Thuốc long huyết có giúp giảm thâm tím, sưng bầm sau khi cắt mí mắt?
Tác giả:
Thu Trang
|
Tham vấn Y Khoa
|
Ngày đăng
29/12/2019
|
Lần cập nhật cuối:
13/03/2025
|
Số lần xem:
9935
|
Thuốc long huyết được biết đến với tác dụng giảm thâm tím, sưng bầm. Vậy sau khi tiểu phẫu cắt mí mắt, dùng thuốc long huyết có được không?
- 1. Phẫu thuật cắt mí mắt và các di chứng thường gặp
- 2. Tác dụng của thuốc Long huyết P/H
- 2.1 Tác dụng điều hòa hai chiều: hoạt huyết hóa ứ (chống đông máu) và cầm máu
- 2.2 Tác dụng kháng viêm, giảm đau của huyết giác
- 2.3 Tác dụng hạ đường huyết, hạ lipid máu
- 2.4 Tác dụng kháng khuẩn
- 2.5 Thúc đẩy quá trình sửa chữa và phục hồi biểu bì
- 2.6 Tác dụng chống oxy hóa do gốc tự do
- 3. Có thể trị bầm tím sau khi cắt mí mắt bằng thuốc long huyết P/H không?
- 4. Cách dùng Long Huyết P/H để giảm thâm tím, sưng bầm hiệu quả
Người ta vẫn thường bảo đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, nơi ẩn chứa những điều thu hút, nhưng không phải ai cũng may mắn sở hữu đôi mắt to tròn, long lanh. Cho nên phẫu thuật cắt mí mắt là phương cách làm đẹp hấp dẫn và được xem là cứu cánh cho những người có mắt một mí, sụp mí hay mắt nhỏ.
1. Phẫu thuật cắt mí mắt và các di chứng thường gặp
Phẫu thuật cắt mí mắt là phẫu thuật nhằm chỉnh sửa mí có thể thông qua việc loại bỏ da, cơ, mỡ thừa. Theo quy luật tự nhiên, khi lão hóa, mí mắt sẽ bị trùng xuống, kèm theo đó các cơ nâng đỡ mí mắt sẽ yếu đi. Chưa kể việc chất béo dư thừa, tập trung ở trên và dưới mí mắt làm cho mí mắt chảy xệ và hình thành bọng mắt, khiến bạn trông già hơn. Với những nhược điểm trên, phẫu thuật cắt mí mắt sẽ giúp giảm hoặc loại bỏ các vấn đề về thị lực và làm cho đôi mắt của bạn trông trẻ trung hơn.
Hiện nay rất nhiều chị em ưa chuộng phẫu thuật thẩm mỹ cắt mí với mong muốn sở hữu đôi mắt đẹp hơn, trẻ hơn. Nhất là những đối tượng như: Người mắt một mí, mí lót hoặc mắt 2 mí không đồng đều; Người bị sụp mí bẩm sinh; Người có bọng mắt, mí mắt trên xệ, da dư thừa hay những người bị quầng thâm dưới mắt.
Thời gian cắt mí sẽ phụ thuộc vào tình trạng đôi mắt của bạn. Tiểu kéo đến hàng giờ nếu đôi mắt có nhiều khuyết điểm cần chỉnh sửa. Tuy nhiên, trong tất cả các loại hình phẫu thuật thẩm mỹ thì cắt mí mắt được coi là tiểu phẫu với thời gian thực hiện nhanh, ít gây đau và ít di chứng hậu phẫu thuật nhất. Khi phẫu thuật, các bác sĩ sẽ tiêm thuốc gây mê cho vùng mí để bạn thư giãn, bớt cảm giác đau đớn.
Vùng mí mới cắt có thể bị thâm tím và sưng bầm do máu tụ
Hậu phẫu thuật thẩm mỹ cắt mí mắt có thể có một vài biến chứng xảy ra như mí mắt sẽ to, không tự nhiên như trước, do đó khi mở mắt bạn sẽ cảm thấy vướng. Ngoài ra, bạn sẽ hơi nhạy cảm với ánh sáng và nhìn đôi. Tuy nhiên, biến chứng dễ dàng nhìn thấy nhất là vùng mí mới cắt có thể bị thâm tím và sưng bầm do máu tụ. So với các tổn thương khác, vết bầm tím hậu cắt mí mắt có thể nhanh tan hơn thông thường 2 - 3 tháng sau phẫu thuật, nhưng nó vẫn gây mất thẩm mỹ với các chị em ưa cái đẹp, nhất là những người làm nhân viên văn phòng giao tiếp và cần gặp nhiều người mỗi ngày.
2. Tác dụng của thuốc Long huyết P/H
Các tác dụng dược lý có giá trị lớn trong chữa bệnh của vị thuốc huyết giác - Thành phần chính duy nhất của thuốc Long huyết P/H:
2.1 Tác dụng điều hòa hai chiều: hoạt huyết hóa ứ (chống đông máu) và cầm máu
Từ năm 1994, đề tài “ Tác dụng hoạt huyết hóa ứ của Huyết Kiệt Quảng Tây” của tác giả Hoàng Thụ Liên đã chỉ ra rằng, huyết giác không ảnh hưởng đến việc lưu thông máu trong lòng mạch.
Khi tạo thí nghiệm tăng cô đặc máu ở thỏ thí nghiệm, sau đó xem đáp ứng của huyết giác thì thấy rằng trạng thái độ nhớt máu cao, độ nhớt máu toàn phần, độ nhớt huyết tương và dung tích hồng cầu đều giảm rõ rệt, thời gian điện di hồng cầu tăng nhanh hơn.
Theo đề tài “Tác dụng hoạt huyết – chỉ huyết của Long huyết kiệt” của tác giả Hướng Kim Liên, khi gây kết tập tiểu cầu, tạo cục máu đông theo các phương pháp khác nhau, cho kết quả: Huyết giác có tác dụng ức chế đáng kể sự kết tập tiểu cầu ở thỏ thí nghiệm và rút ngắn đáng kể thời gian chảy máu và thời gian đông máu. Vì vậy, có thể thấy rằng, huyết giác có tác dụng điều tiết kép vừa hoạt huyết hóa ứ (chống đông máu), vừa có tác dụng cầm máu hiệu quả.
2.2 Tác dụng kháng viêm, giảm đau của huyết giác
Theo nghiên cứu “Tác dụng giảm đau, kháng viêm của các loại Huyết giác” của Tác giả Tạ Văn: Huyết giác có tác dụng giảm đau và kháng viêm rất tốt, do nó ức chế phản ứng viêm tại vị trí viêm do xylen và giải phóng PGE2 trong dịch màng bụng sau khi tiêm axit axetic.
2.3 Tác dụng hạ đường huyết, hạ lipid máu
Thí nghiệm trong ống nghiệm cho thấy, hoạt tính của huyết giác cao gấp nhiều lần so với thuốc Acarbose ức chế delta – glucosidase.
Theo nghiên cứu của tiến sĩ Trương Nhữ Học, huyết giác không làm giảm đường huyết lúc đói bình thường, nhưng nó có tác dụng làm giảm lượng đường huyết bị tăng đường huyết do glucose và epinephrine. Vị thuốc này có thể cải thiện khả năng dung nạp glucose; làm giảm mức đường huyết lúc đói bị tiểu đường do alloxan gây ra, tăng tiết insulin bình thường và đối tượng mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra có tác dụng hạ lipid máu nhất định.
2.4 Tác dụng kháng khuẩn
Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra huyết giác có tác dụng ức chế đối với các vi khuẩn Staphylococcus aureus, Staphylococcus albicans, Staphylococcus citrus, Neisseria, Diphtheria và Shigella flexneri. Ngoài ra, các hoạt chất trong vị thuốc này cũng có khả năng kháng nấm mạnh, chống lại 6 chủng nấm như: Trichophyton rubrum, Trichophyton mentagrophytes, Candida albicans, Candida parapsilosis, Cryptococcus neoformans và Aspergillus fumigatus.
2.5 Thúc đẩy quá trình sửa chữa và phục hồi biểu bì
Đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của thuốc đông dược trong vấn đề hoạt huyết hóa ứ trên da” đã chỉ ra rằng: sự di chuyển của tế bào sừng đóng vai trò ban đầu và then chốt trong việc chữa lành vết thương biểu bì. Huyết giác có thể thúc đẩy sự di chuyển của tế bào sừng, điều đó là rất khoa học để chứng minh cho cơ chế dược lý của Huyết giác thúc đẩy quá trình chữa lành vết loét trên bề mặt.
2.6 Tác dụng chống oxy hóa do gốc tự do
Theo nghiên cứu năm 1996 của giáo sư Lý Văn Quảng và cộng sự, phát hiện ra rằng huyết giác có thể ức chế tăng sinh tế bào tự phát ở gan, đồng thời ức chế hồng cầu sinh ra tác nhân gây tan máu, cảm ứng và tăng cường bạch cầu trung tính do zymosan giải phóng Oxy. Từ đó, có tác dụng quét các gốc oxy tự do và chống peroxy hóa este.
Huyết giác có nhiều tác dụng dược lý, hiện được sử dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh lâm sàng khác nhau:
- Ngoại khoa: vết bầm tím do chấn thương, gãy xương do chấn thương, chảy máu do chấn thương, tụ máu trên da, vết thương do bỏng nhiệt hoặc bỏng hơi nước, vết loét sung đau, áp xe, vết loét lâu liền miệng, loét do ung thư, trĩ thương, sung tấy không rõ nguyên nhân, viêm tuyến vú,…
- Phụ khoa: Kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, bế kinh ( tắt kinh), kinh nguyệt lượng nhiều, băng huyết sau sảy thai hoặc sau sinh, tử cung xuất huyết cơ năng, ứ huyết sau sinh, mòn cổ tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, viêm phần phụ, chảy máu âm đạo bất thường, v.v.
- Nội khoa: Xuất huyết tiêu hóa, đái máu hoặc đại tiện ra máu, loét dạ dày, loét đại trực tràng, viêm dạ dày, viêm đại tràng, cường giáp, bệnh mạch vành, bệnh thiếu máu não cục bộ, sa sút trí tuệ do tuổi già, bệnh đái tháo đường, viêm gan đang hoạt động, vàng da do nhiều nguyên nhân,…
- Ngũ quan: Loét miệng, viêm họng mãn tính, viêm lợi, chảy máu chân răng, chảy máu mũi, xuất huyết đáy mắt, viêm nha chu;
- Bệnh da liễu: Mụn trứng cá, ngứa trên da, nhiễm nấm trên da,…
- Các bệnh lý khác: Bệnh cơ xương khớp do phong thấp, đau thắt lưng, viêm khớp, teo cơ,…
Tổng kết lại, vị thuốc huyết giác - Long huyết P/H có tác dụng điều hòa hai chiều trong điều trị hội chứng về máu, có tác dụng chống viêm và giảm đau mạnh, thúc đẩy quá trình sửa chữa biểu bì, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể. Đồng thời, thành phần thực vật có trong huyết giác có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn, từ đó thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể, đạt được mục đích cầm máu, giảm đau, tiêu sưng.
3. Có thể trị bầm tím sau khi cắt mí mắt bằng thuốc long huyết P/H không?
Đối với tiểu phẫu cắt mí mắt, vết bầm tím xuất hiện là do điều khó tránh khỏi, bởi trong quá trình thực hiện phẫu thuật, kim được luồn sâu vào dưới da. Ngoài ra, phẫu thuật có bóc tách mô nên xuất hiện sưng nề và máu bầm tại nơi phẫu thuật là điều có thể xảy ra. Đặc biệt, vùng quanh mắt là khu vực rất dễ tụ các vết bầm. Những vết bầm này được hình thành do máu không thoát được hết ra ngoài, tụ lại dưới da, dẫn đến sưng tấy và đau.
Tùy theo cơ địa của từng người mà vết thâm tím, sưng bầm thuộc mức độ, diện tích rộng và độ lớn khác nhau. Có những trường hợp do sự can thiệp để loại bỏ các nhược điểm đôi mắt ít, hiện tượng tụ huyết, thâm tím hạn chế hơn. Nhưng cũng có rất nhiều trường hợp, bác sĩ cần phải thực hiện can thiệp nhiều đến vùng mắt nên mức độ bầm tím, sưng nề sẽ nhiều hơn.
Nhiều chị em sau khi phẫu thuật thẩm mỹ cắt mí mắt đều tìm kiếm một cách đánh tan các vết thâm tím, sưng đau nhanh chóng, trong đó phương pháp được nhiều người truyền tai nhau nhiều nhất là dùng thuốc long huyết P/H. Vậy dùng long huyết để giảm thâm tím, sưng bầm sau tiểu phẫu cắt mí mắt có được hay không?.
Long huyết P/H được bào chế từ huyết giác (hay còn gọi là long huyết kiệt) - được biết đến là phần vỏ thân hóa gỗ, màu đỏ của cây máu rồng - một loại cây hài cỗi sống chủ yếu trên các vách núi đá. Thuốc long huyết kiệt từ xa xưa đã được nhiều danh y lựa chọn làm phương thuốc quý với tác dụng hành huyết, giúp khí huyết lưu thông, huyết mạch thông suốt. Nhờ tác dụng này, các vết bầm tím, sưng đau xuất hiện hậu phẫu thuật do bế tắc khí huyết sẽ tan dần và biến mất. Cho nên sau phẫu thuật thẩm mỹ nói chung và phẫu thuật cắt mí mắt nói riêng, bạn hoàn toàn có thể sử dụng thuốc long huyết để đánh tan các vết thâm tím, sưng bầm.
Hiện nay một sản phẩm long huyết kiệt được nhiều chị em đánh giá cao và truyền tai nhau hậu phẫu thuật làm đẹp là Long Huyết P/H.
Long Huyết P/H là sản phẩm giúp giảm thâm tím, sưng bầm hiệu quả
4. Cách dùng Long Huyết P/H để giảm thâm tím, sưng bầm hiệu quả
Đây là sản phẩm của Công ty TNHH Đông dược Phúc Hưng – một thương hiệu thuốc đông dược hàng đầu Việt Nam. Sản phẩm này được sản xuất hoàn toàn từ thảo dược với sự kết hợp giữa Đông y và Tây y, trong đó, thành phần chính là vỏ thân hóa gỗ của cây Dracaenae cambodianae (hay là cây huyết giác hay cây máu rồng), sống trên các vách núi đá hiểm trở. Phương thuốc này được dùng nhiều trong các trường hợp bầm tím do phun xăm, phẫu thuật thẩm mỹ như cắt mí, nâng ngực, nâng mũi… hay những người bị chấn thương do va đập, té ngã, tai nạn lao động, giao thông, tai nạn lao động….
Để Long Huyết P/H phát huy tác dụng và hiệu quả nhất, các chuyên gia khuyên nên dùng tối thiểu từ 3 – 5 hộp cho một đợt và có thể dùng nhiều lần trên năm. Bạn nên uống sau bữa ăn từ 1 -2 giờ, mỗi lần 4 viên và uống 3 lần trên ngày. Những đối tượng ăn kiêng có thể sử dụng Long Huyết P/H vì sản phẩm này không sử dụng đường hóa học.
Lưu ý, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của chính mình, bạn nên tìm hiểu kỹ nguồn gốc của thuốc long huyết P/H, tránh việc mua phải hàng nhái, hàng kém chất lượng. Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều sản phẩm có mẫu mã, thành phần làm “nhái” Long Huyết P/H nên các bạn cần biết cách nhận diện, chọn đúng sản phẩm chính hãng để mua, tránh các thiệt hại về sức khỏe và tiền bạc.
Trên đây là các thông tin hữu ích về thuốc long huyết P/H, hy vọng rằng với những thông tin này bạn đã có cái nhìn rõ hơn về long huyết P/H và tác dụng của thuốc điều trị này. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, các bạn có thể gọi điện trực tiếp đến tổng đài miễn cước 1800 54 54 35 hoặc truy cập longhuyetph.vn để được các dược sĩ tư vấn.