Những điều cần nhớ khi chăm sóc người già bị loét do nằm lâu
Tác giả:
Trần Quyên
|
Tham vấn Y Khoa
BS. Nguyễn Thùy Linh
|
Ngày đăng
21/05/2021
|
Lần cập nhật cuối:
07/11/2024
|
Số lần xem:
1089
|
Người già nằm liệt giường rất dễ bị loét do tỳ đè, vì vậy vấn đề chăm sóc người già bị loét đang là vấn đề được rất nhiều người quan tâm chú ý.
- 1. Nên phát hiện sớm vết loét do nằm lâu ở người già
- 2. Nguyên tắc khi chăm sóc người già bị loét tỳ đè
- 2.1. Giảm áp lực tỳ đè
- 2.2. Không bôi rắc thuốc đỏ hay dùng cao dán
- 2.3. Nâng cao thể trạng cho người cao tuổi
- 3. Quy trình chuẩn 5 bước chăm sóc vết loét cho người già
- 3.1. Bước 1: Làm sạch vết loét sơ bộ
- 3.2. Bước 2: Sát khuẩn vết loét
- 3.3. Bước 3:Thường xuyên kiểm tra những vùng dễ bị loét
- 3.4. Giữ cho da luôn khô thoáng và sạch sẽ
- 3.5 Sử dụng thuốc thảo dược giúp nhanh lành vết loét
1. Nên phát hiện sớm vết loét do nằm lâu ở người già
Những người cao tuổi ít vận động, nằm một chỗ lâu hay người bệnh bị liệt, bị các bệnh lý như tiểu đường, tim mạch,.... sẽ rất dễ gặp phải tình trạng loét da do tì đè.
Với họ việc vận động đi lại gặp nhiều hạn chế, khó khăn do đó thường nằm một chỗ trong thời gian dài khiến da và các tổ chức dưới da bị sức nặng cơ thể đè ép lên dẫn tới mạch máu co thắt lại, bị hạn chế máu lưu thông, làm thiếu máu kéo dài có thể gây ra tình trạng hoại tử hoặc nhiễm khuẩn.
Người già nằm lâu rất dễ bị loét
2. Nguyên tắc khi chăm sóc người già bị loét tỳ đè
2.1. Giảm áp lực tỳ đè
Khi bệnh nhân bị loét do tỳ đè, cần thực hiện một số biện pháp giảm áp lực tỳ đè để giảm tình trạng loét. Các biện pháp giảm áp lực tỳ đè bao gồm.
- Thường xuyên thay đổi tư thế nằm và thay đổi vị trí tiếp xúc với giường/nệm, nếu có thể ngồi dậy, cho bệnh nhân thường xuyên ngồi dậy hay ngồi xe lăn để thay đổi tư thế.
- Sử dụng nệm mềm hay nệm nước để giảm áp lực tỳ đè.
- Vận động nhẹ nhàng phù hợp với khả năng của mình. Nếu không di chuyển được có thể vận động tay chân bằng các động tác đơn giản.
2.2. Không bôi rắc thuốc đỏ hay dùng cao dán
Hiện nay, nhiều người có thói quen dùng thuốc kháng sinh màu đỏ để rắc lên vết thương. Việc này có thể khiến nhiễm trùng vết loét nặng lên nếu thuốc bột đó không có khả năng sát trùng hiệu quả. Ngoài ra, khi tự rắc một lượng thuốc bột lên vết loét sẽ không kiểm soát được liều lượng của thuốc, có thể dẫn tới quá liều và gây các tác dụng phụ thuốc.
Dùng cao dán cũng có thể gây ra các hậu quả tương tự. Các sản phẩm này đều không được kiểm nghiệm về khả năng sát khuẩn và sự vô trùng. Tóm lại, dùng các sản phẩm không rõ nguồn gốc hay không có các thử nghiệm chứng minh an toàn, hiệu quả của thuốc đều có thể làm cho tình trạng loét nặng lên và nhiễm trùng vết loét.
2.3. Nâng cao thể trạng cho người cao tuổi
- Khuyến khích vận động đơn giản trong khả năng của bệnh nhân.
Nếu người già bị liệt, khuyến khích họ thay đổi tư thế và vị trí nằm. Nếu có thể tập những động tác đơn giản, nên khuyến khích và giúp đỡ họ tập đều đặn.
- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ
Cung cấp một chế độ dinh dưỡng cho người già bị loét với đầy đủ tinh bột, đạm và chất xơ để nâng cao thể trạng của người bệnh. Khi có thể trạng tốt, hệ miễn dịch cũng khỏe mạnh hơn để chống lại các biến chứng nhiễm trùng gây ra do loét.
Chế độ dinh dưỡng cho người già đầy đủ là điều cần thiết
3. Quy trình chuẩn 5 bước chăm sóc vết loét cho người già
3.1. Bước 1: Làm sạch vết loét sơ bộ
Vết loét cần được làm sạch trước hết bằng nước muối sinh lý mỗi ngày. Không chỉ làm sạch bị trí vết loét, cần chú ý đến vệ sinh thân thể cho người già bị loét.
- Cần hỗ trợ người già tắm rửa sạch sẽ. Mức độ hỗ trợ tùy thuộc và khả năng của người bệnh.
- Khuyến khích người bệnh chăm sóc răng miệng, đánh răng và súc miệng hằng ngày. Nếu người bệnh không thể làm, hãy giúp đỡ họ.
- Thay quần áo thường xuyên và ga giường định kỳ cho người bệnh. Vì quần áo và ga giường có thể khiến bệnh nhân nhiễm khuẩn.
- Cắt móng tay, móng chân cho bệnh nhân để tránh họ cào cấu gây ra các vết xước trên cơ thể và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Khuyến khích bệnh nhân cắt tóc và giữ vệ sinh đầu tóc sạch sẽ
3.2. Bước 2: Sát khuẩn vết loét
Để tránh được nguy cơ nhiễm trùng vết loét dẫn tới hoại tử, cần sát trùng vết loét thường xuyên bằng dung dịch sát trùng phù hợp như đã nêu ở phần trên.
3.3. Bước 3:Thường xuyên kiểm tra những vùng dễ bị loét
Những vùng dễ loét của bệnh nhân như hông, mắt cá chân, xương cụt, đầu gối, chân, mông cần được kiểm tra thường xuyên và vệ sinh bằng các dung dịch sát khuẩn nếu có dấu hiệu loét. Dấu hiệu loét ban đầu của bệnh nhân thường là Ban đỏ trên da. Da cứng và đỏ hơn các vùng da xung quanh. Người bệnh sẽ cảm thấy hơi đau. Sau, có thể xuất hiện loét hay chảy dịch.
3.4. Giữ cho da luôn khô thoáng và sạch sẽ
Chú ý đến môi trường sống của bệnh nhân, bệnh nhân nên được ở nơi khô ráo, thoáng đãng và mát mẻ. Sử dụng quần áo thấm mồ hôi và thường xuyên dọn dẹp phòng ở giúp bệnh nhân.
3.5 Sử dụng thuốc thảo dược giúp nhanh lành vết loét
Một trong những loại thuốc thảo dược an toàn, lành tính được các bác sĩ khuyên sử dụng trong thực tế lâm sàng, giúp mau lành vết loét cho người già là thuốc Long huyết P/H. Đây là thuốc đông dược có thành phần từ dược liệu huyết giác, được phát triển từ bài thuốc trị thương của các võ sư, đã có mặt trên thị trường khoảng 10 năm nay. Bạn có thể mua Long huyết P/H tại tất cả các nhà thuốc trên toàn quốc