giao thông

· Bước 1: Phải nghỉ ngơi ngay sau chấn thương càng sớm càng tốt, hạn chế di chuyển để tránh phù nề, sưng đau.

· Bước 2:Có thể chườm đá để giúp giảm đau, giảm co thắt, giảm sưng bầm. Mỗi lần chườm đá khoảng 20 – 30 phút và cách nhau 2 – 3 giờ. Tốt nhất bạn nên bọc đá trong khăn ẩm, chườm trực tiếp lên vùng bị tổn thương. Bạn cũng có thể nhúng khăn vào nước đá lạnh và đắp trực tiếp lên vùng bầm tím.

· Bước 3: Băng ép giúp hạn chế chảy máu và giảm phù nề, bầm tím. Bạn nên dùng băng thun băng tại vị trí tổn thương, băng rộng lên phía trên và phía dưới vùng tổn thương.

· Bước 4: Kê cao chi (cao hơn tim) nhằm tạo thuận lợi cho máu trở về tim dễ dàng, giúp giảm lưu lượng máu di chuyển tới vùng va chạm. 

· Bước 5: Kiểm tra các tổn thương xung quanh. Nếu có nghi ngờ gãy xương hoặc rách cơ, bong gân, bạn cần di chuyển ngay đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám chuẩn xác hơn.

 

Chú ý những điều cần làm khi bị bầm tím do tai nạn giao thông

3.2 5 điều nên tránh bầm tím do tai nạn giao thông

· Thứ nhất: Tuyệt đối không được chườm nóng, bởi chườm nóng sẽ làm tăng chảy máu. Tránh mọi tác động nhiệt nóng tới vùng tổn thương như chườm khăn nóng, rửa vòi nước ấm…

· Thứ hai: Cồn rượu cũng làm tăng chảy máu. Bạn nên tránh xa cồn, rượu  dù là đường uống hay dùng đắp ngoài da. Đắp cồn rượu có thể làm tăng phù nề, làm tổn thương lâu hồi phục hơn.

· Thứ ba: Xoa bóp sẽ làm tăng lưu lượng máu đến vị trí va chạm, tăng chảy máu, tăng phù nề, thậm chí có thể làm tổn thương nặng lên, đặc biệt là sau 72 giờ đầu tai nạn.

· Thứ tư: Ngừng mọi hoạt động lao động, vận động trong 72 giờ đầu.

· Thứ năm: Nếu dùng thuốc giảm đau, bạn nên tránh dùng aspirin hoặc ibuprofen vì chúng có thể làm tăng chảy máu.

4. Những nguy hiểm đằng sau vết bầm tím do tai nạn giao thông

Những vết bầm tím sau những cú va chạm nhẹ tại các vụ tai nạn nhỏ thường có diện tích nhỏ và sẽ lành lại sau vài tuần. Bạn có thể không cần đi khám bác sĩ, cũng có thể không cần xử trí đặc biệt,vết bầm cũng sẽ biến mất theo thời gian. Trong trường hợp thấy một số dấu hiệu dưới đây, bạn nên đến gặp bác sĩ bởi những vết bầm tím bạn nhìn thấy không đơn giản chỉ là những tổn thương phần mềm bên ngoài:

· Bầm tím xảy ra sau một cú va chạm mạnh kèm theo té ngã

· Vùng va chạm sưng và đau nhiều

· Bầm tím xuất hiện tại khu vực không có va chạm

· Bạn không thể cử động khớp xương ở bên dưới hoặc gần vết bầm

· Bầm tím kết hợp gãy xương hoặc có nghi ngờ gãy xương

· Bạn bị sưng đau hoặc có cục u nổi lên trên vết bầm.

5. Cách phòng ngừa bầm tím do tai nạn giao thông

Bạn khó có thể tránh khỏi những vết bầm tím do tai nạn giao thông, nhưng bạn có thể ngăn ngừa vết bầm tím bằng cách thận trọng hơn trong khi tham gia giao thông để hạn chế các vụ tai nạn không may có thể xảy ra. Dưới đây là một số biện pháp giúp bạn hạn chế những vết bầm tím sau tai nạn giao thông:

· Thắt dây an toàn khi lái xe hoặc ngồi trên xe ô tô

· Sử dụng miếng đệm trên đầu gối, khuỷu tay và cẳng chân khi đi xe máy hoặc xe đạp 

· Tuân thủ luật lệ an toàn giao thông

Chú ý tuân thủ luật an toàn giao thông

Tăng cường bổ sung vitamin C trong khẩu phần ăn hằng ngày từ các loại rau củ quả, đặc biệt là các loại trái họ cam, quýt. Vitamin C sẽ giúp làm dày và bảo vệ thành mạch máu, giảm nguy cơ vỡ mạch dưới da, nguyên nhân gây nên các vết bầm tím.

Trong trường hợp muốn vết bầm tím nhanh chóng biến mất, giảm sưng đau, bạn có thể sử dụng thảo dược thiên nhiên được bào chế dưới dạng viên uống Long Huyết PH. Với tác dụng hoạt huyết, thông mạch, Long Huyết P/H được các chuyên gia y tế đầu ngành chứng nhận về hiệu quả giảm thâm bầm, giảm đau trong các trường hợp va chạm, chấn thương, đặc biệt là tai nạn giao thông.

Tai nạn giao thông có thể gây ra hàng loạt các chấn thương, ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của cơ thể. Đôi khi những vết bầm tím do tai nạn giao thông mà bạn nhìn thấy bằng mắt thường nó không thể phản ánh hết thực sự những chấn thương mà bạn đang gặp phải. Do vậy, bạn đừng nên chủ quan với sức khỏe khi gặp những vết bầm tím sau một vụ tai nạn dù nhẹ hay nặng.