Theo thống kê, số ca xuất hiện tình trạng máu đông chiếm đến hơn 20% tổng số bệnh nhân nhiễm COVID-19 được ghi nhận. Đây là một tình trạng rất nghiêm trọng cần được nghiên cứu và tìm hiểu rõ.

Covid-19 tấn công cơ thể chúng ta như thế nào?

Khi nhắc đến SARS-CoV-2, hầu hết mọi người nghĩ virus tấn công phổi, gây tổn thương phổi. Tuy nhiên thực tế, virus tấn công hàng loạt cơ quan trong cơ thể. SARS-CoV-2 chui qua tế bào niêm mạc hô hấp, thông qua đó chuyển thông tin để chỉ huy các tế bào, tổng hợp thành phần và tái tạo ra nhiều virus mới, từ đó phá hủy tế bào cũ rồi theo đường máu đi khắp nơi. Vậy nên, Covid-19 không chỉ gây bệnh ở phổi mà gây bệnh toàn thân, các nghiên cứu trên thế giới đã tìm thấy virus trong thận, ruột non, não, tim, tuyến tụy, gan…

Covid - 19 có thể gây ra các cục máu đông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Virus SARS-CoV-2 gây tổn thương các cơ quan theo 2 cách:

  • Thứ nhất: tấn công trực tiếp vào các cơ quan.
  • Thứ hai: Khi virus SARS-CoV-2 tấn công các tế bào phổi và nội mô, hệ thống miễn dịch sẽ khởi động phản ứng bảo vệ, khiến tiểu cầu bị hoạt hóa hình thành cục máu đông tại vị trí tổn thương. Các cục máu này di chuyển trong hệ tuần hoàn đến các cơ quan, gây tắc nghẽn.

Khi giải phẫu bệnh nhân đã tử vong do Covid - 19, các bác sĩ thấy rằng trong phổi có rất nhiều nơi bị tắc, không chỉ ở động mạch, mao mạch phế nang mà cả tĩnh mạch phổi. Cục máu đông của tĩnh mạch phổi sẽ theo dòng máu đi về tâm nhĩ trái, gây tắc mạch toàn thân. Điều đó giải thích vì sao Covid-19 gây huyết khối tắc mạch và đi khắp nơi từ não đến chân.

Cục máu đông khi mắc Covid 19 gây tác hại gì đến sức khỏe?

Đông máu ở người mắc Covid-19 biểu hiện khá đa dạng như: tổn thương da lành tính ở bàn chân, tắc nghẽn mạch máu, đau đầu, thiểu năng tuần hoàn máu não,... nguy hiểm nhất là đột qụy gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng, thậm chí là tử vong sớm.

Một trong những lưu ý quan trọng là cục máu đông còn có thể xuất hiện vài ngày hoặc vài tháng sau khi các triệu chứng hô hấp của bệnh nhân đã chấm dứt.

Trên thực tế, các loại virus khác cũng có thể gây ra đông máu. Trong đại dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918, các bác sĩ cũng ghi nhận cục máu đông gây tử vong cho bện nhân. Virus gây bệnh HIV, Ebola đều khiến các tế bào máu dễ vón cục. Song biểu hiện ở người mắc Covid-19 rõ rệt hơn cả.  

Theo kết quả giải phẫu cho thấy tỉ lệ tắc mạch cao gấp 9 lần so với nhóm bệnh nhân mắc các virus giống như cúm. Cục máu đông trở thành một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở bệnh nhân Covid-19.

Các biện pháp phòng ngừa cục máu đông do mắc Covid-19

  • Biện pháp bảo vệ tốt nhất hiện giờ đó là tiêm vắc xin ngừa COVID-19. Một số người khi đọc các thông tin về biến chứng đông máu sau khi tiêm vacxin Astrazeneca tỏ ra lo ngại và không muốn tiêm. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới cho thấy nguy cơ đông máu ở người nhiễm Covid-19 cao hơn đáng kể so với tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin chống virus. Nguy cơ đông máu chỉ xảy ra ở một số người có cơ địa đặc biệt, với tỉ lệ 1/1.000.000 người. 

Một nghiên cứu tại Mỹ gần đây đã chỉ ra, ở những người có tiểu cầu thấp khi tiêm phòng vaccine, các cục máu đông có nguy cơ xuất hiện cục máu đông trong mạch máu. Lý giải điều này, ông Johnson Kelton - nhà nghiên cứu của ĐH tại Canada cho biết là do phản ứng của tế bào với virus cảm lạnh bất hoạt, một thành phần có trong vaccine.

  • Đông máu bất thường hay xảy ra ở những người có bệnh rối loạn huyết khối và người có nhiều bệnh nền mãn tính. Nguyên nhân là do cơ thể ít vận động cùng chế độ dinh dưỡng không cân bằng, khiến máu lưu thông kém gây nguy cơ hình thành máu đông.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho máu huyết lưu thông và hạn chế tình trạng đông máu bất thường, các chuyên gia khuyến khích mọi người bổ sung nước hàng ngày. Vì nước là một chất dung môi lưỡng cực, nên uống nước sẽ giúp trung hòa các chất độc trong cơ thể, hỗ trợ máu đào thải các chất gây hại cho nội bào.

  • Ngoài ra, sử dụng các thảo dược có tác dụng giúp hoạt huyết tan cục máu đông (như huyết giác), bổ sung Omega 3, vitamin hay các chất cần thiết khác cho cơ thể cũng là một trong những phương pháp đảm bảo cho quá trình lưu thông của máu.

Theo các chuyên gia, ngoài hệ hô hấp, cần quan tâm đến tuần hoàn vì có khoảng 15-20% bệnh nhân Covid-19 bị viêm cơ tim và tắc mạch, khoảng 5-10% tổn thuơng thận, tổn thương gan, có biến chứng trong não… Lưu ý vừa can thiệp oxy, vừa đảm bảo cả tuần hoàn, thần kinh, chống cơn bão cytokine, điều trị triệu chứng và điều trị các bệnh kèm theo.

Tổng hợp