Tuy vậy, vẫn còn nhiều thắc mắc xung quanh việc làm đẹp này: nên lăn kim trong thời gian bao lâu, tình trạng nào thì nên lăn kim hay khi tiến hành thì có đau không, nguy cơ lăn kim bị sưng tấy hay sẽ gặp biến chứng gì? Ở bài viết dưới đây hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp làm đẹp này cũng như để chủ động chăm sóc da mặt để tránh bị sưng sau khi lăn kim nhé.

Phương pháp tái tạo da mặt nhờ lăn kim

Dựa trên cơ chế thúc đẩy sự tự làm lành vết thương của cơ thể, nên về cơ bản lăn kim không gây hại. Quá trình thực hiện được mô tả như sau: Chuyên viên sẽ dùng dụng cụ hình trụ chuyên dùng có chứa những mũi kim siêu nhỏ, cùng với kỹ thuật để lăn qua lại trên da mặt, tạo ra các tác động. Kim sẽ gây ảnh hưởng chính lên vùng thượng bì và trung bì, khu vực có chứa nhiều Collagen và Elastin - những yếu tố giúp da mặt có được vẻ đẹp căng mịn. Khi làn da cảm nhận được các “tổn thương giả” do lăn kim tác động lên, sẽ sản sinh ra nhiều Collagen và Elastin hơn, cũng như được kích thích và tiến hành làm lành da.

lan-kim-bi-sung-de-gap-phai-trong-qua-trinh-lam-dep

Một cách làm đẹp không mới nhưng hiệu quả vẫn cao

Lợi ích của lăn kim

Việc tác động lên da, tạo nên các kích thích để da sản sinh thêm các dưỡng chất giúp tự phục hồi, dẫn tới phát triển nhiều công dụng. Dưới đây là danh sách những lợi ích của lăn kim.

  • Giúp da trắng sáng hơn
  • Se khít lỗ chân lông
  • Điều trị sẹo lõm, vết rỗ
  • Làm mờ nếp nhăn
  • Tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất

Bên cạnh đó, lăn kim còn là một phương pháp có mức đầu tư tương đối thấp so với nhiều cách thức phục hồi điều trị khác, mà có được hiệu quả lại khá nhanh chóng, thường dễ thấy chỉ sau một lần trải nghiệm.

Tại sao lăn kim bị sưng?

Như đã đề cập trong mục giới thiệu về lăn kim, vì chuyên viên sử dụng những mũi kim siêu nhỏ để tác động lên da mặt, nên sẽ có những “tổn thương giả” xuất hiện. Mặc dù vậy, sau khi thực hiện lăn kim, vùng da trên mặt trở nên tương đối nhạy cảm. Cảm giác hơi đau, sưng đỏ sau những làn kim đi qua tất nhiên sẽ xuất hiện. Đây là điều hoàn toàn bình thường, chúng sẽ dần biến mất sau 3 đến 5 ngày. Sau khoảng hơn 1 tuần mà da mặt không thấy tiến triển mà càng thêm sưng đau, kèm với đó là mụn nước thì mới là dấu hiệu của những biến chứng.

Khi quyết định lăn kim để làm đẹp hẳn bất kỳ chị em nào cũng mong muốn sớm cải thiện để làn da thêm hoàn hảo. Tuy nhiên khi chưa tìm hiểu kỹ các thông tin cơ bản về lăn kim, cũng như lựa chọn cơ sở thẩm mỹ kém uy tín thì lại vô cùng nguy hiểm. Dùng các mũi kim không phù hợp, không đảm bảo vệ sinh, tin tưởng giao nhầm khuôn mặt cho người ít kinh nghiệm đều là những nguyên nhân dẫn tới các tình huống lăn kim bị sưng, nhiều mụn nhọt hơn, sạm da, lăn kim bị nhiễm trùng, sau khi lăn kim bị nổi mụn nước... gây ra các tổn thương không nhỏ.

Chăm sóc da sau khi lăn kim 

Đối với phần lớn các ca lăn kim vẫn đem lại chất lượng khá tốt. Tuy nhiên do quá trình chăm sóc sau đó không được đảm bảo các nguyên tắc cơ bản, khiến cho làn da dù vừa được thực hiện những bước tái tạo lại không thể đạt được hiệu quả cuối cùng. Vậy những điều cần lưu ý khi vừa thực hiện lăn kim là gì? Làm thế nào để lăn kim bị sưng không còn là vấn đề nữa?

cham-soc-cho-da-khi-lan-kim-bi-sung

Sau khi lăn kim cần lưu ý những điều dưới đây

Không để da bị dính nước

Tương tự như những phương thức làm đẹp thẩm mỹ, ngay sau khi vừa lăn kim không nên để dính nước lên vùng da đang nhạy cảm. Nước sẽ khiến da dễ bị ngứa ngáy, nhiễm trùng. Hãy dùng nước muối sinh lý và khăn sạch để thấm đi bụi bẩn trên da trong 7 ngày đầu tiên nhé.

Không dùng mỹ phẩm

Để tránh sau khi lăn kim bị sưng, cũng không nên để da dính bất kỳ hợp chất nào khác. Các loại mỹ phẩm như xà phòng, dầu gội, tẩy trang, kem chống nắng, kem đánh răng đều tạm thời chưa sử dụng đến. Thay vào đó hãy súc miệng, dùng mũ áo che chắn nắng, hạn chế vận động để không đổ mồ hôi. 

Không sờ tay lên mặt hay tự ý bóc vảy

Khi da đã đi vào thời điểm ổn định hơn, dấu hiệu hơi sưng đỏ ban đầu dần biến mất, nhưng sẽ quay trở lại nếu da mặt bị nhiễm khuẩn. Sự tò mò khi dùng tay sờ nắn trên mặt, hay muốn bóc hết những vảy tế bào cũ đang bong ra càng khiến quá trình làm đẹp khó thêm. Ghi nhớ việc rửa tay thật sạch trước khi sờ lên mặt, và giữ nguyên để làn da được từ từ hồi phục.

Bôi thuốc, serum, kem dưỡng theo chỉ định

Sau khi lăn kim để da được xoa dịu khi có biểu hiện hơi sưng và dễ tổn thương lúc ban đầu, các cơ sở thẩm mỹ có kê một số loại thuốc, serum hay kem dưỡng tuỳ vào tình trạng da. Hãy sử dụng đúng giờ, đúng liều lượng và theo dõi những tiến triển. Đừng tự ý uống hoặc bôi các loại thuốc ngoài nếu bác sĩ không yêu cầu.

Nghỉ ngơi đúng giờ

Ngủ đủ giấc sẽ giúp da được thư giãn hơn. Tránh thức khuya sẽ rất hại cho da. Khi nằm ưu tiên tư thế nằm ngửa và nằm thẳng, không nên nằm sấp, nằm nghiêng hay cúi đầu xuống thấp để máu dồn lại trên mặt bởi hành động đó dễ gây sưng. Các hoạt động, vận động cũng nên tạm thời hạn chế đợi đến thời điểm da đã ổn định hơn.

Uống nhiều nước

Nước có thể gây ảnh hưởng xấu nếu dính lên vùng da nhạy cảm, khiến việc lăn kim bị sưng có nguy cơ cao hơn. Nhưng cung cấp nhiều nước cho cơ thể thì là điều nên duy trì. Dùng ống hút để uống tối thiểu 6 ly nước mỗi ngày sẽ giúp da được đàn hồi, cơ thể loại bỏ độc tố giúp giảm sưng, mau lành.

Cẩn thận với các loại những thực phẩm

Thịt gà, thịt bò, rau muống, hải sản, đồ nếp không nên nằm trong thực đơn trong những ngày đầu tiên. Chúng chứa các chất gây sưng viêm, mưng mủ rất nhanh chóng khi làn da đang được điều trị. Hãy dùng thịt nạc heo trong các bữa ăn, duy trì đến hết 2 tuần đầu tiên để tránh các nguy cơ làm hỏng làn da.

Dùng nhiều rau củ quả

Đừng đợi đến khi lăn kim bị sưng mới bắt đầu dùng nhiều hoa quả và rau củ. Những vitamin có trong rau củ quả vô cùng có lợi cho làn da dù có đang trong giai đoạn điều trị hay làm đẹp nào. Các loại nước ép, sinh tố, các món chế biến từ rau hay dùng ngay các loại quả tươi đều giúp da căng mịn hơn.