Bị bầm tím và sưng do cắt mí phải làm sao?
Tác giả:
Thu Trang
|
Tham vấn Y Khoa
|
Ngày đăng
13/10/2019
|
Lần cập nhật cuối:
07/11/2024
|
Số lần xem:
10295
|
Cắt mí xong có xuất hiện vùng bầm tím hay sưng đau là điều dễ dàng gặp phải. Điều này khiến những người vừa cắt mí có cảm giác lo sợ và cũng khiến những ai có ý định cắt mí thêm phần đắn đo.
Do những động tác của bác sĩ có sử dụng các dụng cụ y tế để thực hiện quá trình nhấn mí, tạo dáng tại vùng da thịt nhạy cảm như xung quanh mắt nên hiện tượng sưng bầm sau đó xảy ra hoàn toàn dễ hiểu. Nhưng không cần phải quá lo lắng bởi vẫn có nhiều cách để giảm sưng đau và tan máu bầm ở đôi mắt sau khi cắt mí, nhanh chóng hoàn thiện sự cuốn hút từ ánh nhìn. Hãy cùng khám phá tại bài viết dưới đây nhé.
Biểu hiện thường gặp phải sau khi cắt mí
Không có ca phẫu thuật nào vừa hoàn thiện là đã phục hồi ngay lập tức. Vẫn sẽ có những vết thương nhỏ xung quanh mắt và chúng cần được chăm sóc phù hợp. Sau khi vừa thực hiện ca cắt mí, thường sẽ xuất hiện những dấu hiệu chứng tỏ vết thương đã chuyển sang giai đoạn sưng bầm, như:
- Nếp mí nhìn chưa được tự nhiên khi vừa mới phẫu thuật xong
- Trong vòng 2 ngày kể từ khi nhấn mí sẽ có cảm giác hơi cộm trong mắt, một chút tê nhẹ, có thể hơi nhói đau khu vực xung quanh mắt
- Xuất hiện phù nề và bắt đầu tụ máu gây bầm tím (do các mạch máu chưa phục hồi và máu dư tồn đọng lại dưới da) khiến khó đóng hay mở mắt
- Có thể có hiện tượng chảy nước mắt, rỉ dịch vàng ở khu vực vết thương
Việc sưng đau, tụ máu sau khi cắt mí xảy ra khá phổ biến
Nếu đã gặp phải một vài hay hầu hết các dấu hiệu kể trên, hãy nhanh chóng thuộc lòng những lưu ý nhằm giảm sưng do cắt mí ngay nhé.
Những lưu ý khi bị sưng do cắt mí?
Nhằm giúp đôi mắt mau chóng bình phục sau khi được cắt mí, cùng việc trả lời cho câu hỏi cắt mí mắt bị bầm tím và sưng phải làm sao, các khía cạnh cần để tâm tới bao gồm:
Cần sự chăm sóc cá nhân hàng ngày
Giữ cho đôi mắt luôn khô ráo: Việc giữ gìn cho vết thương luôn được sạch khuẩn, khô ráo là ưu tiên hàng đầu với bất kỳ ai vừa mới thực hiện nhấn mí. Đừng để nước dây vào vết khâu bởi nước sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng cho vùng nhấn mí. Hãy dùng nước muối sinh lý và khăn vải mềm để lau sạch vùng vết thương hàng ngày. Nếu lỡ dính nước, bụi bẩn hay mồ hôi xung quanh mắt, cũng lau rửa lại bằng cách như trên, cộng với việc bôi thuốc sát trùng. Khi thực hiện lau rửa cũng cần thật nhẹ nhàng, đừng để những lực mạnh trực tiếp vào vết khâu cũng như nhớ rửa tay với xà phòng thật sạch sẽ trước khi tiến hành các động tác chăm sóc cho đôi mắt.
Kê cao đầu hơn: Mỗi lúc nằm thẳng để nghỉ ngơi thư giãn, dùng một chiếc gối mềm để nâng đầu cao hơn một chút. Việc này sẽ làm máu ít dịch chuyển qua khu vực mắt, khiến máu bớt tụ lại tại vùng mới phẫu thuật. Đây cũng là cách nhằm giảm sưng do cắt mí.
Hạn chế vận động, điều tiết mắt: Đừng để đôi mắt phải làm việc quá nhiều khi chúng vừa được phẫu thuật để tạo hình dáng mới. Trong vòng 48 giờ đầu sau phẫu thuật, mắt cần được nghỉ ngơi hoàn toàn bởi chúng còn khá yếu. Sau thời gian đó cũng tạm ngưng thực hiện các hoạt động cần nhiều thể lực, cũng như tránh việc đi ra ngoài và tránh dùng các thiết bị điện tử nhằm buộc mắt phải điều tiết để nhìn rõ mọi thứ xung quanh.
Uống thuốc đều đặn: Việc dùng thuốc theo đơn của bác sĩ tưởng chừng đơn giản nhưng cũng là điều cần được nhắc nhở với nhiều người. Hãy luôn ghi nhớ về thời gian và liều lượng dùng thuốc, cũng như dùng cho đến khi bác sĩ cho phép đơn thuốc được kết thúc. Khi mắt đã có dấu hiệu dần tan bầm bớt sưng do cắt mí, đừng chủ quan trong việc dùng thuốc mà khiến các vết thương bị kéo dài thời gian phục hồi. Bên cạnh đó cũng đừng tự ý uống loại thuốc nào khác, bởi chúng có thể làm giảm tác dụng của thuốc bác sĩ chỉ định, cũng như tăng khả năng khó lành của vết thương.
Áp dụng các phương pháp trị sưng đơn giản
Chườm đá: Dùng nhiệt độ thấp để giảm sưng đau khá phổ biến sau mỗi chấn thương, kể cả trường hợp mới nhấn mí cũng có thể áp dụng. Khi được áp đá vào vùng sưng đau, các mạch máu sẽ được làm lạnh mà chảy chậm hơn, từ đó làm giảm khả năng bị tụ máu và chống viêm. Đá lạnh nên được bọc trong khăn mềm hay túi vải để ngăn nước xâm lấn trực tiếp vào vết thương, cũng như là để tránh mắt bị bỏng lạnh.
Chườm nóng: Luộc một quả trứng gà, nhân lúc còn nóng áp lên xung quanh mắt. Sức nóng từ trứng sẽ hút máu tụ xuyên qua lớp vỏ và đi thẳng vào trong lòng đỏ. Đây là phương pháp phổ biến mang lại hiệu quả cao được nhiều người áp dụng. Tương tự, việc lấy một chiếc khăn mềm nhúng vào nước nóng, vắt thật khô rồi đắp lên vết thương cũng là một cách để giúp giảm sưng do cắt mí. Tuy nhiên việc chườm nóng chỉ nên thực hiện sau khi đã thực hiện chườm lạnh lên vết thương, và vào thời điểm vết thương đã có sự tiến triển phục hồi. Khi vừa mới cắt mí đã dùng phương pháp chườm nóng sẽ gây tổn hại nặng nề chứ không hề giúp làm tan bầm giảm sưng như mong muốn.
Dùng trứng gà luộc để làm giảm sưng, tan bầm rất hiệu quả
Những loại thực phẩm nên và không nên sử dụng
Ngoài việc dùng thuốc hay ứng dụng các cách trị sưng do cắt mí, việc hỗ trợ từ bên trong cũng rất cần thiết khi vừa phẫu thuật mắt xong. Chú ý mỗi bữa ăn có đầy đủ dinh dưỡng thật tốt, bên cạnh đó hãy mau chóng ăn thêm thật nhiều rau sạch và hoa quả tươi. Các loại rau quả chứa đa dạng nguồn vitamin giúp ích cho cơ thể, đặc biệt là vitamin loại C, vitamin K hay vitamin E sẽ góp phần chống viêm, giảm đau và ngăn ngừa bấm tím. Cam, chanh, kiwi, đu đủ, táo, bắp cải, măng tây, bông cải xanh, cải xoăn, dưa chuột… là danh sách thực phẩm dễ kiếm và luôn được bác sĩ khuyên dùng.
Không chỉ cần bổ sung nhóm thực phẩm tốt cho sức khoẻ cũng như cho vết thương sau cắt mí, các món ăn nằm trong danh sách tuyệt đối không nên dùng cũng cần được ghi nhớ. Hãy tránh kết quả bị sẹo lồi bằng việc ăn rau muống, hay kiêng ăn các loại thực phẩm dễ gây ngứa, mưng mủ như thịt gà, đồ nếp, món tanh, hải sản. Kiêng cả các thực phẩm ảnh hưởng tới sắc tố da như trứng, thịt bò. Đồ cay nóng, chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá, cà phê cũng không nên dùng vì những thực phẩm này khiến quá trình hồi phục vết thương kéo dài và tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.